Phong Thuỷ

Can chi thông luận – Thuyết âm dương ngũ hành

Can chi thông luận – Thuyết âm dương ngũ hành

Để tìm hiểu đặc điểm tính chất của từng thiên can địa chi, cùng với thuyết âm dương ngũ hành sẽ có những đặc điểm gì xin mời các bạn hãy cùng Kênh Tử Vi đón xem trong bài viết này để biết rõ chi tiết nhé.

I.THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

  1. Âm dương là 2 mặt đối lập mâu thuẫn thống nhất chuyễn hóa lẫn nhau dựa vào nhau mà tồn tại triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của âm trong âm có mầm mống của dương. Âm dương có cả trong thế giới hữu hình và vô hình.
  2. Ngũ hành Có 5 hành; Hỏa (lửa); Thổ (đất); Kim (kim loại); Thủy (nước); Mộc (cây cỏ)

 a.Ngũ hành sinh:

– Thủy sinh mộc-     Màu xanh

– Mộc sinh hỏa  –     Màu đỏ

– Hỏa sinh thổ   –     Màu vàng

– Thổ sinh kim  –     Màu trắng

– Kim sinh thủy –     Màu đen

b.Ngũ hành khắc:

– Mộc khắc thổ  –     Tụ thắng tán

– Thổ khắc thủy –     Thực thắng hư

– Thủy khắc hoả –    Chúng thắng quả. Nhiều thắng ít

– Hỏa khắc kim  –    Tinh thắng kiên

– Kim khắc mộc –    Cương thắng nhu.

 c.Ngũ hành Tương sinh, tương khắc

–         Trong thế giới vật chất có muôn màu, vạn vật; con người cũng có nhiều loại người. Nhưng dù đa dạng hay phức tạp thế nào đi nữa đều được quy thành các ngũ hành, “- ,+” cụ thể. Và trên thực tế được chia thành 5 ngũ hành tất cả: thổ, kim, thủy, mộc, hỏa.

Trong 5 ngũ hành này lại có mối quan hệ tương sinh, có mỗ quan hệ phản sinh, có mỗi quan hệ tương khắc, và phản khắc. Tất cả chúng đều có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, không thể tách rời, cũng không thể phủ nhận một yếu tố nào cả, chúng tồn tại dựa trên sự tương tác lẫn nhau, trong đó có cái chung cái riêng.

–         Mối quan hệ ngũ hành tương sinh: Mọi vật thể muốn phát triển cần được sự hổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác. Do đó, quan hệ tương sinh là biểu hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của sự vật.

d.Nguyên lý ngũ hành tương sinh là:

KIM sinh THỦY   THỦY sinh MỘC   MỘC sinh HỎA   HỎA sinh THỔ   THỔ sinh KIM.
Kim sinh Thủy không phải là vì Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước, vì Kim lúc đó tuy ở dạng thể mền lỏng, nhưng đỏ chói, nóng bỏng nên sao có thể gọi là “Thủy” được. Thật ra, nguyên lý Kim sinh Thủy của cổ nhân là vì lấy quẻ CÀN là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra mưa để tưới nhuần vạn vật, nên Thủy được phát sinh từ Trời.

Mà quẻ CÀN có hành Kim nên mới nói Kim sinh Thủy là vậy. Mặt khác, trong Hậu thiên Bát quái của Văn Vương, Thủy là nguồn gốc phát sinh của vạn vật.

Nếu không có Thủy thì vạn vật không thể phát sinh trên trái đất. Cho nên khi lấy CÀN (KIM) sinh KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa nhìn nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời, là hồng ân của Thượng Đế.

Do đó, trong các nguyên lý tương sinh của Ngũ hành, Kim sinh Thủy là 1 nguyên lý tâm linh, triết lý và vô hình, và cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, vì nó là sự tương tác giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật.

Còn những nguyên lý tương sinh còn lại chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau trên trái đất để duy trì sự sống mà thôi, nên cũng dễ hiểu và dễ hình dung hơn.

Mối quan hệ ngũ hành tương khắc: Mọi vật thể khi bị sát phạt, khắc chế sẽ đi đến chỗ tàn tạ, thoái hóa. Do đó, quan hệ tương khắc là để biểu hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật.

can chi thông luận – thuyết âm dương ngũ hành

e.Nguyên lý của Ngũ hành tương khắc là:

KIM khắc MỘC.   MỘC khắc THỔ.   THỔ khắc THỦY.   THỦY khắc HỎA. 
 HỎA khắc KIM.

Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự hủy diệt. Như vậy, trong nguyên lý tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, người xưa đã bao hàm cả triết lý sự sống là bắt nguồn từ Trời, nhưng trường tồn hay hủy diệt là do vạn vật trên trái đất quyết định mà thôi. Ngoài ra, nó cũng bao hàm hết cả quá trình Sinh-Vượng- Tử- Tuyệt của vạn vật rồi vậy.

Ngũ hành phản sinh: Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.

f.Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là: 
 Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.

Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.   Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.   Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt. 
 Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Ngũ hành phản khắc: Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.  Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:   Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.   Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.   Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.   Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn. 
 Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.

II.CAN CHI VỚI NGŨ HÀNH TỨ PHƯƠNG

1.Can với ngũ hành tứ phương:

Kết hợp từng cặp. Thể hiện Thiên khí

– Giáp          Dương mộc              Phương Đông

– Ất              Âm mộc                            –

– Bính          Dương hỏa               Phương  Nam

– Đinh          Âm hỏa                            –

– Mậu           Dương thổ              Trung ương

– Kỷ              Âm thổ                            –

– Canh         Dương kim              Phương Tây

– Tân           Âm kim                             –

– Nhâm        Dương thủy             Phương Bắc

– Quý           Âm thủy                           –

2.Chi với ngũ hành tứ phương.

– Hợi            Âm thủy                  Phương Bắc

– Tý              Dương thủy                     –

– Dần            Dương mộc            Phương Đông

– Mão           Âm mộc                           –

– Tỵ              Âm hỏa                  Phương Nam

– Ngọ            Dương hỏa                      –

– Thân           Dương kim           Phương Tây

– Dậu            Âm kim                            –

– Sửu            Âm thổ                  Bốn phương

– Thìn           Dương thổ                        –

– Mùi            Âm thổ                             –

– Tuất           Dương thổ                        –

3.THẬP CAN CHIẾT TỰ

Giáp (甲) biến vi điền(田) Ất (乙) biến vi vong (亡) Bính(丙) biến vi tù (囚) Đinh (丁) biến vi vu (于) Mậu (戊) biến vi quả (寡) Kỷ (己) biến vi ân (殷) Canh (庚) biến vi cô (孤) Tân (辛) biến vi toan (酸) Nhâm (壬) biến vi vương (王)
Quý (癸) biến vi thiên(天)

A.CHỮ GIÁP
(Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần)

Nhân sanh Giáp tự biến thành Điền, Phú quí vinh hoa thực lộc thiên. Phụ mẫu huynh đệ tha biệt sở,
Phu thê nhị đại hậu song toàn.

Chữ Giáp số có đất điền, Bằng không cũng hưởng lộc tài tự nhiên. Anh em nào có cậy trông, Tha phương lập nghiệp mà nên cửa nhà. Vợ chồng thay đổi nhiều lần, Trai thay đổi vợ, gái thay đổi chồng. Cho hay duyên số tại trời, Khá làm âm đức, phước dành hậu lai. Số này tuổi nhỏ tay không,
Lớn lên có của,vợ chồng làm nên.

B.CHỮ ẤT
(Ất Hợi, Ất Dậu, Ất Mùi, Ất Tỵ, Ất Mẹo, Ất Sửu)

Nhân sanh Ất tự biến thành Vong, Gia thất tiền tài tất thị không. Lục súc tị phiền du vong bại,
Phu thê biến cải định nan phùng.

Người sanh chữ Ất gian nan, Lắm khi dào dạt, lắm lần tay không. Nuôi vật, vật cũng tang thương, Ở cùng bầu bạn chẳng phần đặng yên. Vợ chồng thay đổi lương duyên, Trai thay đổi vợ, gái thay đổi chồng. Số này sớm cách quê hương, Ra ngoài lập nghiệp mới nên cửa nhà. Cho nên số ở Thiên tào,
Người hiền lận đận, tuổi già nhờ con.

C.CHỮ BÍNH
(Bính Dần, Bính Tý, Bính Tuất, Bính Thân, Bính Ngọ, Bính Thìn)

Nhân sanh Bính tự biến thành Tù, Lo thiểu vô an hạn bất chu. Sở hữu ngoại nhân y hữu định,
Thân cư quan quỉ bá niên trường.

Chữ Bính số cũng quạnh hiu, Người sanh chữ ấy trọn đời âu lo. Tuổi nhỏ bịnh hoạn ốm đau, Lớn tuổi cô quạnh một mình thảm thương. Số này lập nghiệp tha phương, Có chí tu niệm kính tin Phật Trời. Nếu mà giữ dạ hiền lương, Tuổi già sẽ được lộc tài tự nhiên. Những người có chí thiện nhân,
Có khi lao khổ, có ngày thảnh thơi.

D.CHỮ ĐINH
(Đinh Mẹo, Đinh Sửu, Đinh Hợi, Đinh Dậu, Đinh Mùi, Đinh Tỵ)

Nhân sanh Đinh tự biến thành Du, Gia thất tiền tài thường đảo lộn. Thiếu niên lao khổ uổng công phu,
Trung vận trùng lai phú đắc vinh.

Chữ Đinh biến thành chữ Du, Số nhỏ tật bịnh ốm đau thường thường. Lắm lần tai nạn thảm thương. Nhờ có hồng phước Phật Trời chở che. Lớn lên thông tuệ khác thường, Có quyền có chức, có tài tự nhiên. Có chí sáng tác mọi ngành, Có tài có đức cầm quyền điểm binh. Xét xem qua số nợ duyên, Trai đôi ba vợ, gái thì truân chuyên. Nết na, đức hạnh dung hòa, Nhưng mà cũng chịu vui chiều buồn mai. Cho hay căn số tự Trời, Duyên đầu lỡ dở, hiệp hòa duyên sau. Có căn tích thiện tu nhân,
Tuổi già chung hưởng lộc tài ấm no.

E.CHỮ MẬU
(Mậu Thìn, Mậu Tý, Mậu Tuất, Mậu Thân, Mậu Ngọ, Mậu Dần)

Nhân sanh Mậu tự biến thành Quả, Phiêu phất tha phương định thất gia. Cô độc một thân không chỗ định,
Hành thân phảm mại lạc ngâm nga.

Chữ Mậu cô quạnh tha phương, Lìa nhà, lìa xứ, lắm lần gian nan. Anh em ruột thịt chẳng hòa, Tha phương bậu bạn chỉ nhờ người dưng. Gái thì lận đận lương duyên, Khi thì vui vẻ, khi tan nát lòng. Đôi lần mới dặng thành song, Tuổi trẻ lao khổ, tuổi già nhờ con. Tánh hay tích thiện từ hòa, Tin Trời tưởng Phật, lòng hằng ái tha. Những ai có chí tu nhơn,
Tuy rằng hoạn nạn, phước còn hậu lai.

F.CHỮ KỶ
(Kỷ Ty, Kỷ Mẹo. Kỷ Sửu, Kỷ Hợi, Kỷ Dậu, Kỷ Mùi)

Nhân sanh Kỷ tự biến thành Ân, Gia thất tiền tài mạng giàu sang. Gia sự đa tài, sanh con thảo,
Hữu thời tấn thối tợ phi vân.

Chữ Kỷ biến thành chữ Ân, Tánh tành mau mắn, làm ơn cho người. Tấm lòng trung trực vẹn bề, Làm ơn nên oán nhiều lần lo toan. Của, con có sẵn tuổi già, Tuổi trẻ lao khổ, tha phương lập thành. Nhiều khi tụ tán như sương Khi ăn chẳng hết, lúc thì tay không. Nợ duyên tan vỡ buồn lòng, Đôi lần ly hiệp mới nên gia đình. Khá nên tích thiện tu thân,
Tuổi già sẽ thấy môn đình sum vinh.

G.CHỮ CANH
(Canh Ngọ, Canh Thìn, Canh Dần, Canh Tý, Canh Tuất, Canh Thân)

Nhân sanh Canh tự biến thành Cô, Số ấn công hầu lưu đất khách. Gia thất gây nên thừa tổ đức,
Phước tài tái tận mãi vinh hoa.

Chữ Canh biến thành chữ Cô, Số ấn công hầu nên danh phận. Bằng không thì cũng lắm nghề khép thay. Vợ chồng cách trở sơn xuyên, Đôi lần ly hiệp mới nên cửa nhà. Gái thì hiu quạnh muộn màng, Bằng không thì cũng đôi lần mới nên. Số này tu niệm thì hay, Hậu lai sẽ hưởng phước dày lộc cao. Có đâu thiên vị người nào,
Số cao thì hưởng lộc tài tự nhiên.

H.CHỮ TÂN
(Tân Mùi, Tân Tỵ, Tân Mẹo, Tân Sửu, Tân Hợi, Tân Dậu)

Nhân sanh Tân tự biến thành Tan, Tánh khí hiền lương, lập nghiệp nan. Phu phụ nhất tâm lưỡng nhân thú,
Bằng hữu cự tộc rất vinh quang.

Chữ Tân biến thành chữ Tan, Gia đình dời đổi đắng cay muôn vàn. Một thân tự lập mà nên, Tha phương lắm độ, phong sương hải tần. Lương duyên thay đổi đôi lần, Tuổi già phú túc miên miên thọ trường. Những người có chí thiện nhân,
Trời dành hậu quả hưởng nhờ phước dư.

I.CHỮ NHÂM
(Nhâm Thân, Nhâm Ngọ, Nhâm Thìn, Nhâm Dần, Nhâm Tý, Nhân Tuất)

Nhân sanh Nhâm tự biến thành Vương, Thân thọ mạng trường thiên số chung. Tị hiểm hung đồ tha biệt sở,
Thân cư quan quí hậu an khương.

Chữ Nhâm biến thành cữ Vương, Thân thì thọ số, mạng thì vinh sang. Có lần cách trở gia hương. Xứ xa lập nghiệp, vinh sang ai bì. Số này tổ nghiệp không nhờ, Thân lưu đất khách lập nên cơ đồ. Trai thì vợ đôi vợ ba, Gái thì số cũng đôi lần mới nên. Khá nên tích đức thiện nhân,
Hậu lai sẽ hưởng phước trời ấm no.

K.CHỮ QUÝ
(Quý Dậu, Quý Sửu, Quý Tỵ, Quý Hợi, Quí Mùi, Quý Mẹo)

Nhân sanh Quý tự biến thành Thiên, Tiền hậu phu thê lộc y nhiên. Chức phận văn chương đa phú quí.
Trí huệ vinh hoa hưởng thọ trường.

Chữ Quý biến thành chữ Thiên, Trai thời chức phận, gái thời chính chuyên. Số này cũng có đất điền, Gia môn phú quí thọ trường bền lâu. Vợ chồng hòa thuận đủ điều, Khi ra phong nhã, khi vào hào hoa. Nếu mà tích thiện tu thêm,
Ngày sau con cháu miên miên cửu trường.

b.Mười chữ biến dạng

1. Giáp =====> Điền Sinh ra chữ giáp có gia điền Danh chẳng khổ mà khổ nợ duyên Đêm đến sầu tràn bên gối mộng Vàng son há chặn được ưu phiền 2. Ất =====> Vong Người sinh chữ ất hóa thành vong Mất nghiệp li hương cách vợ chồng Tài lập trung niên cơ sở vững Về già tiền của cháu con đông 3. Bính =====> Tù Số phận gian nan thủa mới sinh Lớn lên tù túng chuỗi ngày sai Năm chìm bảy nổi chưa rời nợ Những muốn thiền môn gửi tấc thành 4. Đinh =====> Du Từ thủa sinh ra đã khổ rồi Lớn lên lân đận mãi không thôi Thong minh sảo diệu nhờ luân lạc Một bước làm nên đổi cuộc đời 5. Mậu =====> Qủa Chẳng được nhờ ai lúc tuổi thơ Một thân lập nghiệp đủ mưu cơ Tình duyên nam nữ hai lần đổi Tích thiện tu nhân phúc sẵn chờ 6 Canh =====> Cô Không tấn quan gia phải xuất gia Trẻ tuy lao khổ sướng ngày già Mấy phen thay đổi duyên cầm sắc Tài trí văn thơ cung kiếm hòa 7. Tân =====> Toan Tân toan lao khổ bấy nhiêu ngày Duyên nợ mấy lần chịu đổi thay Hiền hiếu xa quê thành sự nghiệp Phúc trời hậu vận hưởng dài lâu
9. Nhâm =====> Vương

(KHUYẾT)

10. Qúy =====> Thiên Gái lấy chông trai lấy vợ hòa Sang giàu từ thủa mới lên ba Thi văn điếu bản phong lưu đủ
Con chГЎu vГ ng son sГЎng rб»±c nhГ

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News