Phong Thuỷ

Bí ẩn về vong oán linh ma chết oan

Bí ẩn về vong oán linh ma chết oan

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường được nghe nói tới ma quỷ và ma quỷ được cho là một hiện tượng tâm linh cực kỳ bí ẩn. Mãi đến ngày nay, vẫn chưa có nhà khoa học nào dám khẳng định chắc chắn rằng có hay không sự tồn tại của chúng.

Nhắc đến ma quỷ, đa phần chúng ta đều cảm thấy kinh hãi và hoảng sợ. Bởi vì ma quỷ là những thế lực vô hình có thể quấy phá cuộc sống con người, mang lại nhiều tai họa nguy hiểm. Thế nhưng có một loại ma quỷ với cái tên oán linh, hay còn gọi mà là ma chết oan còn đáng sợ hơn những loại ma, hay vong thông thường. Và để tìm hiểu về oán linh hay ma chết oan là gì.

Xin mời các bạn hãy cùng kênh tử vi chúng ta cùng nhau đi tìm hieeur nhé

1.Ma quỷ là gì

Trong dân gian có tồn tại hai cõi dương và âm, đối lập với nhau. Chúng ta quan niệm rằng con người khi sống là dương còn khi chết đi sẽ là âm. Âm hồn bất tán vất vưởng trần gian lâu ngày sinh ra ma quỷ. Và từ đó biến thành ma quỷ quấy phá con người.

Ma, Quỷ là những người sau khi chết tái sinh vào Cõi Âm tức giữ “âm bản” của mình trên dương thế (Tây tạng gọi là “thân trung ấm”). Ví dụ ông A mặc dù đã chết vẫn tưởng mình là ông A khi còn sống, thay vì tái sinh vào các cõi khác như súc sinh, người, chư thiên chẳng hạn.

Nói ngắn gọn thì có thể hiểu nôm na theo dân gian: Con người bao gồm có phần hồn và xác thịt. Khi xác thịt mất khả năng trao đổi chất thì chúng ta tồn tại dưới dạng linh hồn. Vong linh có kí ức của con người lúc sinh tiền. Chỉ khi chuyển kiếp kí ức mới bị xóa.

Tuy nhiên, những vong linh khi chết đi vẫn mang trong mình nhiều oán hận, bị chết oan hoặc vì nhiều lý do mà sinh tâm thù hận thì sẽ dễ bị thành quỷ. Với trường hợp này, các thầy sẽ có cách để giáo hoá và giúp vong linh cởi bỏ nỗi oán thù để nhanh được đầu thâi chuyển kiếp.

Từ xưa đã cho rằng: “Trần sao âm vậy.” Trên trần có quan chức dưới âm cũng có. Nếu phần âm nhà các bạn có vong làm quan to thì không chỉ âm gia mà cả người trần nhà các bạn cũng có thể có nhờ rất lớn bởi người âm làm quan to đó. Nhiều nhà nhiều dòng họ rất thịnh vượng nhờ có một hay nhiều vong có chức tước lớn ở dưới âm.

Theo quan niệm chung, ma quỷ chốn địa phủ trở lại cõi trần cũng có loại tốt và loại xấu. Ở các quốc gia, dân tộc khác nhau, quan niệm về việc ma quỷ sợ gì nhất, cách khắc chế cũng khác nhau. Đồng thời, với sự sợ hãi và tôn thờ ma quỷ thì con người tổ chức ra rất nhiều các lễ hội.

Cõi Âm thường sống chung với cõi Dương nên đôi lúc họ có tác động ảnh hưởng đến những người thân hoặc thù trong cõi Dương thế. Thí dụ người chồng đã chết ghen với vợ còn sống nên gây cản trở cho tình duyên mới của vợ mình chẳng hạn. Tuy nhiên không phải ai họ cũng gây ảnh hưởng được nếu không có quan hệ thân thù gì với nhau.

Tuy nhiên, trần có cuộc sống người trần, âm có cuộc sống người âm. Trần có luật pháp và âm cũng vậy. Vong có quyền hành người trần khi người trần mắc tội(nợ) với vong linh đó, hoặc được phép theo người trần theo đúng luật (theo người sát căn, sát âm).

Theo các cụ xưa truyền lại thì luật âm quy định nếu vong tùy ý ảnh hưởng tới người trần sẽ bị bắt giam vào ngục. Nếu vong tùy ý hại người trần các bạn có quyền kiện bằng cách tới đền, chùa… nơi tâm linh để kêu cầu. Đây cũng là lý do các sư thầy hay khuyên chúng ta năng đi tới những nơi tâm linh vào ngày tuần tiết.

2.Nguồn gốc oán linh, ma chết oan

Ma chết oan có 2 loại đó là oán linh của người và oán linh động vật

1.Oán linh người chết?

Những cái chết bất thình lình, bất đắc kỳ tử, đột tử do các tai nạn thật oan uổng nhưng luôn rình rập, đe dọa con người. Trong các trường hợp này, sự chết ập đến rất nhanh và đa phần các nạn nhân đều hoảng loạn trước khi chết

Chúng ta hay nói về một người chết oan khi họ có cái chết đau đớn, ai oán, hay như thảm khốc, thậm chí là khi chết trong lòng còn nặng chữ tình, hay như còn quá thù oán một cái gì đó thì khi chết con người ta sẽ không đi đâu hết mà quanh quẩn ngay tại cái trần thế này, hay nói đúng ra là tại cái nơi mà người ta chết.

Thực ra họ không chấp nhận cái chết đến đột ngột nên cũng không tuân theo tự nhiên để siêu thoát để đầu thai sang kiếp khác, thêm vào đó, vong hồn mà mù quáng, lầm đường lạc bước do oán hận khổ đau thì họ sẽ trở thành vong quỷ.  Vậy ma chết oan là gì? Đó thực ra là vong quỷ.

Vong quỷ ở đây có thể coi là ngang hàng với yêu tinh và quỷ dữ, họ rất tàn ác và sẵn sàng hãm hại người sống. Họ hãm hại người sống để mong cái vong hồn mới đó có thể thế chỗ và gánh lấy cái oán hận khổ đau của họ, điều thứ hai chỉ đơn giản là họ quá lầm đường lỡ bước, nên cái việc hãm hại người sống chỉ là cái sự trả thù đời của họ mà thôi.

Đó là những nơi thường xuyên có người chết thì vẫn thường xuyên xảy ra tai nạn chết người hết người này tới người khác và trở thành điểm nóng. Nhiều nơi họ còn lập miếu nhỏ để thờ cúng, cũng như là cách báo hiệu cho người qua đường nên lưu ý những điểm này.

Oán linh theo quan niệm của Phật giáo

Theo quan niệm Phật giáo, những cái chết không tự nhiên, như tai nạn giao thông được xem là chết oan vì đó là khi người chết không phải do bệnh tật mà bị chết trong khi mọi thứ còn đang dở dang, chưa được hoàn thành. Lúc này, họ sẽ không dễ dàng đối diện và chấp nhận rằng sinh mạng của mình đã kết thúc, từ đó bình tĩnh theo nghiệp lực để đầu thai trong một kiếp sống mới.

Với tâm lý bám víu, bấn loạn, không chấp nhận mình đã chết như thế, thần thức của người trong trường hợp chết oan như vậy thường sẽ ôm ấp các tâm lý tiêu cực như sân hận, báo thù… và bằng mọi cách có thể cố làm theo động cơ đó.

bí ẩn về vong oán linh ma chết oan

Thực ra theo quan niệm Phật pháp thì không có gì gọi là “chết oan”, mọi thứ đều xảy ra theo quy luật nhân quả. Việc một người gặp nạn hay chết như thế nào ở kiếp này là kết quả từ những kiếp trước của họ kết thành.

Chỉ là những vong linh này không hiểu, họ cho rằng cái chết của mình oan uổng, phải có ai đó thế chỗ thì linh hồn của mình mới được thoát khỏi vị trí hiện tại, rồi họ kéo nhiều người chết theo, tạo thêm nghiệp, lòng sân hận lại càng lớn.

Chỉ riêng việc ôm ấp các tâm lý tiêu cực như sân hận, báo thù… không thôi đã khổ đau rồi, huống nữa lại chồng chất thêm những nỗi khổ khác của các giai đoạn tiếp diễn sau cái chết oan uổng, phải gián đoạn mọi thứ, trong lúc ý chí sống thì mạnh mẽ. Bởi không phải ai cũng có thể hiểu biết và sẵn sàng chấp nhận rằng cái chết (tự nhiên) không phải là hết, mà chỉ là một phần của tiến trình sống.

Do đó, chỉ nói đến năng lượng tiêu cực từ số lượng người đã chết vì tai nạn giao thông qua những con số trên không thôi cũng đã lớn, và chắc chắn sẽ có những tác động tiêu cực vào cộng đồng, đời sống xã hội của chúng ta cũng là không nhỏ.

Đó là chưa nói đến những hậu quả nặng nề khác với số lượng hàng chục ngàn người bị thương tật, tổn hại sức khỏe, tinh thần và cả vật chất là vô cùng lớn.Những cái chết bất thình lình đối với người ít tu tập thì chính điều này đã tạo ra cận tử nghiệp bất thiện, ảnh hưởng không tốt đến xu hướng tái sinh.

Tuy nhiên, theo tuệ giác của Thế Tôn, những ai đã tu tập lâu ngày trọn vẹn về tín, giới, sở văn, thí xả và trí tuệ thì dẫu bị hoang mang, không giữ vững chánh niệm trước lúc chết do tai nạn quá bất ngờ nhưng với nền tảng tu tập vững chắc, trọn vẹn đối với các thiện pháp, nhờ thiện nghiệp sâu dày sẽ giúp họ đi đến chỗ thù thắng, tái sinh vào cõi lành, không hề bị đọa lạc.

2.Oán Linh Động Vật

Oán linh động vật là chơn hồn các loài động vật mang đầy nỗi sợ hãi, thống khổ, từ đó sinh ra oán hận trước khi chết. Khi kết thúc thân mạng, các oán linh này tìm cách báo oán, trả thù những ai đã gây nên cái chết của mình.

a.Hình dạng và tính chất đặc trưng oán linh động vật

Các oán linh này thường thị hiện thân ảnh giống y hệt với thân xác lúc vừa chết. Thân ảnh của oán linh ấy thường bám theo ở gần với nơi thân xác của mình. Nếu thân xác đó bị cắt nhỏ để ăn, thì oán linh sẽ theo tất cả những ai có dùng đến phần thân xác ấy.

Một số oán linh khi vong thân mạng, thân xác chết bị tan nát xương thịt lúc vừa tắt thở, thần thức hoảng loạn, chẳng còn nhớ nổi mình đã từng mang hình dáng như thế nào. Lúc bấy giờ, oán linh ấy thị hiện là một đám khói đen kịt dày đặc u ám, chẳng có hình tướng chi cả.

Các đám khói đen oán linh này thường lang thang vô định, phát xạ những thống khổ, phẫn nộ ra xung quanh, tác động đến những người ở gần chỗ oán linh ấy, nhất là những ai có liên quan gây ra cái chết thương tâm của oán linh.

Mỗi phần thân xác của động vật bị sát hại đều tích tụ oán khí từ oán linh ấy phát ra. Các oán khí này, hễ ai ăn phần xác thịt kia vào, thì tự nhiên hấp thu oán khí đó vào mình, sẽ chịu tác động tiêu cực cả về mặt tinh thần lẫn thể xác.

Tinh thần thì nặng nề, dễ u uất, mệt mỏi, dễ cáu gắt, buồn phiền, thù hận dai. Tham muốn dục vọng tăng cao, khao khát được thỏa mãn những ham muốn mang tính bản năng của thân xác.

Thể xác tích tụ oán khí thì làn da sẽ bị tối sạm đi, sức đề kháng cơ thể yếu, dễ mắc bệnh tật. Những mầm mống bệnh tật đã tiềm ẩn trong cơ thể từ trước sẽ có thêm cơ hội để phát tác, hành bệnh.

Khi chết vì bị thiêu đốt, loài vật ấy sẽ thị hiện thân ảnh toàn thân bốc cháy ngùn ngụt, hỏa khí bộc phát xung quanh nóng rực.

Oán linh này ở gần ai, sẽ tương tác khiến người đó nóng nảy trong người, dễ cáu gắt, gây sự, ẩu đả với người xung quanh.

Ngoài ra còn khiến cho người ta bị mắc các chứng bệnh về nhiệt như nóng gan, thận khô, khô phổi ngột ngạt khó thở, suy tim, cao huyết áp, đau đầu, dễ phát sinh tai biến nguy hiểm tính mạng.

Khi bị trúng độc, ô nhiễm, ngột ngạt mà chết thì toàn thân sẽ phát ra ám khí có mùi uế trược nặng nề, hôi tanh. Người nào ngửi thấy, dùng qua phần thân xác ấy sẽ dễ bị trúng độc.

Oán linh này ở gần ai, người đó sẽ cảm thấy u uất, khí huyết trì trệ, hay quên, người hay nổi những cơn lạnh cột sống lúc gặp gió lạnh, dễ mắc các chứng phong thấp, xương khớp đau nhức, thân tâm uể oải thường chỉ muốn nằm, ngủ dập dìu chẳng ngon giấc, tham muốn dục vọng thì ngày càng tăng, thần sắc nhợt nhạt tím tái, cơ thể yếu ớt.

Khi bị phân rã thân xác lúc chết, oán linh ấy chẳng nhớ nổi hình dạng của mình là gì, loài nào. Lúc đó, hơn hồn oán linh ấy thị hiện thành một đám khói đen,

Khi chết vì bị ăn sống nuốt tươi, oán linh ấy dễ dàng tương tác để có thể ám nhập trực tiếp, hoặc đeo bám vào thân tâm của người đã ăn mình. Người nào đã ăn thân mạng chúng sinh như vậy, sẽ dễ dàng có những biểu hiện mang tính chất đặc trưng của các loài mình đã ăn.

Khi giết kiến và các loài côn trùng nhỏ khác, người gây nên sát nghiệp ấy sẽ bị các oán linh đó theo bám, bu lên thân mình. Từ đó trong thân, tâm luôn có cảm giác ngứa ngáy, nhột như kiến bò, ong chích.

Người giết hại động vật bằng cách đập đầu chúng, oán linh ấy sẽ theo bám khiến người đó cảm thấy đau đầu như búa bổ, nhức đầu thường xuyên chẳng thuốc thang nào cứu chữa được, có khi đau đến điên loạn mà xuất huyết mạch máu não mà chết, hoặc điên điên khùng khùng chẳng biết mình là ai, đang làm gì.

Người thích ăn ốc, các loại cá tôm mực trứng, các loài nhuyễn thể nhỏ bé sẽ dễ bị nổi u nhọt chân tay, các chứng bệnh da liễu, viêm, ung… Tinh thần đầu óc có xu hướng dễ xung đột với người trong gia đình, thích sống xa nhà, khó đoàn tụ.

Người ăn thịt chó, mèo, trâu, rắn, ngựa, rùa sẽ dễ bị các oán linh ấy theo bám khiến đời sống trở nên u tối, dễ gặp các chuyện không vừa ý, dễ xung đột và mắc các chứng rối loạn thần kinh, trầm cảm, thọ mạng giảm nhiều.

Người hay ăn thịt dê, pín dê, cá ngựa, hột vịt lộn, hoặc uống máu tươi các loài động vật thì dục vọng ham muốn thể xác nổi lên thường xuyên rất nhiều. Oán linh theo bám, oán khí tích tụ trong thân tâm nhiều, dễ khiến người ta mất tự chủ bản thân, ham muốn dục tình đến mất tự chủ bản thân, dễ bị hoang dâm quá độ, trái lẽ luân thường đạo lý.

Người thường sát hại các loài chim, bẫy, bắt, ăn thịt chúng thì dễ bị đau nhức xương khớp, có khi nặng đến bại liệt nằm một chỗ chẳng nhúc nhích được, mất tự do. Đầu óc cũng hay quên, suy nghĩ lang mang chẳng tập trung được, nặng thì lú lẫn quên hết thân tộc ruột thịt của mình, đau khổ bit hương vô cùng.

Người hay ăn nội tạng, phá lấu, tưởng chừng sẽ được bồi bổ khí huyết lục phủ ngũ tạng, nhưng thực ra các oán linh sẽ đeo bám để đòi các phần đã bị ăn ấy. Vì thế dễ bị các chứng viêm, đau nhức nội tạng, ung thư gan, ruột, phổi…

Người thường ăn mạng chúng sinh, bất kể là vật loại gì, cũng đều có chung tính chất thần sắc u ám do các oán linh này đeo bám, tích tụ oán khí nơi mình. Thọ mạng sẽ giảm dần, dễ mắc các bệnh về xương khớp và tim mạch.

b.Các triệu chứng, biểu hiện oán linh ám nhập

– Người bị oán linh động vật ám nhập sẽ có các biểu hiện như đau nhức mình mẩy, nhất là phần bả vai đến giữa lưng.

– Thần sắc ấn đường u tối, tính tình thay đổi thất thường, có những biểu hiện lạ lùng so với người đó lúc bình thường nhiều.

– Có khi tự nhiên nói chuyện bằng một giọng nói, ngôn ngữ lạ chẳng phải các thứ tiếng của loài người, lại giống như tiếng kêu gào, rít của các loài động vật, côn trùng, chim, rắn.

– Hay thèm ăn đồ sống, khó làm chủ bản thân. Ánh mắt thất thần như người ở đâu mói tới thế giới này vậy, thấy cái gì cũng lạ, cũng ham muốn có được, nếm thử.

– Mặt mũi tái nhợt, mắt lờ đờ, ăn uống không được, thèm, muốn ăn nhưng ăn vào sẽ bị ói ra hoặc tiêu chảy trong một thời gian chừng một vài tuần thì khô kiệt sinh khí mà vong mạng.

Người bị như vậy, khi đi khám bác sĩ Đông Tây Y đều không ra được bệnh lý, mặc dù biểu hiện rõ ràng nhưng khám y học thì mọi thứ đều bình thường cả.

3.Cách hóa giải hay giúp đỡ cho oán linh ma chết oan?

a.Hóa giải oán linh người chết

Khi hiểu Ma chết oan là gì nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: Vậy liệu có cách nào hóa giải hay như giúp đỡ họ được không? Cách thường làm của người sống đó là cầu kinh siêu độ cho họ. Đó là lý do, nhiều nghi lễ cầu siêu được tổ chức dành cho đối tượng này. Việc làm đó có ý nghĩa về mặt tâm linh

Nhưng thiết thực và lâu dài hơn, chúng ta cần có những biện pháp giáo dục hành vi lối sống, làm cho mọi người điều chỉnh nhận thức, chúng ta không nên “phòng chống” tai nạn giao thông chỉ bằng cách tăng cường các biện pháp bảo hộ bên ngoài, mà căn bản và song song với các biện pháp đó là phải thay đổi cách nghĩ, giáo dục luật, lối sống trong ý thức duyên sinh.

Bên cạnh đó, Phật Giáo quan niệm cái chết chỉ là một sự chuyển tiếp, một hiện tượng hay biến cố trên dòng tiếp nối liên tục của sự sống. Theo đó, sự sống và cái chết tất cả chỉ là một sự tiếp nối và chuyển động bất tận.

Vòng xoay vần liên quan đến sự sống và cái chết của con người cũng sẽ chỉ xảy ra cho con người, thế nhưng không phải vì thế mà cái chết của con người là một biến cố ngoại lệ, khác hơn với cái chết của các sinh vật khác. Cái chết của con người hay của mọi sinh vật cũng đều nằm trong sự vận hành chung của vũ trụ.

Thế nhưng nhiều người lại cứ xem sự tan biến ấy như là một biến cố đột ngột và mang tính cách tiêu cực, vì thế mà cái chết cũng thường được diễn đạt như là một sự chia lìa, một sự sụp đổ của một thể dạng thăng bằng, một sự đứt đoạn nào đó

Cũng có người hình dung cái chết như là một sự bất công và phi lý, hoặc đấy là do ý chí của Trời mà con người không hiểu nổi, hoặc có khi cũng cho đấy là một thảm trạng, một định mệnh, một sự bất lực của con người, một sự tàn ác của thiên nhiên,…

Các cách diễn đạt này không tránh khỏi mang lại mọi thứ khổ đau. Phật Giáo không hề hình dung cái chết dưới những khía cạnh ấy.

Nếu phát huy được sự chú tâm và cảnh giác để sống gần hơn với thực tại và hòa mình với hiện thực thì có thể chúng ta sẽ cảm nhận được hiện tượng “đứt đoạn” ấy cũng chẳng khác gì như rất nhiều những hiện tượng “đứt đoạn” khác thường xuyên xảy ra chung quanh ta.

Những biến đổi trên thân xác và những biến động thường xuyên trong tâm thức cũng là những sự “đứt đoạn” thế nhưng ở vào một cấp bậc thấp hơn và tinh tế hơn

Một khi đã trông thấy những sự “đứt đoạn” đó xảy ra liên tục khắp nơi thì chúng cũng sẽ phát huy được một tầm nhìn đúng đắn và chính xác hơn về bản chất của thế giới chung quanh. Phật Giáo gọi bản chất “đứt đoạn” và “không trường tồn” đó là “vô thường”.

Nhưng chúng ta còn ngã chấp, còn luyến tiếc, không chấp nhận nó, thì con người càng đớn đau và đau khổ.
Thế nhưng nếu chúng ta hình dung cái chết như là một sự biến mất, một sự chấm dứt, không còn lưu lại gì cả thì nhất định đó là một sự sai lầm.

Chúng ta phải hiểu để xem cái chết như là một sự mở rộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cần thiết làm phát sinh ra một sự sinh mới, và sự sinh mới này không phải là một sự lập lại nhưng cũng không phải hoàn toàn khác hẳn với sự sinh cũ trước đó.

b.Hóa giải oán linh động vật

– Vì oán linh mang đầy nỗi thống khổ, oán hận tột cùng, lại cùng nhau theo bám một người rất nhiều để chờ cơ hội quật chết người đã sát hại, ăn thịt mình.

– Mục đích của ám linh rất đơn giản, đó là báo thù cho hả dạ, mạng phải đền mạng.

– Khi tiếp xúc oán linh động vật đã ám nhập rõ ràng cụ thể thì phải có lòng từ bi, hòa ái, kiên nhẫn xoa dịu nỗi đau của họ. Có thể nói chuyện được với họ để hỏi rõ căn duyên nghiệp quả của đôi bên.

Từ đó dùng tâm từ bi khuyên giải họ tha thứ, tạm thời bỏ qua việc báo thù để hả dạ mà tịnh tâm, tinh tấn để được an lạc hơn.

Để làm được việc này, người đang bị ám nhập, cùng thân nhân người đó phải tự nhận thức được những lỗi lầm của mình đã gieo nên sát nghiệp nặng nề ra sao.

– Phát lòng sám hối, thực hành việc ăn chay, giới sát nghiêm túc, cụ thể. Tối thiểu mỗi tháng giữa được 10 ngày chay để giảm bớt sát nghiệp, tránh gây nên thêm sát nghiệp.

– Tụng kinh hồi hướng, cầu nguyện cho các oán linh động vật ấy được nhẹ nhàng, buông xả chấp niệm đau khổ để đầu thai chuyển sinh sang cõi khác tốt lành hơn.

– Quan trọng nhất vẫn là con người đang gây sát nghiệp từ việc ăn mạng chúng sinh chẳng biết điểm dừng. Vốn dĩ chúng ta hoàn toàn dùng rau củ quả để nuôi sống thân mình được, không cần dùng đến sinh mạng của động vật. Nhưng nhiều người do thói quen ăn uống, nên cảm thấy việc từ bỏ những món mình thích là rất khó.

– Cuộc sống sẽ thực sự tươi đẹp hơn, nếu mỗi người chúng ta đều chỉ sống vì yêu thương và thực hành tình yêu ấy đối với muôn người, muôn vật loại và thiên nhiên môi trường quanh mình. Khi ấy, chắc hẳn sẽ không còn những oán linh động vật đầy thống khổ, chen chúc nhau bám víu vào thân tâm của loài người để báo oán, chờ ngày đòi mạng như hiện nay.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News