Phong Thuỷ

Cây bóng nước phong thủy: Đi đâu cũng thấy loại cây này nhưng bạn đã biết tác dụng của nó?

Cây bóng nước phong thủy được trồng phổ biến trên đường phố nên chúng ta thường bắt gặp chúng mỗi ngày nhưng ít ai quan tâm tới những lợi ích mà chúng có thể mang lại.

1. Cây bóng nước phong thủy là cây gì?

Cây bóng nước còn có tên là cây móng tay, phượng tiên, cây nắc nẻ, cấp tính tử… là một loài thực vật thuộc họ Bóng nước (Balsaminaceae) được trồng phổ biến từ nơi công cộng cho tới nhà ở vì đặc tính dễ trồng, dễ phát triển của loại cây này.

  • Tên tiếng Anh: Balsam, touch-me-not.
  • Tên khoa học: Herba Impatiens balsamina L.
  • Nguồn gốc: Đông Nam Á và phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc.

Đặc điểm của cây bóng nước phong thủy:

  • Thân cỏ, mọng nước, cây vươn thẳng có chiều cao có thể lên đến 40cm;
  • Lá hình mác, có cuống, mọc so le, hướng ra ngoài, đầu hơi nhọn, mép lá có răng cưa rất rõ.
  • Hoa bóng nước có màu trắng, hồng, tím hoặc đỏ, mọc ở nách lá, thuộc dạng lưỡng tính. Cây thụ phấn nhờ ong và các loại côn trùng khác, đôi khi nhờ các loài chim hút mật.
  • Quả cây bóng nước hình quả trám, đầu nhọn, chia khía, có lông tơ. Khi dùng tay bóp nhẹ quả già nứt thành 4-5 mảnh có hình dáng giống như móng tay bị co lại.
    cây bóng nước phong thủy: đi đâu cũng thấy loại cây này nhưng bạn đã biết tác dụng của nó?

2. Cây bóng nước phong thủy có tác dụng gì?

– Trang trí nhà cửa: Trồng loại cây ra hoa đẹp mắt có màu sắc tươi và rực rỡ như thế này vừa tạo cảnh quanh cho không gian, vừa giúp bạn thư thái để đưa ra ý tưởng hay để hoàn thành tốt những công việc của mình.

Vì thế hiện nay cây hoa bóng nước được trồng rộng rãi với mục đích làm cây cảnh trang trí nội thất, vườn hoa, lối đi, công viên… Chúng góp phần làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm đẹp và rực rỡ sắc màu, làm không khí trong lành, thoáng mát.
– Dược liệu chữa bệnh: Toàn bộ cây có vị cay, tính ôn, hơi có độc, có tác dụng khử phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống, thường dùng chữa phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn.

Hạt có tác dụng giáng khí, hành ứ, thường dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đẻ khó, nấc nghẹn, hóc xương… Lá được dùng để nấu nước gội đầu làm cho tóc mọc tốt.

Trong đông y, nhờ tác dụng kháng sinh, trị nấm, cây có thể dùng đặc trị mụn nhọt, hay viêm và lở da. Nó có thể dùng kết hợp với cây dâu, mộc qua sắc lên rồi uống đúng liều lượng trị được bệnh thấp khớp mãn tính.

Tuy nhiên, phụ nữ có thai không dùng được, nếu nhạy cảm có thể gây nên tình trạng băng huyết gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Nói chung với mục đích chữa bệnh thì bạn nên tham khảo thêm các bác sĩ chuyên khoa.

3. Tác dụng trong phong thủy của cây bóng nước

– Sự thanh cao, phú quý: Nhiều người quan niệm với dáng cây tuy nhỏ nhưng hoa nhiều, cây vươn cao, thẳng, lá cũng nhọn ở cuối và đâm thẳng lên mang vẻ thanh cao. Vì thế cây mang lại ý nghĩa thanh cao và phú quý cho gia chủ.

– Sự hòa hợp các mối quan hệ: Theo quan niệm từ xưa để lại, hoa bóng nước có ý nghĩa tượng trưng cho sự hài hòa của đất trời và nhờ đó mà các mối quan hệ xung quanh sẽ trở nên dễ chịu. Tình cảm giữa người thân, vợ chồng, đồng nghiệp,… nhờ thế mà cũng trở nên tốt đẹp lên.

– May mắn: Cây có nhiều màu sắc vui tươi được trồng trước nhà như đang vẫy chào tài lộc vào nhà, đem lại nhiều nhiều vận may cho gia chủ.
– Tính tạm thời của cuộc sống: Đúng như tên của loại cây này, nhắc nhở chúng ta về mọi thứ trong cuộc sống cũng như bong bóng nước nổi lên rồi tan nhanh trong mưa, chưa kịp chạm tay vào thì đã vỡ tan. Nó đại diện cho việc cái này sinh ra thì cái kia mất đi, dù chỉ thoáng qua: đó có thể là tuổi xuân, tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc… của mỗi chúng ta.

cây bóng nước phong thủy: đi đâu cũng thấy loại cây này nhưng bạn đã biết tác dụng của nó?

4. Cây bóng nước phong thủy hợp mệnh gì, tuổi nào?

Cây bóng nước có màu xanh nổi bật nên phù hợp với người mệnh Mộc. Những người mệnh Mộc là những người tuổi sau đây.

  • Nhâm Ngọ (1942, 2002),
  • Kỷ Hợi (1959, 2019),
  • Mậu Thìn (1988, 1928),
  • Quý Mùi (1943, 2003),
  • Nhâm Tý (1972, 2032),
  • Kỷ Tỵ (1989, 1929),
  • Canh Dần (1950, 2010),
  • Quý Sửu (1973, 2033),
  • Tân Mão (1951, 2011),
  • Canh Thân (1980, 2040),
  • Mậu Tuất (1958, 2018),
  • Tân Dậu (1981, 2041).

5. Cây bóng nước phong thủy nên đặt ở đâu?

Tuy là cây dễ sống nhưng cũng cần lưu ý về vị trí của cây vì chúng là cây ưa nóng, sợ lạnh, vậy nên cần trồng hoa ở những nơi có đủ ánh nắng mặt trời.

– Khuôn viên rộng: Cây cảnh ở đường phố, khuôn viên, trường học, hay làm tiểu cảnh, trồng ven lối đi khu đô thị…

Trồng ở những vị trí này, cây đóng vai trò làm cảnh quan xung quanh thêm đẹp và sinh động hơn, cải tạo thiên nhiên, làm mới không gian. – Để bên cửa sổ: Mặc dù cây ưa sáng nhưng bạn cũng có thể trồng cây bóng nước trong chậu đặt cạnh cửa sổ, trên bàn làm cây cảnh nội thất văn phòng, nhà ở. Hương thơm dịu nhẹ từ hoa sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, dễ tập trung hơn trong công việc…

6. Cách chăm sóc cây bóng nước phong thủy dễ sống nhất

Cây hoa bóng nước rất dễ trồng và dễ nhân giống bằng hạt. Thời điểm quả chín, chúng tự “nổ” và nứt ra phát tán hạt ra xung quanh gốc cây và phát triển thành nhiều cây con.

Để chọn giống tốt, ta nên chọn lựa hạt từ những cây cho nhiều hoa đẹp, màu sắc sặc sỡ và quan trọng là không bị sâu bệnh. Ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ từ 50 – 60 độ C trong thời gian khoảng 4 – 5 tiếng, sau đó vớt ra đem đi gieo trồng để tăng năng suất.

cây bóng nước phong thủy: đi đâu cũng thấy loại cây này nhưng bạn đã biết tác dụng của nó?

Đất

Cây bóng nước thích hợp phát triển ở vùng khí hậu nhiệt đới, sinh trưởng mạnh nhất vào mùa hè, ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, cần tránh xa khu vực trũng hay bị đọng nước.

Đất phải tơi xốp, có tính hơi chua, màu mỡ, tơi xốp, thấm nước tốt và đặc biệt phải không có nấm mốc… mới tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng.

Ánh sáng

Cây bóng nước là cây thích nắng ấm, sợ không khí lạnh nên nếu trồng ở vị trí thiếu nắng thì nên thường xuyên đưa chúng ra phơi nắng nhẹ rồi đặt lại chỗ cũ.

Tưới nước

Để cây nhanh phát triển cần tưới nước thường xuyên vào mỗi sáng sớm cho cây. Thế nhưng nên nhớ cây không cần quá nhiều nước, sẽ dễ úng cây, chỉ tưới vừa, tránh trường hợp bị ngập.

Bón phân

Cây khi được 3 tuần tuổi rất cần thêm dinh dưỡng để phát triển, bạn có thể dùng NPK hoặc Nito thêm cho cây để hỗ trợ cho cây phát triển toàn diện hơn.

Sâu bệnh

Thường xuyên quan sát, kiểm tra tình hình sâu bệnh cho cây. Nếu như phát hiện có sâu bệnh thì nên lập tức loại bỏ cây đó để tránh lây bệnh sang những cây khác.

Xử lý hạt và đất trồng cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh nấm mốc. Sử dụng thêm thuốc bảo vệ thực vật sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng cây trồng.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News