Phong Thuỷ

Lễ Thất Tịch là ngày gì? Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau

Lễ Thất Tịch là ngày gì? Lễ Thất Tịch năm 2022 rơi vào ngày nào? Cùng tìm hiểu sự tích ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau và ý nghĩa của ngày này.

ngày ngưu lang chức nữ, phong tục việt nam, tâm linh bí ẩn, thất tịch là ngày gì, lễ thất tịch là ngày gì? sự tích ngưu lang chức nữ gặp nhau

1. Lễ Thất Tịch là ngày gì?

Nếu phương Tây có ngày 14 tháng 2 là ngày lễ tình nhân (Valentine) thì ở phương Đông cũng sẽ có ngày Lễ Tình nhân riêng của họ đó chính là ngày Thất Tịch. Ngày này cũng là ngày gắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ hay ông Ngâu bà Ngâu.

Ở một số nước Đông Á như Việt Nam và Trung Quốc thì ngày 7 tháng 7 Âm lịch theo lịch âm dương được coi là ngày lễ Thất tịch, ngày ông Ngâu bà Ngâu hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau.

Năm Tân Sửu 2022, lễ Thất Tịch rơi vào thứ bảy, ngày 4/8/2022 (dương lịch).

2. Sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ

Theo truyền thuyết, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng Thượng đế, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.

Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào ngày 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.

Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu.

Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng quạ lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu.

Từ đó, cứ tới tháng Bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông. Tuy nhiên, sau một thời gian vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ, Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc và ra lệnh họ phải làm một cây cầu thật vững chắc để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau. Từ đó, Ngưu Lang và Chức Nữ được sống bên nhau.

Có lẽ do tích này mà vùng Bình Định (miền Trung Việt Nam) có từ “quạ làm xâu” nói về những con quạ vắng đi đâu một thời gian rồi trở về với cái đầu trọc lóc trông rất khôi hài. Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra.

Nhà thơ Đỗ Phủ có bài “Khiên ngưu Chức nữ”:

“Khiên ngưu xuất hà tây Chức nữ xứ kỳ đông Vạn cổ vĩnh tương vọng, Thất Tịch thùy kiến đồng. Thần quang cảnh nan hầu,
Thử sự chung mong lung”.

Bài thơ ca thán cho chuyện tình trắc trở của Ngưu lang Chức nữ. Từ đó, con người đã lấy Ngưu lang Chức nữ để phản ánh những chuyện tình ai oán, ly biệt và nỗi khao khát kỳ vọng tình yêu.

Mùng 7 tháng Bảy Ngưu Chức tương hội đã trở thành ngày lành tháng tốt mà mọi người mong đợi. “Thất Tịch” một ngày vui, ngày tốt thành hôn của những người yêu nhau, cầu ô thước cũng trở thành từ chỉ điểm hẹn của các đôi tình nhân.

3. Ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.

Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ và thề hẹn.

Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau.

Ở Hà Nội, vào ngày này, giới trẻ thường đổ về Chùa Hà để cầu quyên, cầu tình. Sở dĩ chùa là địa điểm cầu tình là bởi sự linh ứng truyền tụng trong dân gian nhưng đồng thời cũng gắn với truyền thuyết thời Lý.

Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này.

4. Ngày lễ Thất Tịch năm 2022 là ngày tốt hay ngày xấu?

Như đã nói ở trên, ngày Thất Tịch 2022 là ngày 4/8/2022, cũng là ngày 7/7 âm lịch. Ngày này thuộc Trực Phá (Nên chữa bệnh, phá dỡ nhà, đồ vật.). Ngày lễ Thất Tịch 2022 là ngày Kỷ Sửu; tức Can Chi tương đồng (Thổ), là ngày cát.

Trong ngày này, những người tuổi Đinh Mùi, Ất Mùi bị xung ngày, cũng nên lưu ý cân nhắc công việc trong ngày để không gặp chuyện ngoài ý muốn.

Ngày 04-08-2022 là ngày Tam nương sát. Xấu. Kỵ khai trương, xuất hành, cưới hỏi, sửa chữa hay cất nhà.

Nếu có ý định tiến hành chuyện lớn thì nên chọn các khung giờ hoàng đạo sau để đón lành tránh dữ:

Bính Dần (3h-5h): Kim Quỹ Đinh Mão (5h-7h): Bảo Quang Kỷ Tị (9h-11h): Ngọc Đường Nhâm Thân (15h-17h): Tư Mệnh Giáp Tuất (19h-21h): Thanh Long
Ất Hợi (21h-23h): Minh Đường

Hướng xuất hành tốt trong ngày: hướng Đông Bắc là hướng của Hỷ thần (hướng thần may mắn), trong khi Tài thần lại nằm ở hướng Nam, gia chủ nếu trong ngày Thất Tịch 2022 có ý định cầu tài cầu hỷ có thể xem xét thêm yếu tố này.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News