Phong Thuỷ

Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Vu Lan

Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy? Lễ Vu Lan chính là ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, là ngày để con cháu trong nhà báo hiếu với ông bà, cha mẹ.

lễ vu lan báo hiếu, ngày lễ vu lan, phong tục việt nam, tháng 7 âm lịch, lễ vu lan báo hiếu là ngày mấy? nguồn gốc, ý nghĩa ngày vu lan

Lễ Vu Lan báo hiếu là một nét đẹp truyền thống trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Mỗi mùa Vu Lan đến, mỗi người con, người cháu sẽ được gợi nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước. Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy? Lễ Vu Lan chính là ngày rằm tháng 7 hàng năm theo lịch âm.

1. Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan

Trong cung bậc tri ân và báo ân của dân tộc, Phật giáo đã từ lâu luôn trân trọng và lấy hạnh hiếu làm đầu. Sự tương phùng của tinh thần đó đã dẫn dắt nên những gương hiếu hạnh trong quá khứ cũng như hiện tại, sáng rực và ghi mãi dấu ấn với thời gian.

Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày rằm tháng bảy âm lịch hằng năm, Phật Giáo long trọng tổ chức đại lễ Vu lan – Báo hiếu thật trang nghiêm, hoành tráng từ hình thức tổ chức cho đến nội dung mang ý nghĩa nhân văn trên bình diện tâm linh – văn hóa của con người. Lễ hội xuất phát từ điển tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn.

“Vu Lan” là danh từ gọi tắt của “Vu Lan Bồn”, tiếng Phạn là Ullambana. “Ullam” dịch là “treo ngược” (đảo huyền), dụ cho cái khổ của người chết như bị treo ngược, cực kỳ thống khổ. Chữ “bồn” tiếng Phạn là “bana”, dịch là “cứu giúp”. Như vậy “Vu Lan Bồn” là giải cứu tội bị treo ngược.

“Báo hiếu” là sự đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ hiện tiền và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp.

Lễ Vu Lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác.

Người đầu tiên tiếp nhận không ai khác là Tôn giả Mục Kiền Liên. Tôn giả là một trong mười vị đệ tử xuất chúng của Thế Tôn. Khi Mục Kiền Liên vừa chứng được lục thông, liền nhớ tới mẹ mình, Tôn giả bèn dùng tuệ nhãn kiếm tìm, liền thấy mẹ đang ở trong loài ngạ quỷ hết sức đói khổ. Thương mẹ vô vàn, Ngài đã vận dụng thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Do tâm bà Thanh Đề còn quá sân tham và ác nghiệp thọ báo còn quá nặng nề nên bà không thể dùng cơm vì bát cơm biến thành lửa. Vô cùng đau đớn, không biết dùng cách nào để cứu mẹ mình, Ngài liền về hỏi đức Thế Tôn. Đức Phật liền dạy:

“Tội lỗi của mẹ ngươi dù có dùng thần thông phép lạ của hàng thiên thần địa kỳ cũng không cứu được, duy chỉ nhờ thần lực của chúng Tăng sau ba tháng an cư kiết hạ, tin tấn tu hành thanh tịnh, tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hóa được nghiệp lực, mẹ ngươi mới thoát được cảnh khổ”.

Nghe vậy, Tôn giả mục Kiền Liên liền khẩn cầu Thế Tôn :

“Bạch Thế Tôn, con nay làm sao mời được chư Tăng mười phương cúng dường một lúc như vậy được ?”.

Đức Phật dạy: “Ngày Vu Lan cũng là ngày Tự Tứ của chư Tăng, ông nên sắm các thứ cúng dường trong ngày Tự Tứ. Ngày đó dù các vị ở trong thiền định hay thọ hạ kinh hành, hay hóa độ nhân gian, cũng tập trung lại để Tự Tứ và cầu nguyện cho mẹ người được thoát khổ”.

Tôn giả thực hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn, và chính ngay trong ngày đó mẹ Tôn giả thoát được cảnh khổ ngạ quỷ mà được sanh lên cõi trời. Tôn giả vô cùng hoan hỷ và thỉnh cầu: “Sau này có chúng sanh nào muốn phát tâm hiếu để cầu nguyện cho cha mẹ thoát khổ được vui, họ có được làm như con không?”.

Thế Tôn bảo rằng: “Có thể được làm như vậy trong ngày Tự tứ để cha mẹ đời này và nhiều đời được siêu độ giải thoát”.

Từ đó trong Phật giáo truyền lại một pháp thức cứu độ cho các bậc tiền nhân quá vãng siêu thoát về cảnh giới an lành, được thực hiện trong ngày Vu Lan – Tự Tứ. Vào những ngày này, dù bạn là ai, ở đâu cũng ước muốn được đến chùa để tham dự lễ Vu Lan – Báo Hiếu, thắp một nén hương lòng cầu nguyện cho cha mẹ hoặc đời này hay nhiều đời được siêu độ, còn người đang hiện hữu nhờ công đức này mà an lành hạnh phúc trong cuộc sống nhân sinh.

Kể từ khi Phật Giáo truyền vào Việt Nam, mùa Vu Lan trở thành truyền thống báo hiếu. Ngày nay, lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người” với bất cứ ai đang hiện hữu trên cõi đời này. Hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, nối kết ân tình nghĩa cảm giữa người còn kẻ mất là truyền thống cao đẹp trong dòng chảy văn hóa tình người của dân tộc.

lễ vu lan báo hiếu, ngày lễ vu lan, phong tục việt nam, tháng 7 âm lịch, lễ vu lan báo hiếu là ngày mấy? nguồn gốc, ý nghĩa ngày vu lan

2. Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Ngày rằm tháng 7 được con người tưởng nhớ đến công lao giáo dục, nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ. Thông qua đó thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với bố mẹ, ông bà, tổ tiên. Trong ngày lễ Vu Lan, những người con xa quê đều cố gắng thu xếp thời gian để về tụ họp với gia đình. Với ngày đại lễ này thường được diễn ra tại các chùa chiền lớn, tổ chức rất long trọng.

Trong ngày Lễ Vu Lan, phận làm con không chỉ cầu an, báo hiếu, thông thường đến ngày lễ nhà Phật khuyến cáo nên ăn chay, nên đến chùa để thắp hương cầu khấn và nghe các vị trụ trì thuyết giảng giáo lý nhà Phật với mong muốn những người đã khuất và chúng sinh được yên nghỉ và ấm cúng, còn với những người đang sống một sức khỏe tốt để ở mãi bên con cháu.

Hoặc họ thể hiện lòng nhân từ với chúng sinh thông qua các nghi thức diễn ra tại hồ phóng sinh trong mùa Vu Lan. Việc làm này không những tạo phước cho bản thân, con cháu mà còn giúp cho những người già, người cô đơn cảm thấy hạnh phúc và ấm cúng hơn.

Ngoài ra, mọi nhà đều chuẩn bị mâm cơm tươm tất cho ngày lễ Vu Lan để dâng lên gia tiên, thần linh, cửa Phật và cúng phóng sinh cho các linh hồn để báo hiếu và tỏ lòng thành. Với những người còn cha mẹ có thể dành tặng những lời chúc và nhiều món quà ý nghĩa.

Đặc biệt, lễ hội Vu Lan tại Việt Nam còn tiến hành nghi lễ cài hoa hồng với màu đỏ cho những người còn cha mẹ và hoa hồng màu trắng cho những người đã mất mẹ. Chính nghi lễ này đã thức tỉnh bao người con về đạo hiếu với cha mẹ và giúp thế hệ trẻ luôn sống đúng đạo nghĩa.

Hiện nay, một số nghĩa trang cao cấp tổ chức lễ hội Vu Lan với chương trình cầu siêu cho những người đã khuất để nhắc nhở thế hệ con cháu nhớ về cội nguồn và biết ơn tới đấng sinh thành.

Ngày Vu Lan tại các nghĩa trang không chỉ thu hút nhiều người từ khắp nơi, mà còn có sự hiện diện của đông đảo các Phật tử, với mong muốn cầu chúc cho những người đã khuất được yên nghỉ nơi chín suối, đồng thời cầu chúc cho cha mẹ luôn sống khỏe mạnh để con cháu có dịp đền đáp báo hiếu.

3. Nên làm những việc gì trong tháng 7 âm lịch để được bình an, may mắn?

Giúp đỡ người khác, làm phúc, làm nhiều việc thiện

Giúp đỡ người khác trong lòng bạn sẽ luôn cảm thấy vui tươi bất kể việc có ai đó công nhận điều đó hay không. Tâm trạng tốt lên sẽ xua tan được ưu phiền, giữ được tâm sáng, mang lại bình an.

Ngoài ra, bạn có thể đi chùa câu siêu, cầu bình an cho mọi người, việc này sẽ ạn chế điều không may, tránh được quỷ đói quấy nhiễu trong tháng cô hồn.

Nếu có thể nên ăn chay, hạn chế sát sinh

Dù bạn có tu hành hay không thì việc ăn chay cũng rất tốt cho cả thân và tâm. Hơn nữa, ăn chay một tháng nằm trong khả năng của bạn, không khó khăn như việc ăn chay thường.

Vì thế, trong tháng cô hồn, bạn nên ăn chay để tránh điềm dữ. Bởi trong tháng cô hồn bạn nên hạn chế sát sinh các động vật và ăn chay để tâm hồn mình được thanh thản. Nếu không thể thì cũng nên cố gắng ăn chay ngày mồng 1 và 15 tháng này.

Đi lễ chùa cầu bình an

Đi chùa thắp nhang cầu bình an, cầu sức khỏe… trong tháng 7 là điều nên làm. Cũng trong tháng này, có thể cúng cô hồn vào bất kỳ ngày nào, nhưng tốt nhất là vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch.

Giữ thái độ vui vẻ, hòa nhã

Dù là đối với bất cứ ai thì cũng nên ăn nói vui vẻ, nhã nhặn. Không nên tham gia váo các cuộc cãi vã, xung đột. Khi thấy người khác gặp tình huống nguy cấp, nên ra tay giúp đỡ, không toan tính thiệt hơn.

Giúp đỡ người khác, làm phúc, làm nhiều việc thiện

Giúp đỡ người khác trong lòng bạn sẽ luôn cảm thấy vui tươi bất kể việc có ai đó công nhận điều đó hay không. Tâm trạng tốt lên sẽ xua tan được ưu phiền, giữ được tâm sáng, mang lại bình an.

Ngoài ra, bạn có thể đi chùa câu siêu, cầu bình an cho mọi người, việc này sẽ ạn chế điều không may, tránh được quỷ đói quấy nhiễu trong tháng cô hồn.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News