Phong Thuỷ

Linh hồn người tự tử sau khi chết thường khó được siêu thoát

Y cứ theo những lời dạy của Đức Phật chúng ta biết rằng người tự sát sẽ chịu quả báo rất đau khổ và linh hồn sau khi chết thường rất khó siêu thoát.

linh hồn người chết, luân hồi chuyển kiếp, luân hồi là gì, tâm linh bí ẩn, linh hồn người tự tử sau khi chết thường khó được siêu thoát

Ông trời có đức hiếu sinh, sinh mệnh con người vô cùng trân quý nên không thể tùy tiện vứt bỏ được. Vì không muốn con người tự làm hại tính mệnh mình nên những người tự sát thì linh hồn thường khó siêu thoát.

Ngày nay tự tử đang là vấn đề nóng của xã hội, không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên thế giới. Thế giới ngày càng phát triển, hiện đại, tiện nghi thì con người lại phải đối diện với nhiều áp lực đến từ mọi thứ xung quanh.

Trước những khó khăn đó, nhiều người không thể vượt qua được nên đã chọn con đường tự tử để chấm dứt tất cả. Dưới góc nhìn của đạo Phật, tự tử có phải là hết? Lấy cái chết để giải quyết vấn đề có phải là phương pháp đúng đắn?

1. Tình trạng vấn đề tự tử trên thế giới

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 40 giây, trên thế giới lại có một người tìm cái chết bằng cách tự tử. Đặc biệt, tại các nước công nghiệp phát triển như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Canada tỷ lệ tự tử và số người có ý định tự tử ngày càng gia tăng. Những trường hợp tự tử xảy ra ở nhiều nơi và thuộc nhiều đối tượng khác nhau.

Nhật Bản – một nước có thu nhập bình quân đầu người cao, cuộc sống của người dân không phải là khó khăn nhưng đây lại là quốc gia có số người tự tử lớn trên thế giới. Ở Nhật Bản có cả một khu rừng tự tử.

Năm 2019, Hàn Quốc đã chứng kiến sự ra đi của rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở tuổi đời còn rất trẻ. Còn ở Việt Nam, tháng 04/2018, nam học sinh lớp 10 ở TP. Hồ Chí Minh tự tử bằng cách nhảy từ tầng cao.

Tháng 07/2018, ở Nghệ An có hai trẻ vị thành niên đăng tin lên mạng vĩnh biệt người thân rồi vào rừng ăn lá ngón tự tử. Nhìn chung, tình trạng tự sát quyên sinh đang là vấn đề đáng báo động trên thế giới.

2. Nguyên nhân sâu xa khiến nhiều người tìm đến tự tử

Một câu hỏi đặt ra, điều gì đã thôi thúc một người đi đến quyết định tiêu cực là tự tử? Tại sao những bạn trẻ mới chỉ 15, 16 tuổi hay những người rất thành đạt, có học thức, địa vị trong xã hội, những con người đang ở đỉnh cao của tiền tài, danh vọng lại tự tử?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tự sát như: căng thẳng trong các mối quan hệ, trầm cảm, mệt mỏi, áp lực cuộc sống hoặc để trốn tránh tội lỗi đã gây ra… Tất cả những nguyên nhân trên đều tựu chung lại là do đau khổ, bế tắc, tuyệt vọng,… từ trong tâm thức. Trong tâm họ quá đau khổ không thể tìm ra lối thoát.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Tại sao người ta phải tự tử, quyên sinh như vậy? Bởi người ta không hiểu được cái tâm này, không làm chủ được nó. Tại sao trước khó khăn chúng ta gục ngã, không đứng dậy được, không vượt lên được? Là vì mình không làm chủ được cái tâm này. Không biết nó thế nào, nó bảo sao mình phải làm vậy, mình là nô lệ cho cái tâm này của mình. Nó buồn là mình phải buồn, nó cho vui là mình được vui, nó bảo chán đời là mình phải chán đời. Đó là cái tâm của mình”.

Từ lời giảng trên Sư Phụ chúng ta thấy rằng, nguyên nhân của việc tự tử là bởi chúng ta không hiểu được bản thân mình. Chính vì không hiểu về tâm dẫn đến không kiềm chế được cảm xúc, tâm tư, tình cảm chính mình mà sinh ra những áp lực, mệt mỏi, không thể tìm ra lối thoát dẫn đến tự tử.

3. Hãy biết trân trọng sự sống của chính mình

Được may mắn mang thân người, hãy coi những thử thách là nghiệp phải trả, cố gắng sống có ý nghĩa, cống hiến, phụng sự, và làm nhiều điều thiện lành để tích nhiều phước. Nếu ta đang làm điều tốt mà vẫn gặp chuyện trái ý nghịch lòng, đó là quả báo đến từ quá khứ. Những điều tốt đẹp ta đang làm là ta đang gieo nhân cho tương lai, và sẽ gặt thành quả một ngày đẹp trời nào đó trong tương lai.

Còn nếu ai sống không tốt, làm điều xấu nhưng vẫn thấy họ may mắn, là họ đang được hưởng phước báo họ đã làm điều lành trong quá khứ, những điều xấu xa họ làm bây giờ họ sẽ gánh đủ trong tương lai.

Đừng quá bi quan. Cuộc sống không dồn ép ai vào đường cùng bao giờ. Tất cả vấn đề đều có cách giải quyết. Chỉ là chúng ta đừng quẩn quanh một mình, mà hãy chia sẻ ra bên ngoài và nhận lấy sự giúp đỡ của những người xung quanh.

Mọi chúng sinh trên thế gian dù là con người hay con vật đều có tính ham sống sợ chết, nếu không đến mức đau khổ tột cùng có lẽ chẳng có ai lại lựa chọn hủy hoại chính mạng sống của mình.

Những người tự sát họ đâu biết được rằng hành động hủy hoại sinh mạng của mình không những không làm họ bớt khổ đau mà còn khiến họ mang trọng tội, chuốc thêm bao nhiêu nỗi thống khổ cho tâm linh của họ.

Một sinh linh khi chào đời đã mang trong mình bốn ơn nặng, đó là ơn cha, ơn mẹ, ơn thầy dạy đạo và ơn chúng sinh (có thể thu nhỏ lại là ơn xã hội). Bốn ơn nặng dù cho trải qua muôn kiếp cũng khó đền.

Rồi còn biết bao nhiêu khổ đau tìm đến, đó đều là những món nợ mà sinh linh cần phải trả, vậy mà người tự sát lại chọn con đường trốn chạy, tự kết thúc sinh mạng của mình để trốn nợ, không biết rằng nợ càng thêm nợ, khổ càng thêm muôn phần.

Trừ những người tự sát vì nghĩa cử cao đẹp như tự sát để cứu người, người tướng sĩ tự sát vì quốc gia, người con gái tự sát vì bảo vệ danh tiết… thì được giảm nhẹ tội (vẫn tính là có tội), những người tự sát vì những lí do ngu si thì đều phải chịu những hình phạt rất thống khổ.

linh hồn người chết, luân hồi chuyển kiếp, luân hồi là gì, tâm linh bí ẩn, linh hồn người tự tử sau khi chết thường khó được siêu thoát

4. Quả báo của việc tự tử

Dưới góc nhìn Phật giáo, người tự tử là người có tội giết người mặc dù mình tự sát vẫn có tội như giết người khác. Thậm chí, tội giết mình còn nặng hơn tội giết người khác. Nói cách khác, tự tử là phạm tội sát sinh! Tội nặng nhất trong tội sát sinh!

Trong nhiều bài kinh Đức Phật dạy, chúng sinh nào tạo tội sát sinh thì có nhân quả đọa vào ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh (kinh Nghiệp Báo Của Nghiệp Giết – Tương Ưng II, chương 8, phẩm 1, phần Đống xương; kinh Người Sinh Làm Nữ Dạ Xoa trích kinh Pháp Cú – tích truyện…).

Trong năm điều đạo đức của người Phật tử tại gia, Đức Phật dạy không sát sinh, không giết hại sinh mạng của chúng sinh. Với quan điểm của đạo Phật tự sát cũng là một việc sát sinh, đó là giết hại chính thân mạng của mình.

Tự tử không giải quyết được nhân quả của mình, không giải quyết được tội lỗi của mình. Chúng sinh tạo tội xong sợ tội, chúng sinh buồn khổ vì tội, chúng sinh đi tự tử bảo là hết tội, chết là hết tội. Không có chuyện chết là hết tội. Nếu đã tạo tội, tạo ra nghiệp ác rồi thì chết các nghiệp ấy vẫn đi theo và sang kiếp sau nó vẫn trổ ra, chúng sinh vẫn trả nghiệp, trả ác, trả tội như thường và còn nặng thêm.

Tự sát và giết người cũng là tội như nhau. Tự sát cũng là giết người, mà giết chính mình. Quả báo đều phải xuống địa ngục. Nếu nghĩ đời khổ quá, chán đời quá, chết đi cho hết khổ. Nhưng mà tự sát thì không hết khổ, chết rồi, cái khổ lại còn khổ hơn.

Y cứ theo những lời dạy của Đức Phật chúng ta biết rằng người tự tử sẽ chịu quả báo rất đau khổ và linh hồn sau khi chết thường rất khó siêu thoát.

Vì vậy, tất cả những ai đang có tư tưởng muốn tự tử hãy thay đổi quan điểm chết là hết, chết cho nhẹ người để không phải chịu quả báo khổ cho mình và ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Luật nhân quả rất công bằng với tất cả. Khi một người làm ác thì phải trả quả khổ, có thể trả ngay, có thể kiếp khác, khi hội đủ duyên. Theo luật nhân quả thì bạn bị ốm yếu, bệnh hoạn, bị kẻ khác bắt nạt, đày đọa, đánh đập, tóm lại là sống dở chết dở… tức là bạn đang phải trả những quả đã gieo nhân ác trong quá khứ. Vì thế, nếu muốn tránh khổ đau bằng ách tự sát thì tức là bạn đang đi ngược lại luật nhân quả. Đó là điều không thể.

Chết có thể là hết khổ, nhưng là cái chết kiểu khác, chết thanh thản. Còn chết do tự sát, chắc chắn là một sự tiếp nối vòng xoáy khổ đau hơn. Chẳng hạn, một kẻ giết người, bị xử tù, và rồi tự sát chết, thì với luật pháp thế gian, là hết tội. Nhưng với luật nhân quả thì chết sẽ tiếp tục trả quả khổ và tội còn nặng hơn.

Người tự sát sau khi chết và thọ xong quả báo tự sát rồi thì phải đi đến các địa ngục lớn nhỏ mà thọ hình tiếp cho đến khi nghiệp tận rồi, họ mới có thể thoát ra và đi đầu thai. Nhưng tái sinh vào đâu, việc này còn tùy thuộc vào nghiệp đã tạo của họ.

5. Người đã tự tử làm sao để được siêu thoát?

Theo quan điểm của đạo Phật, người tự sát là phạm tội sát sinh, giết đi sinh mạng của mình. Với nhân ác đó họ sẽ phải chịu nhân quả không tốt cho chính mình. Từ nhân không tốt ấy mà đọa lạc trong những cảnh giới đau khổ, đói khát như địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.

Cũng có nhiều trường hợp sau khi chết họ thường tác động để người thân biết mình đang hiện hữu trong nhà. Bằng cách này, cách kia, họ tạo ra tiếng động, những hiện tượng kỳ lạ trong nhà.

Trong kinh Tiểu Bộ – phẩm Con Rắn – Chuyện Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường, có kể về câu chuyện người thân của ông vua Bimbisara bị sinh vào cõi Ngạ Quỷ (nhân gian Việt Nam gọi đó là vong linh, linh hồn). Vì đói khát, họ về hoàng cung, đứng sau những bức tường, tạo lên những âm thanh kỳ lạ khiến đức vua Bimbisara vô cùng hoảng sợ. Sau đó ông bạch xin Phật được cúng dường lên Đức Phật và chúng Tăng để hồi hướng phước báu cho các vong linh. Sau khi cúng dường xong thì không còn những hiện tượng trên nữa. Trong trường hợp người thân tự tử, chúng ta cũng nên làm theo lời Đức Phật dạy để hồi hướng phước cho họ.

Khi trả lời cho một bạn khóa sinh về câu hỏi làm gì để cứu người đã tự tử, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Bây giờ, con muốn giúp cho người tự tử thì con có thể làm một cái lễ, nói với gia đình nhà bạn ấy, thỉnh chư Tăng làm lễ. Nếu khai thị được cho vong hồn bạn ấy thì bạn ấy có thể sẽ qua một số các cảnh khổ, bớt đi, rồi làm phúc cho bạn ấy, giúp cho bạn bớt đi. Chứ không, chết trong trạng thái tự tử, tự vẫn ấy đau khổ lắm con ạ. Nó u uất và không giải thoát được. Cho nên những chỗ nào, ở đâu mà có người tự tử chết, chỗ ấy rất là khổ. Chỗ đấy, vong hồn chết tự tử, nó thường lẩn khuất ở đó, và làm cho chỗ đó rất là ghê sợ, không tốt”.

Qua lời dạy trên Sư Phụ, mong rằng những ai đang rơi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi có ý định tự sát quyên sinh thì thay đổi được quan điểm sống của mình. Chúng ta sống lạc quan, yêu đời, làm lợi ích cho đời, cho xã hội thì những điều tiêu cực, áp lực sẽ được vơi đi. Cũng như thực hành những lời khuyên, phương pháp tư duy mà Sư Phụ đã dạy để có lối sống tự chủ, lành mạnh, an lạc giữa cuộc đời.

Tuy nhiên, không phải ai tự sát cũng đều bị đọa địa ngục. Trong lịch sử, chúng ta được biết đến nhiều cuộc tự sát quyên sinh để dành lợi ích cho số đông, mang lại lợi ích cho nhiều người. Những hành động xả bỏ thân thể, hi sinh thân mình vì người khác mà không vì ích kỷ cá nhân. Ví như cuộc tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đức, các thánh tử vì đạo những năm của thế kỷ trước đã giúp cho Phật giáo Việt Nam tránh được nguy cơ hủy diệt, phát triển được như ngày nay.

6. Giải pháp để ngăn chặn việc tự tử theo phương pháp của đạo Phật

Đại đức Thích Trúc Thái Minh cho rằng: “Chúng ta xuất hiện ở đời này là một điều kỳ diệu và rất đáng trân quý. Nếu tất cả chúng ta, ai cũng nghĩ rằng mình chỉ còn được sống một ngày hôm nay thôi, ngày mai mình không được sống nữa rồi, thì mình thấy thế nào? Mình phải trân quý sự sống từng phút, từng giây! Sống làm sao cho có ý nghĩa nhất, sống làm sao đẹp nhất, làm được việc gì tốt đẹp nhất cho đời”. Mạng sống của chúng ta thật đáng quý, một khi đã mất đi mạng sống không biết bao giờ có lại được. Nếu mỗi chúng ta ai cũng biết được điều này thì sẽ sống tốt, sống có ý chí, sống phấn đấu mà không rơi vào bi quan tiêu cực dẫn đến việc tử tự.

Có hai phương pháp để không rơi vào tình trạng muốn tự sát. Từ hai phương pháp này, mỗi chúng ta đều nên áp dụng để không phải rơi vào trạng thái tiêu cực, bi quan ấy.

a. Nếu tự tử vì không chịu được áp lực cuộc sống thì hãy nhẫn chịu để vượt lên khó khăn

Bên cạnh việc thay đổi những thói quen xấu, tạo lập một lối sống lành mạnh, tích cực tham gia vào các hoạt động thể dục, thể thao thì mỗi người nên chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng. Người có tâm lý vững vàng sẽ là người đối diện được với những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Theo quan điểm của đạo Phật, Đại đức Thích Trúc Thái Minh dành lời khuyên: “Cuộc sống nếu có bế tắc cũng đừng bao giờ nghĩ đến tự sát, mà các con hãy nhẫn chịu để vượt qua.

Mà không phải một năm, có khi ba năm, năm năm, mười năm nhẫn chịu; nhưng mình vẫn sống, vẫn rèn luyện những phẩm chất tốt vẫn được. Cho nên đối với đạo Phật tuyệt đối không được tự sát trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không bao giờ nghĩ đến tự sát và không được tự sát. Tự sát là một tội rất lớn và đều bị đọa lạc cả”. Chúng ta biết rằng, nhẫn là một trong những bí quyết để cắt bỏ suy nghĩ tự sát. Nếu thực hành chữ “nhẫn” đúng theo tinh thần của nhà Phật sẽ giúp chúng ta kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh trước mọi việc.

b. Tự tử bắt nguồn từ tâm – hiểu về tâm để giải quyết cái khổ từ tâm

Mọi việc trên đời đều bắt nguồn từ tâm. Chúng ta hiểu rằng, nếu tâm ta mát mẻ, an vui thì cuộc sống cũng mát mẻ an vui. Tâm của ta nóng nực, bực bội thì cuộc sống cũng tương đồng như thế. Nên việc quan trọng nhất của chúng ta cần làm để có một nguồn tâm mạnh mẽ chính là tìm hiểu, rèn luyện tâm mình. Sau khi rèn luyện chúng ta sẽ làm chủ được nó, từ đó diệt trừ được những tâm bất thiện chán đời, tuyệt vọng ở trong suy nghĩ của mình.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Bao năm qua con người ta chạy ra bên ngoài, khám phá thế giới vật chất bên ngoài, khám phá xã hội bên ngoài quên mất chính mình, quên đi chủ nhân của cái khám phá này. Đến bây giờ bắt đầu thức tỉnh quay về khám phá lại chính mình. Xem mình là gì, ta là cái gì? Ta là chủ nhân của thế giới này. Ta là trung tâm của thế giới này. Các bạn nhớ có các bạn mới có thế giới này của các bạn, không có các bạn là không có thế giới này của các bạn đâu, cả thế giới này mất đi cùng các bạn luôn. Vậy ta phải tìm hiểu chính mình, mà tìm hiểu chính mình là quay về tìm hiểu tâm mình. Tâm mới là chủ nhân cuộc sống của chúng ta”.

Bên cạnh đó, để giải tỏa căng thẳng, giảm stress, Đại đức cũng khuyên chúng ta nên học một khóa về thiền. Bởi vì thiền sẽ làm cho tâm trở về bình lặng, bình tĩnh trước mọi vấn đề.

Nguồn: tamhuongphat.com!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News