Phong Thuỷ

Con gái có được thờ cúng bố mẹ đẻ ở nhà chồng hay không?

Con gái thờ cúng bố mẹ đẻ ở nhà chồng có phạm cấm kỵ không? Phong tục xưa cho rằng, nữ giới đã xuất giá là chỉ thờ cúng tổ tiên nhà chồng bởi một nhà không được thờ hai họ. Điều này có phạm cấm kỵ gì chăng?

phong tục việt nam, tâm linh bí ẩn, thờ cúng tổ tiên, con gái có được thờ cúng bố mẹ đẻ ở nhà chồng hay không?

1. Con gái thờ cúng bố mẹ đẻ ở nhà chồng có phạm cấm kỵ không?

Theo các nhà tâm linh, nghiên cứu Phật học, việc con cháu thờ cúng cha mẹ, ông bà tổ tiên là việc hiếu nghĩa, đúng đạo lý.

Tùy theo hoàn cảnh mà lập không gian thờ cúng hợp lý, mỗi ngày giỗ, lễ tết con cháu tề tựu thắp hương tưởng nhớ người đã khuất. Con cái không thờ cúng bố mẹ mới là bất hiếu, trái đạo lý và văn hóa chứ việc phân chia trai gái chỉ mang tính tương đối.

2. Trai hay gái không quan trọng

Theo phong tục xưa, phụ nữ khi đã lấy chồng chỉ được thờ cúng tổ tiên nhà chồng bởi quan niệm “một nhà không được thờ hai họ”. Điều này chỉ đúng với một vài dân tộc ở nước ta.

Thực tế cho thấy, người Tày vẫn có thể lập hai bàn thờ, một bàn thờ lớn ngự giữa phòng khách để thờ gia tiên nhà chồng, một bàn thờ nhỏ hơn và lùi xuống phía sau bàn thờ chính để thờ bố mẹ đẻ, gia tiên nhà vợ.

Họ áp dụng cách thờ cúng này trong trường hợp nhà không có con trai lo chuyện thờ cúng, nhà sinh con gái một bề hoặc nếu người chồng muốn bày tỏ lòng hiếu kính với bố mẹ vợ.

Tương tự, người Mông cũng lập bàn thờ bố mẹ vợ trong nhà. Ngoài việc đặt thêm một bàn thờ nhỏ, người phụ nữ còn được hương khói thường xuyên cho bố mẹ đẻ, không còn nỗi lo bố mẹ đẻ và gia tiên nhà mình bị lãnh lẽo.

Xã hội ngày càng văn minh, nhiều gia đình chỉ có con gái tất nhiên sẽ muốn giữ trọn đạo hiếu làm con, thờ cúng cha mẹ ruột, gia tiên nhà mình không có gì sai trái. Việc cấm đoán như một số gia đình hiện nay vẫn làm là lạc hậu, phong kiến.

3. Lưu ý khi thờ cúng cả nội tộc và ngoại tộc

Nếu nhà có không gian, nên lập thành hai bàn thờ tách biệt, một thờ gia tiên nhà chồng, một thờ gia tiên nhà vợ. Không nên đặt bàn thờ gia tiên nhà vợ phía trước bàn thờ chính.

Nếu nhà chật hẹp, chỉ có thể làm một bàn thờ thì hãy chia bàn thờ 2 bên: Bên trái để bát hương, ảnh thờ cúng nội tộc, bên phải để bát hương, ảnh thờ cúng ngoại tộc. Phần giữa bàn thờ không nên đặt ảnh gia tiên, vì đó là vị trí quan thần linh, đặt ảnh gia tiên ở đó là phạm kỵ.

Trình tự cúng khấn: Khấn gia tiên nhà chồng rồi đến gia tiên bên vợ, tiếp đó là bố mẹ chồng rồi tới bố mẹ vợ. Ngày giỗ bố mẹ đẻ cũng cần thắp hương cả bàn thờ nhà chồng, cần báo cáo quan thần linh, gia tiên nhà chồng để xin phép được cúng lễ bố mẹ đẻ.

Ngoài ra, theo quan điểm của một số nhà văn hóa dân gian, tập tục, nghi lễ chỉ là do con người nghĩ ra, dù là nam hay nữ đều có quyền bình đẳng như nhau về mọi chuyện, trong đó có cả vấn đề thờ cúng cha mẹ, tổ tiên.


Hiểu rõ ý nghĩa về thờ cúng tổ tiên theo quan điểm của Phật giáo

Thờ cúng tổ tiên có một vị trí quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội Việt Nam. Đây là cách thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân với những người đã khuất.

Theo quan niệm, những người đã khuất thường xuyên can dự vào cuộc sống hiện tại, họ hướng dẫn, chỉ đạo, che chở cho chúng ta, bảo vệ chúng ta…

Cho đến nay, hiện tượng thờ cúng tổ tiên còn tồn tại ở nhiều quốc gia, dân tộc. Tuy vậy, vị trí và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của con người ở mỗi nơi mỗi khác.

Ở một số quốc gia, thờ cúng tổ tiên có vai trò mờ nhạt trong đời sống tinh thần cộng đồng, nhất là những quốc gia và dân tộc đưa một tôn giáo thành độc tôn, nhất thần.

Nhưng ở những quốc gia đa, phiếm thần thì thờ cúng tổ tiên có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội.

Ở Việt Nam, hầu hết mọi người đều thờ cúng tổ tiên kể cả những tín đồ của một số tôn giáo. Mọi người quan niệm tín ngưỡng này vừa như là một phong tục truyền thống, vừa như một đạo lý làm người, lại vừa như một hình thức sinh hoạt tâm linh.


Vì sao phải thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ cúng người đã khuất?

Với người Việt, hình thức thờ cúng rất đa dạng và phong phú: thờ Phật, thờ thánh thần, thờ anh hùng có công, thờ ông bà tổ tiên,… Vì thế có thể gọi dân tộc ta là đa tín ngưỡng. Trong đó việc thờ cúng những người đã mất rất quan trọng đối với người Việt, bởi trong quan niệm họ xem cái chết là điều quan trọng và linh thiêng.

Người Việt luôn quan niệm “dương sao âm vậy”, nghĩa là đời sống trên thế gian như nào thì khi mất đi họ cũng sống như thế. Do đó mới có tục đốt giấy tiền vàng mã để cho người chết được hưởng mà sử dụng ở suối vàng.

Họ còn cho rằng chết không phải là hết, sẽ còn tồn tại một thế giới bên kia dành cho người chết, mà thế giới đó có nét giống với thế giới của người sống. Nhiều người còn nằm mơ thấy những thứ quen thuộc của người đã khuất như vẫn mặc bộ quần áo đó, đội nón đó…

Nhưng chúng ta cũng nên hiểu, chiêm bao là ký ức của quá khứ chứ không phải thực tại vì họ có thể đã tái sinh và mang hình thái khác nên đâu phải họ mang hình dáng đó về thăm lại chúng ta.

Cúng thời để tỏ lòng báo ân đối với những người tiền bối, những người cha, người mẹ, ông bà đã hy sinh, đã để lại gia nghiệp và hình hài vóc dáng này cho chúng ta. Vì thế người ta mới quan niệm việc thờ cúng người đã khuất là vô cùng quan trọng.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News