Phong Thuỷ

Cuộc sống của người âm như thế nào? Cõi âm từ góc nhìn của đạo Phật

Cuộc sống của người âm như thế nào? Cõi âm gian ra sao, có giống như thế giới của chúng ta không? Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người trong chúng ta tò mò, khó lý giải!

cõi âm gian, cõi vô hình là gì, tâm linh bí ẩn, cuộc sống của người âm như thế nào? cõi âm từ góc nhìn của đạo phật

1. Cuộc sống của người cõi âm như thế nào?

Thế giới bên kia là thế giới như thế nào? Thế giới bên kia có giống như thế giới của chúng ta không?… Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người trong chúng ta tò mò, khó lý giải, đến các nhà khoa học cũng phải điên đầu.

Đồ ăn, quần áo, chỗ ở, đi lại

Thực sự thì đồ ăn dưới cõi âm ngon hơn đồ ăn trên chống dương gian của chúng ta rất nhiều, nhưng họ không thể ăn mà chỉ ngửi. Ngửi 1 lần có thể no tới vài ngày, nên không cần ăn một ngày 3 bữa như chúng ta.

Quần áo ở dưới cõi âm cũng như trên dương gian của chúng ta vậy. Dưới đó cũng có giường chiếu, chăn gối, nhưng thường không cần sử dụng đến bởi họ chỉ cần nghỉ ngơi bằng cách nhắm mắt chứ không cần ngủ 7-8 tiếng một ngày như chúng ta.

Người âm đi rất nhanh, cưỡi mây vượt gió chứ không đi lại chậm rãi, từng bước như chúng ta.

Khí hậu

Theo tâm linh, thế giới bên kia cũng phân chia ngày và đêm như chúng ta, nhưng lại không có mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao. Ban ngày ở dưới đó chỉ lờ mờ nhưng sương mù. Họ cũng có 4 mùa. Mùa hè không nóng như ở trên trần gian, nhưng mùa đông lại lạnh hơn rất nhiều, nhưng không thể có tuyết rơi.

Luật pháp

Mọi việc con người làm trên dương gian khi còn sống sẽ được ghi chép lại một cách chính xác và rõ ràng. Tùy thuộc vào động cơ phạm tội và hậu quả mà kết luận tội nặng hay nhẹ. Chính vì vậy mà khi các quan dưới âm gian kết tội thì không cần phải suy nghĩ cũng có thể đưa ra được quyết định cho dù không cần tới luật pháp. Và các quan dưới âm gian không bao giờ xử sai người sai tội.

Hình phạt

Hình phạt dưới chốn âm gian đáng sợ hơn vạn lần so với dương gian và không phải chỉ xử một lần là xong. Ở dương gian, nếu một người giết 10 người thì pháp luật cũng chỉ xử tử 1 lần, nhưng ở dưới âm gian sẽ bị xử tử 10 lần, ngoài ra còn nếu có hóa kiếp cũng đều bị người khác giết.

Làm sao để phân biệt thiện – ác?

Trên đầu mỗi người dưới âm gian đều có ánh hào quang, thể hiện người đó tâm thiện hay tâm ác. Nếu tâm thiện, ánh hào quang sẽ chói lóa màu hồng, vàng hoặc trắng, nhưng nếu tâm ác thì sẽ chỉ có màu đen.

Nếu một người chỉ bất chợt nghĩ tới điều xấu xa nhưng nhanh chóng quên đi thì dưới âm gian sẽ không ghi chép lại nhưng nếu họ có tà tâm lâu dài thì cho dù chưa có hành vi nào, chỉ là trong tư tưởng thì cũng đều bị quỷ thần ghi lại.

Cũng có những trường hợp quỷ hồn “lách luật’, khi quỷ thần chuẩn bị kết tội họ thì họ lại niệm kinh, buộc các quỷ thần phải cho họ đầu thai, tuy nhiên, tại vận đời mới họ sẽ rất đoản mệnh.

Đức hạnh được tôn trọng nhất và tội nặng nhất

Đức hạnh được tôn trọng nhất ở cõi âm là lòng trung hiếu và lòng hiếu thảo. Dù những họ có mắc tội gì cũng sẽ được xử nhẹ hơn người khác. Tội giết người và dâm ô là tội nặng nhất. Nếu vì dâm ô mà giết người thì tội được liệt vào hàng “đại trọng”.

Làm siêu độ cho người đã chết có tác dụng gì không?

Việc cúng siêu độ mà chúng ta vẫn làm giúp làm tăng phúc đức cho người dưới cõi âm, nhưng chỉ là phụ, điều quan trọng nhất vẫn là phúc đức bản thân họ khi còn sống. Và siêu độ có tác dụng hay không thì còn phải tùy vào từng trường hợp.

Nếu người đại thiện sau khi chết ngay lập tức được vãng sinh lên trời, còn người đại ác sau khi chết thì ngay lập tức bị giáng xuống địa ngục.

Tất nhiên, khi đã xuống địa ngục thì họ không thể nào nhận được công đức từ siêu độ. Như thế, chỉ có những người bình thường không phải là đại thiện, đại ác mới có thể nhận được công đức từ siêu độ.

Người tu hành có bị phán xét không?

Âm gian chỉ phán xét những hồn ma người tu hành mang theo tội nghiệp, nếu là người tu hành chân chính sau khi chết sẽ lập tức thăng lên thiên giới.

Linh hồn có cảm nhận được sự đau đớn hay không?

Với người chết do bệnh tật thì lúc linh hồn ly thể sẽ không hề đau đớn mà ngược lại còn cảm thấy rất thoải mái vì “bỗng nhiên được khỏi bệnh”, nhưng tâm trạng vẫn còn rất thống khổ vì còn lưu luyến trần gian, quyến luyến gia quyến.

Chuyện đầu thai có thật hay không?

Con người là có sinh có tử, có tử thì ắt sẽ có sinh. Bởi vì sau khi người ta chết thì vẫn còn tồn tại một thể tinh thần, là phi vật chất. Vì thế không thể dùng phương pháp chứng thực thực nghiệm về thế giới vật chất để nghiên cứu tinh thần được, mà chỉ dùng tinh thần để lĩnh hội tinh thần. Các loại tu hành trong tôn giáo chính là cách tinh luyện tinh thần của con người tốt nhất. Vì thế chỉ có thể tu luyện mới có thể chứng thực được hiện tượng sinh tử luân hồi của con người.

cõi âm gian, cõi vô hình là gì, tâm linh bí ẩn, cuộc sống của người âm như thế nào? cõi âm từ góc nhìn của đạo phật

2. Đạo Phật nói về cái chết

Cái chết không phải là vấn đề dễ giải thích vì người sống thì chẳng thể hiểu về “cõi chết” và khi người ta chết rồi thì cũng chẳng thể nói lại cho ai biết cõi đó như thế nào. Bên cạnh đó vẫn có những nhà ngoại cảm trong nước và thế giới đã cho chúng ta thấy được sự bí ẩn của điều này.

Theo quan niệm của đạo Phật và một số đạo giáo thì chết không phải là hết, người ta không phải sống và chết một lần. Chết lại là để sống một đời khác và cứ như vậy luân hồi mãi cho tới ngày giải thoát.

Sự sống là bất diệt nhưng nó mang nhiều dạng sống khác nhau ở các cõi sống khác nhau hay theo quan niệm tôn giáo là chuyển tới một kiếp khác, trong một diện mạo khác.

Đạo Phật chia các cõi sống ra làm ba cõi, tùy theo trình độ tâm linh và chúng ta luân hồi trong ba cõi:

+ Cõi Vô sắc: Đó là cõi trời cao cấp nhất, đó là nhưng chúng sinh thường xuyên ở trong thiền định, không có sắc thân như thân thể riêng biệt của chúng ta, mà chỉ sống cuộc sống tinh thần thuần túy. Cõi Vô sắc chia ra bốn cấp có trình độ cao thấp khác nhau.

+ Cõi Sắc giới: Chúng sinh ở đây có sắc thân đẹp đẽ sáng chói, nhưng không có phân biệt nam nữ, vì ở đây không còn có lòng dục, tức là dâm dục. Cõi Sắc giới cũng chia thành nhiều cấp.

+ Cõi Dục giới: Là cõi thứ ba thấp nhất, là cõi của những chúng sinh còn có lòng dục, tức dâm dục, cho nên có phân biệt nam nữ.

Cõi người chúng ta nằm trong Dục giới. Cõi người không phải là cõi sống có trình độ cao nhất trong Dục giới. Có 6 cõi trời cũng nằm trong Dục giới, gọi là Lục dục thiên. Ở đây chúng sinh có thọ mạng dài hơn thọ mạng của loài người rất nhiều.

Cõi trời thấp nhất trong sáu cõi trời nói trên, tức là cõi Bốn thiên vương, ở đây một ngày đêm bằng 50 năm ở cõi người. Do thời gian khác nhau giữa cõi trời và cõi người, cho nên vẫn có khả năng các loài trời đến thăm cõi người nhưng thật là hãn hữu lắm họ mới đến.

Cõi sống cấp thứ hai trong Dục giới là cõi loài A tu la tuy có quyền năng hơn loài người và không kém gì loài trời, nhưng chúng hay sân giận, hay sân chiến với loài trời. Ở cõi này, đàn ông dung mạo xấu xí, nhưng đàn bà lại rất đẹp.

Cõi thứ ba về trình độ quyền năng là cõi người. Cõi trời có lòng dục, cõi A tu la và người được sách Phật xếp là ba cõi thiện, ba cõi lành. Dưới ba cõi này còn có ba cõi ác là cõi súc sinh, cõi quỷ đói và cõi địa ngục.

Trong đó, địa ngục không phải cái ngục ở dưới đất mà chỉ cho những cõi sống rất khổ cực, không thể đem so nỗi khổ cực của thế giới con người. Sách Phật nói tới luân hồi trong sáu đường, tức là luân hồi trong ba cõi thiện và trong ba cõi ác.

Thực ra, chúng sinh ở hai cõi trời Sắc giới và Vô sắc giới cũng không thoát khỏi cảnh luân hồi, tuy rằng thọ mạng của họ có thể kéo dài hàng vạn, hàng chục vạn năm.

Có thể thấy, về các cõi sống khác nhau theo Phật giáo thì không có cõi nào là cõi của người chết cả vì chết là cái tạm thời, sự sống là vĩnh hằng và thể hiện qua những dạng sống khác nhau, trong các cõi sống khác nhau, từ thấp tới cao.

Mỗi đời sống con người vì thế mà cũng là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát.

3. Cõi âm từ góc nhìn của đạo Phật

Đức Phật sau khi giác ngộ đã truyền dạy kiến thức về lục đạo luân hồi cho chúng sinh. Trong đó, có thể chia thành 2 nhóm chính là cõi hữu hình gồm người và súc sinh; cõi vô hình là 4 cõi còn lại. Có thể nói, địa ngục và ngạ quỷ chính là 2 cõi thế giới mà người đời vẫn hay cho là cõi âm.

Trong kinh Địa Tạng có viết: “Nghiệp lực là rất lớn, nên chúng sinh đừng cho rằng nếu gây điều ác nhỏ thì chẳng phải là không tội. Sau khi chết, sẽ có quả báo tương ứng với nghiệp lực này”.

Chúng sinh trong cõi âm, họ là ai?

Phật giáo quan niệm rằng không có cõi âm. Dựa trên quan điểm không có một Đấng tối cao nào có đủ thẩm quyền để xét đoán và trừng phạt hành động của con người, trừ chính bản thân họ.

Quay lại với định nghĩa của Phật giáo khi cho rằng cõi âm không tồn tại nên thực chất những chúng sinh thuộc cõi địa ngục hay ngạ quỷ theo người đời quan niệm vẫn đang tồn tại song song với chúng ta. Do đó, đôi khi những chúng sinh này có thể tác động đến cõi người, gây ra các hiện tượng như nhập hồn, phù hộ,..

Người thường luôn có thói quen phân chia cõi dương và cõi âm. Trong đó, cõi dương bao gồm người, cùng các loại sinh vật có thể nhìn thấy và hoạt động vào ban ngày. Ngược lại, cõi âm là thứ gì đó bao gồm các thực thể mờ ảo mang tính siêu linh và chỉ xuất hiện vào ban đêm.

Cũng theo quan niệm nhân gian, nếu con người chết theo dạng đột tử hay gặp phải tai nạn bất ngờ thì sẽ biến thành các dạng gọi là “cô hồn”. Các thực thể này sẽ lưu luyến lại cõi dương. Vì còn lưu luyến nhiều thứ và họ không nghĩ rằng bản thân đã chết.

Nếu nói về sự liên kết giữa 2 cõi này theo quan niệm nhân gian, thì đó là việc cúng bái, đốt tiền vàng mã. Với mong muốn người đã chết nhận được các vật này. Vì mục đích báo hiếu cho tổ tiên hoặc cầu xin điều gì đó từ những chúng sinh này.

Theo giáo lý đạo Phật, sau khi chết được 49 ngày thì vong linh sẽ được chuyển sinh sang 1 kiếp sống mới. Kiếp sống mới này sẽ thừa hưởng tất cả các nghiệp lực chưa dứt của toàn bộ tiền kiếp trước đó. Một số định nghĩa gọi trạng thái trong thời gian 49 ngày trên bằng thuật ngữ “thân trung ấm”.

Trong lý thuyết của Phật giáo có nhắc đến 2 khái niệm Cận tử nghiệp và Nguyện lực. Cụ thể hơn, khi ai đó sắp mất nhưng vẫn còn tâm nguyện chưa hoàn thành thì thường ý thức của họ cố gắng ở lại và biến thành Nguyện lực. Nguyện lực này có thể tồn tại qua hàng trăm năm và có thể lưu giữ nhiều phần ký ức về kiếp sống đó của người này.

Đức Phật từng nói trong vô số kiếp sống mà chúng ta đã trải qua thì chúng ta đã từng là người thân, bạn bè với nhau. Vì vậy, chúng ta gần như đều mắc nợ ân tình của nhau. Từ đây sinh ra lưu luyến hay căm ghét, thù hận lẫn nhau. Tất cả các ý niệm này đều có thể khiến ta tự kéo dài thời gian luân hồi của mình. Cũng vì vậy mà Phật giáo không khuyến khích mọi người khóc thương khi người thân, bạn bè mất đi, mà nên tuân theo quy luật tự nhiên.

Ngoài ra, đạo Phật cũng có chủ ý khuyên bảo các gia quyến của người đã mất hãy tu tập, tạo phước lành, không sát sinh để hỗ trợ cho quá trình vãng sinh của người đã mất.

Như vậy, Phật giáo quan niệm cõi âm không tồn tại, mà nó chỉ là 1 phần của bánh xe luân hồi và nghiệp lực của từng người sẽ quyết định việc ta sẽ tái sinh vào cõi nào.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News