Phong Thuỷ

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp có được không?

Theo quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam, cứ nhằm ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, người dân sẽ sửa soạn mâm cỗ cúng để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.

cúng ông táo, ông công ông táo, phong tục ngày tết, phong tục việt nam, cúng ông công ông táo trước ngày 23 tháng chạp có được không?

Tục lệ cúng ông Công ông Táo là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt từ bao đời này. Ngày nay, trong thời kỳ hiện đại, các gia đình đi làm công sở cả ngày, nên khó có thể thu xếp thời gian để cúng đúng ngày 23 tháng Chạp.

Vậy có nhất thiết phải làm lễ cúng ông Công, ông Táo đúng vào ngày này hay không là thắc mắc của nhiều gia đình trẻ hiện nay?

1. Nên cúng ông Công ông Táo vào ngày, giờ nào?

Xem ngày tốt xấu, các ngày đẹp có thể tiến hành cúng ông Công ông Táo 2022 gồm:

– Ngày 21 tháng Chạp (23/1/2022 dương lịch): Tức chủ nhật, ngày Bính Tý, niên mệnh Giản Hạ Thủy, Lục nhâm Lưu niên.

Các khung giờ đẹp trong ngày 21 tháng Chạp năm Tân Sửu gồm: Tân Mão (5h-7h): Ngọc Đường, Giáp Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh, Bính Thân (15h-17h): Thanh Long, Đinh Dậu (17h-19h): Minh Đường.

Trong đó, giờ Ngọ ngày 21 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân.

Tốc hỷ mọi việc mỹ miều Cầu tài cầu lộc thì cầu phương Nam Mất của chẳng phải đi tìm Còn trong nhà đó chưa đem ra ngoài Hành nhân thì được gặp người Việc quan việc sự ấy thời cùng hay Bệnh tật thì được qua ngày
Gia trạch đẹp đẽ tốt thay mọi bề.

Nếu tiến hành cúng Táo quân vào khung giờ này, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình gặp nhiều may mắn, niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.

– Ngày 23 tháng Chạp (25/1/2022 dương lịch): Tức thứ ba, ngày Mậu Dần, niên mệnh Thành Đầu Thổ, Lục nhâm Xích khẩu.

Các khung giờ tốt trong ngày 23 tháng Chạp gồm: Bính Thìn (7h-9h): Kim Quỹ, Đinh Tị (9h-11h): Bảo Quang.

Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để các gia đình tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân về trời (như đã nêu phía trên).

Riêng với giờ Ngọ:

Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần bếp quy tụ để chuẩn bị về trời. Nên đây được coi là khung giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).

Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Ngọ là giờ Hắc đạo. Vì thế, tùy quan niệm mỗi gia đình mà có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. Không nhất thiết phải cúng Táo quân vào lúc giữa trưa (chính Ngọ), mà có thể cúng vào các khung giờ đẹp nêu trên (như giờ Thìn hoặc Tị).

Mâm cơm cúng ông Công ông Táo là các món ăn truyền thống của người Việt như: Xôi, các món chay, bánh kẹo, trầu cau, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, 1 ít tiền vàng và 3 con cá chép.

Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, khi hết tuần hương, gia đình có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối…

Hiện nay, có nhiều quan niệm cho rằng trong mâm lễ cúng ông Công, ông Táo cần phải sắm sửa mâm cao cỗ đầy để tiễn ông Táo về chầu trời. Đây là quan điểm sai lầm, không đúng với truyền thống. Lễ cúng ông Công ông Táo cần được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình.

2. Cúng ông Công ông Táo trước 1-2 ngày được không?

Do ngày 23 tháng Chạp năm nay rơi vào thứ ba, nhiều gia đình phải đi làm nên không có điều kiện làm cơm cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày này. Nhiều người thắc mắc liệu có thể cúng ông Công ông Táo sớm hay không, ví dụ như vào thứ bảy và chủ nhật tuần này?

Trả lời câu hỏi này, các gia đình có thể cúng ông Công ông Táo trước 1-2 ngày đều được.

Bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp (tức 23.1.2022 dương lịch) đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp (tức 25.1.2022 dương lịch) các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để cúng ông Công ông Táo về chầu trời.

3. Nên đặt lễ cúng Táo quân ở đâu?

Đây cũng là băn khoăn của nhiều gia đình trẻ. Có người quan niệm Táo quân là thần Bếp núc nên tiến hành cúng dưới bếp. Tuy nhiên, theo chuyên gia văn hóa, đây là cách hiểu sai. Vì lễ cúng Táo quân là cúng chung ba vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp (thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ) nên phải được cúng tại ban thờ chính là nơi trang trọng nhất trong nhà.

4. Văn khấn ông Công, ông Táo

Dưới đây là bài văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Không nên khấn xin tài lộc

Thực chất, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc là không nên.

5. Không cúng ông Công ông Táo có sao không?

Từ xưa xưa, tục thờ cúng Táo quân (Thần Bếp) được trân quý và lưu truyền qua các thế hệ. Người ta tin rằng “Đất có Thổ Công, sông có Hà bá”, nên việc thờ phụng, cúng bái để được thần linh phù hộ là điều nên làm.

Tuy nhiên, đó chỉ là tín ngưỡng dân gian, không hề có cơ sở khoa học nào cả. Theo đó, tùy vào quan điểm, sự lựa chọn của mỗi người, có thể tiếp tục duy trì tập tục này hoặc không làm theo.

Khi tiến hành lễ cúng ông Công ông Táo nếu tâm thành kính, nếu bạn tin rằng điều đó sẽ mang lại may mắn an lành cho bản thân và gia đình. Còn nếu chính bản thân bạn cũng nửa tin nửa ngờ, chỉ làm vì tất cả mọi người đều làm chứ thực lòng không hề tin tưởng thì có lẽ bạn nên xem xét lại.

Trên thực tế, không ít người không làm nghi lễ thờ cúng cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được cái hồn của tập tục qua việc giữ cho bếp núc gọn gàng, cả gia đình quây quần bên nhau trong những bữa cơm hạnh phúc.

Ngoài ra, họ thường làm việc thiện với cái tâm trong sáng, trao đi những gì mình có thể, tránh làm điều xấu, điều ác. Như vậy dù không thờ cúng nhưng cũng không có thần linh nào trừng phạt. Cuộc sống của những người này vẫn êm ả yên bình, đôi khi còn suôn sẻ, thuận lợi nữa.

Tựu chung lại, quan niệm thờ cúng tâm linh là của mỗi người, không gượng ép. Nhưng cuộc sống này có tốt đẹp hay không đều do nỗ lực của chính bản thân mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Muốn cuộc sống nhẹ nhàng hơn hãy làm những gì bản thân mình thấy không cần thiết thì đừng gượng ép.

Việc cúng hay không cúng ông Công ông Táo đều không có vấn đề gì. Tùy theo tư tưởng và suy nghĩ của mỗi người về việc có thờ cúng ông mà có cách lựa chọn khác nhau. Khi đã chọn thờ cúng thì cần có sự thành tâm nhất.

TH!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News