Phật Giáo

Chúng ta báo hiếu với cha mẹ như thế nào ?

Chúng ta báo hiếu với cha mẹ như thế nào ?

Tại sao chúng ta có thể nói lời yêu thương với bạn trai hay bạn gái của mình mỗi ngày mà người sinh thành và nuôi dưỡng ta lại không được nghe những từ hạnh phúc đó? Như vậy có phải bất công lắm không? Chúng ta rất khó để có thể mở lời nói:  “con yêu Mẹ, con thương Cha”, nhưng Cha Mẹ sẽ rất hạnh phúc khi nghe những lời nói đó từ chính những người con của mình.

Cha mẹ là vị Phật sống trong gia đình mình, vì vậy thay vì phải đi đâu xa lễ Phật chúng ta hãy lễ Phật ngay trong nhà mình để có được công đức vô lượng nhé. Xin mời các bạn hãy cùng Kênh Tử Vi cùng nhau đi tìm hiểu về các phương pháp để báo hiếu cha mẹ của mình

Câu chuyện về báo hiếu cha mẹ

Một ngày tháng chạp cách đây nhiều năm, tôi cùng bạn lên một vùng núi để ngắm tuyết rơi. Khi đi qua một ngôi làng, chúng tôi nhìn thấy một bà cụ ngồi thẫn thờ bên một gốc cây hạnh nhân già.

Mái tóc cụ đã bạc trắng, chẳng khác gì màu của những cánh tuyết đang bay lả tả xuống đường. Những nếp nhăn trên gương mặt cụ dường như cũng đang đông cứng lại, cảm giác lạnh toát.

Ánh mắt bà cụ tập trung hoàn toàn nơi những đứa trẻ đang nô đùa ở nơi xa. Nhìn những đứa trẻ cười vui vẻ chơi đùa cùng bố mẹ, bà nở nụ cười vô tư hệt như một đứa trẻ.Quan sát hồi lâu, bà cụ cố đứng dậy nhưng đôi chân dường như nặng nề quá, bà lại ngã sụp xuống chỗ mình vừa ngồi. Miệng bà cụ lẩm bẩm: Tội nghiệt, tội nghiệt…

Khi đó, tôi không hiểu từ “tội nghiệt” nghĩa là gì, nên quay sang hỏi chuyện về bà cụ.

Thì ra bà cụ năm nay 81 tuổi, là người có tuổi trong thôn. Bà sinh được hai con trai, một con gái, người con lớn cũng đã đến tuổi làm ông.Ở tuổi này, lẽ ra cụ đã được hưởng những năm tháng cuối đời viên mãn bên con cháu nhưng sau nhiều biến cố, bà cụ phải sống cô độc một mình.

Con trai lớn của cụ năm ngoài 40 tuổi vì đánh bạc mà gây họa, khiến một người chết, một người bị thương nên phải đi tù, sau phải lấy mạng trả mạng. Con dâu cả vì đau lòng tuyệt vọng, sinh bệnh rồi cũng qua đời.

Người con trai thứ hai của bà cụ khá hơn một chút. Sau khi lấy vợ, người này đến nơi xa làm ăn.Việc làm ăn đã từng rất thuận lợi nhưng không ngờ sau đó, người này đổ đốn theo đám bạn xấu chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, cuối cùng bị lừa, nợ nần khắp nơi.Tài sản nhà cửa phải bán hết vẫn không hết nợ. Hôn nhân cũng vì việc này mà tan vỡ, con cái theo mẹ chúng tha hương. Cảm thấy mất mặt, anh ta cũng chẳng dám trở về quê hương.

Người con gái út từng là chỗ dựa của mẹ. Cô đã luôn bên mẹ trong những ngày khó khăn nhất nhưng về sau, bất chấp lời khuyên can của mọi người, cô lấy một kẻ vô nghề nghiệp.Hai người dắt díu nhau lang bạt khắp nơi song điều đáng nói là anh ta không dành tình yêu cho cô.

Hôn nhân bất hạnh đè nặng lên tâm trạng người con gái út.Hồi đầu, thỉnh thoảng cô còn về thăm mẹ nhưng về sau, cuộc sống khó khăn khiến cô mất đi khả năng báo hiếu cho mẹ già.

Khi nghe xong câu chuyện của bà cụ, tôi không khỏi xót xa, cảm thấy thật thê lương.

Nhiều năm sau, bà cụ cũng qua đời, trở về với đất mẹ nhưng người trong làng đều biết, bà ra đi mang theo một điều tiếc nuối vô bờ bến.Tiếc nuối khi nhớ đến những đứa con ngày thơ bé quẩn quanh chân mẹ cười đùa, đáng yêu, nói rằng sau này lớn lên sẽ báo hiếu mẹ, nói rằng sẽ kiếm thật nhiều tiền xây nhà và mua sắm cho mẹ những đồ dùng tiện nghi, cho mẹ một tuổi già an nhàn.

chúng ta báo hiếu với cha mẹ như thế nào ?

Chúng ta báo hiếu với cha mẹ như thế nào ? 

Họ không có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình, càng lúc càng lún sâu xuống vực thẳm tội ác, càng lúc càng đẩy vận mệnh vào khổ nạn. Mà khổ nạn này không chỉ họ phải chịu mà liên đới đến cả bố mẹ.Đến cuộc đời mình còn không kham nổi, làm sao có thể lo được cho bố mẹ đây?

Đến cuộc đời của chính mình còn không tự chịu trách nhiệm, thử hỏi chúng ta lấy gì để hiếu thuận với cha mẹ? Câu nói ngày nghe có vẻ rất gay gắt song suy nghĩ kỹ, thật chẳng sai chút nào.

Hàng ngàn năm nay, thế nhân luôn nói phải làm thế nào để báo hiếu cha mẹ nhưng suy cho cùng, phải làm thế nào mới được xem là đúng?

Có ý kiến cho rằng, so với tiền bạc, thì thứ bố mẹ cần hơn cả là thái độ của con cái dành cho họ. Nhưng nhiều ý kiến khác lại cho rằng, cách báo hiếu cha mẹ tốt nhất chính là sống có trách nhiệm với chính cuộc đời mình.

Chỉ có những người sống có trách nhiệm với chính mình mới có thể có trách nhiệm với cha mẹ, với người khác. Chỉ có những người biết cách làm cho cuộc sống của mình thuận buồm xuôi gió, hạnh phúc mới thừa ra khả năng và tình yêu để quan tâm chăm lo được cho người khác.

Cha mẹ bao đời nay hầu như không đòi hỏi ở con cái cao lương mỹ vị, thứ họ muốn được thấy nhất chính là con cái được bình an hạnh phúc. Cuộc sống của bạn có êm ấm, năm tháng về già của bậc sinh thành càng yên bình mãn nguyện.

Báo hiếu là sự biểu hiện phẩm hạnh đạo đức của mỗi con người. Vì vậy báo hiếu là việc ai ai cũng cần nuôi dưỡng và thực hành hàng ngày, do đó, con người nếu đã hiếu nghĩa với cha mẹ, họ hàng thì không thể không yêu quý có trách nhiệm với quốc gia; thầy cô, bè bạn; mở rộng ra là với toàn thể nhân loại và chúng sinh vạn loài.

Cùng với báo ân cha mẹ, ba điều này hợp thành khái niệm: “Tứ ân” trong Phật giáo. Ðó chính là:

– Ân hiếu sinh: là ân sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy khôn lớn thành người.

– Ân thầy đạo: là ân dạy dỗ những kiến thức về đạo làm người, nghề nghiệp và những điều hay, lẽ phải.

– Ân quốc gia xã hội: là ân bảo vệ đất nước, nhân quyền, giữ gìn môi trường sống trong sạch, hoà bình và phát triển.

– Ân chúng sinh vạn loài: là ân những chúng sinh đã kết hợp các mối tương duyên trong cuộc sống tạo ra của cải vật chất để cho chúng ta tồn tại, phát triển.

Một số cách để chúng ta báo hiếu với cha mẹ

– Báo hiếu bằng lời nói, hành động: thể hiện tình yêu, lòng thương với cha mẹ bằng lời nói, và những việc làm cụ thể. Lúc gặp cha mẹ và nói một cách chân tình với cha mẹ rằng con thương cha mẹ. Đôi khi những lời đó khó nói ra, hoặc chưa đủ thì ta phải có những hành động cụ thể. Không cần những thứ cao siêu, mời một tách trà, hỏi thăm sức khỏe, đỡ đần công việc, bên cạnh cha mẹ mỗi khi họ cần đến là cha mẹ đã thấy đủ.

– Báo hiếu lúc tuổi còn nhỏ: lúc nhỏ thì con cái có thể báo hiếu cha mẹ bằng những lời hỏi thăm, động viên cha mẹ như: “hôm qua mẹ ngủ có ngon không, mẹ đi làm về có mệt không, mẹ có cần con giúp gì không,…” những câu hỏi thăm đó cũng đủ cha mẹ cảm nhận được tình thương của con cái đối với cha mẹ. Báo hiếu càng sớm càng tốt, bởi nếu chờ đến khi trưởng thành, vật chất ê hề, chưa chắc cha mẹ đã còn tại thế để đón nhận tấm lòng của người con.

– Báo hiếu khi trưởng thành: cha mẹ luôn mong muốn con cái khi trưởng thành có cuộc sống tốt, nghề nghiệp ổn định, gia đình hạnh phúc, con cái chăm ngoan, học giỏi vâng lời ông bà, thực hiện đầy đủ bổn phận của mình với mọi người xung quanh, gia đình và xã hội.

– Báo hiếu lúc cha mẹ sai: có những lời nói, hành động của cha mẹ đôi khi cũng gặp phải sai lầm. Lúc này ta nên chọn thời điểm thích hợp để phân tích cho cha mẹ hiểu, nếu cha mẹ không nghe ta có thể nhờ những người thân của cha mẹ nói cho họ hiểu rồi nhờ họ tác động lại.

– Báo hiếu lúc cha mẹ bệnh: những lúc này, sự cần thiết nhất của cha mẹ là có con cái bên cạnh chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ. Ngày đêm thân cận, không rời xa cha mẹ. Đây là lúc để thể hiện sự hiếu thảo của mình một cách chân thành và thiết thực.

– Báo hiếu lúc cha mẹ mất: với người đã mất ta nên cung kính, thờ phụng theo phong tục văn hóa. Đối với người con Phật thì đi chùa, tham dự các khóa lễ sám hối, cầu an và cúng dường Tam bảo, làm những việc thiện để vun bồi phước đức và hồi hướng cho cha mẹ.

– Báo hiếu đối với người con Phật: những người con Phật đang còn cha mẹ thì đây là điều vô cùng hạnh phúc, lúc này ta nên khuyên cha mẹ đi chùa, nói chuyện cho cha mẹ hiểu về Phật pháp, dẫn dắt cha mẹ trên con đường học đạo theo đúng chính pháp của đức Phật.

– Báo hiếu đối với hàng đệ tử đã xuất gia: con đường duy nhất là tu hành đắc đạo, thì lúc đó mới có khả năng mang lại cuộc sống an vui, giải thoát cho ta, cho người thân và cho tất cả chúng sinh vạn loài. Đây là cách báo hiếu cao cả nhất mà đức Phật đã chỉ dạy.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News