Phong Thuỷ

Hầu đồng là gì? Hầu đồng có phải là hoạt động mê tín dị đoan?

Hầu đồng là gì? Có lẽ nhiều người Việt từng được chứng kiến hoặc biết tới hầu đồng nhưng lại chưa hiểu đúng về ý nghĩa của hoạt động tín ngưỡng dân gian tâm linh này.

căn đồng là gì, căn đồng số lính, hầu đồng là gì, lên đồng là gì, tâm linh bí ẩn, hầu đồng là gì? hầu đồng có phải là hoạt động mê tín dị đoan?

1. Hầu đồng là gì?

Hầu đồng là gì? Đây là hình thức nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu – tín ngưỡng lâu đời của cư dân nông nghiệp nói chung và người Việt nói riêng. Ngay từ thời nguyên thủy người Việt sống bằng nghề nông đã coi đất mẹ là ngọn nguồn của sự sống, coi Mặt Trăng là thứ ánh sáng của thần linh và thờ phụng người mẹ như vị nữ thần bất diệt.

Tín ngưỡng thờ Mẫu tồn tại lâu dài, bền bỉ và mạnh mẽ, kể cả khi các tôn giáo khác như Phật giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam cũng phải tiếp biến và dung hòa với tín ngưỡng bản địa này.

Thờ Mẫu có nhiều hình thức, thờ Mẫu Tam phủ, Mẫu Tứ phủ,… Thông qua người trung gian là ông đồng, bà đồng và hình thức tâm linh là lên đồng, những con nhang đệ tử của đạo Mẫu có thể giao tiếp với thần linh, cầu xin phù hộ hoặc nghe lời truyền dạy, ứng báo của thần linh.

Qua quá trình lịch sử lâu dài, bên cạnh thờ Mẫu, người Việt còn thờ Đức Ông – những vị nhân thần hoặc nhiên thần được nhân dân xưng tụng. Hầu đồng cũng trở thành hình thức tâm linh của nhánh tín ngưỡng này, với thờ Đức Thánh Trần, thờ Ông Hoàng Bảy, thờ Ông Hoàng Mười,…

Hình thức thể hiện hầu đồng là biểu diễn hát chầu văn và diễn múa, mỗi giá hầu có những bài diễn múa, bài hát khác nhau, chủ yếu tái hiện và ca ngợi công đức của vị thần linh mà giá hầu đó hướng tới. Các ông đồng bà đồng làm nhiệm vụ kết nối tâm linh, một mặt truyền lại ý chỉ của thần linh cho con nhang đệ tử, mặt khác bày tỏ nguyện vọng của đệ tử tới các vị thần linh.

Như vậy, bản chất của hầu đồng là hình thức văn hoá dân gian, bao gồm cả tâm linh và nghệ thuật biểu diễn. Đó là hình thức kết nối tâm linh giữa thế giới người trần và thế giới siêu nhiên huyền bí. Việc có hay không có các thế lực siêu nhiên tới nay vẫn chưa có lời giải đáp thoả đáng nên hầu đồng vẫn mang màu sắc kì bí.

2. Hầu đồng có phải là mê tín dị đoan?

Như đã định nghĩa ở trên, hầu đồng hay lên đồng, đồng bóng là một hình thức tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng là niềm tin tinh thần của con người, không phải mê tín dị đoan. Nhưng trong quá trình thể hiện tín ngưỡng, con người có những hành động và nhận thức sai lệch khiến mê tín dị đoan nảy sinh.

Bản chất những giá hầu đồng được tổ chức để kết nối tâm linh, thỏa mãn đời sống tinh thần, củng cố niềm tin của con người vào thế giới huyền bí. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều ông đồng bà đồng giả danh, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, kiếm tiền không chính đáng.

Người Việt vẫn tin rằng, thần linh có thể ban phúc và soi đường chỉ lối cho người trần nên muốn thông qua các cuộc hầu đồng để nghe lời thần linh truyền lại. Đây là nhu cầu chính đáng để thỏa mãn niềm tin song nếu biến tướng thành việc mở những giá đồng hàng trăm, hàng chục triệu để được thánh hiển linh phù hộ độ trì hoặc loại bỏ xui rủi thì hoàn toàn không có.

Vốn là hình thức tín ngưỡng dân gian, hầu đồng giống như một buổi bày tỏ niềm tin, ca ngợi thần linh đồng thời cũng là một cuộc vui chơi, diễn xướng tập thể. Không hề có căn cứ văn hóa nào chỉ ra rằng những buổi hầu đồng này có tác dụng tăng may cầu phúc hay hóa giải vận hạn một cách thần kì, giá càng to thì càng có lộc như những ông đồng bà đồng vẫn nói.

Ý nghĩa cầu may mắn, nghe lời phán truyền, xua đuổi tà ma, chữa bệnh của hầu đồng chủ yếu là về tinh thần, niềm tin. Vì vậy, những buổi hầu đồng biến tướng, những con nhang đệ tử mù quáng không hiểu về bản chất của hầu đồng và những ý nghĩa văn hóa của nghi thức này nên đã lạm dụng và bị lợi dụng.

Dù ở góc độ tâm linh hay góc độ văn hóa, lên đồng vẫn là một hình thức cần được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Nhưng phát huy đúng, tích cực và tiến bộ, thể hiện được toàn bộ giá trị của nghi thức này thì hoàn toàn không phải điều dễ dàng. Cần hiểu chính xác hầu đồng là gì để từ đó tôn thờ tín ngưỡng một cách đúng đắn.


Căn đồng là gì? Người có căn đồng thường có biểu hiện như thế nào?

Căn đồng là một trong những hiện tượng được nhiều người chú ý tới, nhưng không phải ai cũng có hiểu biết về bản thân thuật ngữ này một cách căn bản và thấu đáo. Ngay cả những Tín đồ theo Tín ngưỡng Mẫu lâu năm, có thâm niên, vẫn thường được người trong cùng Tín ngưỡng gọi là Đồng cựu cũng chưa hiểu một cách rành rẽ.

Và cũng chính vì không hiểu một cách rõ ràng như vậy nên mới phát sinh những hiện tượng mê tín dị đoan, nhiều người vẫn là đối tượng cho những kẻ buôn Thánh bán Thần lừa đảo, làm cho các Tín đồ mê muội về tâm linh, dẫn tới các việc hao tiền tốn của, tốn thời gian cũng như công sức, gia đình bất hòa vì lí do tôn giáo và đặc biệt là lầm đường lạc lối trong Thánh đạo.

Chính vì thế, những Tín đồ theo đạo Mẫu Việt Nam cần hiểu biết về vấn đề một cách chính xác, để làm bước tiền đề cho con đường Thánh đạo, chúng ta có cái nhìn đúng đắn và phương thức hành xử hợp lí trong đời sống đạo hạnh và tâm linh, chúng ta tuyên dương Thánh đức một cách đúng đắn và cần thiết, giữ được những bản sắc văn hóa của đạo Mẫu cũng như gia phong nếp nhà, ứng dụng văn hóa của đức Mẹ vào nếp sống gia đình nhằm tạo cuộc sống an hòa, hạnh phúc, ai ai cũng được thấm nhuần ơn phúc của đức Mẹ và Tiên Thánh trong Công đồng Đình thần Tam Tứ phủ, và để con đường đến với Mẹ – Chân Thiện Mĩ mà mình đang đi là công chính và tốt đẹp.

Căn đồng, căn quả, căn đánh sốu là những danh từ cùng chung ý nghĩa, ý nghĩa đó là gì? Nội dung sau đây sẽ chỉ ra điều đó.

Căn là gốc cây, là rễ cây, còn có nghĩa là nguyên nhân, căn do của sự vật, sự việc, hiện tượng.

Số là những biểu hiện, những tác động của các sự vật, sự việc, hiện tượng bên ngoài vào một chủ thể sự sống bao gồm cả con người và các sinh vật có sự sống khác, chủ thể này có thể là một cá thể, hay một nhóm cá thể, hoặc là cả một cả cộng đồng, đôi khi là cả trái đất và vũ trụ.

Quả là kết quả của tất cả những sự tác động bên ngoài đó lên một chủ thể sự sống kia. Quả là cái sẽ đến tất yếu nếu có “căn” kia.

Đồng có nghĩ là đứa trẻ, trong trắng ngây thơ không vết nhơ bẩn.

Tựu chung lại, căn đồng để chỉ con người có những nghiệp duyên, nghiệp chướng, hay nói khác đi là những tội lỗi, đã gây ra từ trước có thể kiếp trước, hoặc kiếp này, tới khi vận đến phải chịu hậu quả, phải đón nhận cái kết quả xấu mà mình đã tạo ra, phải chịu kiếp khổ sở.

Những con người đó may mắn được các Thánh đức đoái thương, nên đã chấm chọn để các Thánh cứu vớt, cũng như thay mặt các Thánh làm việc cứu độ thế gian, làm phúc làm thiện bằng nhiều cách, để hòng chuộc lỗi lại cho bản thân, để đạt được an nhiên thanh thản trong đời sống hiện tại và viên mãn sau khi thoát sinh.

Họ sẽ là những con người trong trắng giống như trẻ con, để cho các Thánh dẫn dẵn đi theo lí trí, lẽ phải, tình thương yêu cùng sự hiểu biết của các Ngài, bởi chỉ có sự xót thương, tình yêu thương của các Ngài cho bản thân người có căn đồng đó mới có thể thanh tẩy tâm hồn, thể xác, biến đổi cuộc sống của người đó, mới có thể cho họ có được phúc thiện một cách hoàn hảo để nhằm chuộc lại lỗi lầm của chính họ đã gây ra trong quá khứ.

Định nghĩa trên dập tắt hết những kẻ tự mãn rằng, căn đồng là một thứ gì đó hơn người, đáng đem ra để so sánh đẳng cấp, căn đồng đơn giản là chính những quả báo của chúng ta mà thôi, không có gì đáng đem khoe mẽ, đáng lên mặt với người khác cả, không có gì đáng khoe khoang cả.

Người có căn đồng là người mang nặng nghiệp duyên, mang nặng số kiếp con người, họ còn phải gánh nặng, tròn việc gia đình xã hội, đủ việc Thánh thần nữa.

Do đó ta chớ có cho việc có đồng là cái gì hơn người, những cũng chẳng lấy gì làm hổ thẹn vì ta đang được phụng vụ Thánh đức, đang được Thánh thần thương xót, có khi ưu ái dẫn dắt chúng ta vượt qua những chông gai của cuộc sống đầy nhiễm ô này.

Hiểu được cái này, chúng ta chớ có biện lễ to lớn lên Thánh đức làm chi, điều đó ko cần thiết, điều đó chứng tỏ chúng ta càng ngày càng mở rộng cái tâm tham lam của chúng ta, để đua tranh nhau giữa các Tín đồ với nhau, mà càng mở rộng tâm tham chúng ta càng nhiều tội hơn, có nghĩa chúng ta đi ngược lại với sở nguyện mà Đức Thánh đến với chúng ta là làm cho ta vơi bớt tội lỗi.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News