Phong Thuỷ

Lời Phật dạy về lời nói khi nóng giận để tránh hao tổn, tiêu tan phú quý

Phật dạy về lời nói khi nóng giận giúp ta hiểu ra rằng dẫu một người có cái tâm tốt đến đâu, nhưng không kiểm soát được những lời nói khi nóng giận của mình thì phúc đức, tài lộc cũng theo gió mà đi.

bài học cuộc sống, lời phật dạy, lời phật dạy về lời nói khi nóng giận để tránh hao tổn, tiêu tan phú quý

Tức giận là cơ chế phản xạ tự nhiên của con người khi đối mặt với những việc không được như ý nguyện của bản thân. Có rất nhiều cách để người ta thể hiện sự không hài lòng đó, có thể là bằng hành động, ánh mắt, nhưng đơn giản và thường thấy nhất chính là ngôn ngữ.

Lời nói ra khi đang tức giận giúp chủ thể cảm thấy nhẹ nhõm phần nào sự dồn nén bên trong con người mình, nhưng thực tế khi không có gì ngăn cản cái miệng, nó lại gây ra nhiều hậu quả hơn người ta vẫn nghĩ. Thường thấy nhất là những lời nói đó sẽ khiến đối phương tổn thương nặng nề.

Lời Phật dạy về lời nói khi nóng giận cho thấy, người có tu dưỡng, có bản lĩnh là người kiểm soát và kiềm chế được những câu chữ trong lúc giận dữ của mình. Người như vậy cũng thường thành công hơn cả bởi chế ngự nóng giận, vạn sự tốt lành.

1. Tức giận là cuộc kinh doanh lỗ lớn nhất

Phật dạy rằng tức giận là cuộc kinh doanh lỗ nhất trên đời. Đức Phật không phân biệt cơn nóng giận xảy ra do lý do chính đáng, hợp lý hay không. Chỉ biết rằng khi nóng giận, tâm con người khó mà đủ lý trí để kiểm soát hành vi và ngôn ngữ của mình.

Khi ấy, những câu chữ sắc bén nhất, dễ gây tổn thương người nhất thường chẳng được đại não xử lý kĩ càng, cứ thế tuôn ra dễ dàng.

Lời Phật dạy về lời nói khi nóng giận rằng, phiền não sẽ đến với những người không biết từ bỏ nóng giận.

“Người khôn nói ít nghe nhiều. Lựa lời đối đáp, lựa điều hỏi han

Trước người hiền ngõ khôn ngoan. Nhường trên một bước, rộng đường dễ đi

Chuyện người, chớ nói làm chi. Chuyện mình, mình biết vậy thì mới khôn.”

2. Nổi cáu là tối kỵ của tu hành, là đốt sạch công đức của mình

Mỗi một lần nổi cáu, công đức của người đó lại giảm đi, nghiệp báo cũng tăng lên. Đấy là còn chưa nói tới những lời có tính sát thương được phát ngôn khi đang nóng giận.

Bởi vậy, nếu không sửa đổi tính xấu này, theo như lời Phật dạy về lời nói khi nóng giận, dù có niệm bao nhiêu bộ kinh, có thuyết bao nhiêu lần pháp thì cũng chẳng lĩnh ngộ được cái tinh hoa an yên nơi cửa Phật. Như vậy thì làm sao và đến bao giờ con người mới thoát khỏi bể khổ?

3. Niệm giận nổi lên, cánh cửa nghiệp báo cũng mở

Một khi tâm nảy sinh oán giận, trí tuệ sẽ đánh mất, lý trí bị che mờ. Khi đó, con người ta sẽ xử sự theo cảm tính, muốn gì nói nấy.

Điều đó không chỉ làm tổn thương mình, mà còn hữu ý hoặc vô tình gây thù kết oán với người khác. Một khi không thể hóa giải oán thù, khi nhân duyên chín muồi, báo ứng sẽ hiện ra ngay trước mắt, nghiệp báo sẽ tới rất sớm.

Hơn nữa, lời Phật dạy về lời nói khi nóng giận thì đó cũng là một dạng điển hình của khẩu nghiệp. Mà một khi đã gây ra khẩu nghiệp thì dù chỉ là một lời ác khẩu, ác ngữ đều có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

4. Chớ nên tâm tốt mà miệng không tốt, tu tâm mà không tu khẩu

Trong 10 cái nghiệp của con người, nghiệp từ miệng là điều dễ xảy ra nhất và cũng tạo thành nhiều nghiệp nhất. Khi đó, quả báo kiếp sau sẽ vô cùng thảm thiết.

Của cải dù to lớn như núi như sông, nhưng cái miệng ăn lâu ngày rồi cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo từ nhiều đời, nhưng một khi cái miệng tạo nghiệp, chỉ biết nói những lời phê bình, chỉ trích, giận dữ, ác độc… thì phú quý có thể tiêu tan trong nháy mắt.

Lời Phật dạy về lời nói khi nóng giận rằng, cơn giận đến, phúc khí đi, đó là quy luật bất biến. Người muốn giữ phúc khí ắt phải biết khống chế cơn giận giữ mình trước.

Khi ta trút sự tức giận, bực tức, khó chịu của mình cho người khác, đặc biệt là người quan tâm tới mình thì sự việc chẳng những không khá hơn mà ngược lại, những lời nói sắc bén trong lúc thiếu suy nghĩ đó có thể làm tổn thương sâu sắc tới người yêu thương ta.

Khi chúng ta đem sự tức giận, khó chịu cho những người quan tâm mình, thì sự việc cũng chẳng khá hơn mà ngược lại, những lời sắc bén đó lại chỉ có thể làm tổn thương những người yêu thương ta mà thôi.

Có câu “cái thân làm tội cái đời, cái miệng nói lắm thành lời hại thân”. Vẫn biết cuộc sống không hề dễ dàng, nhưng ai cũng phải đối diện với những việc không vui, không được như ý khiến ta bực bội.

Tuy nhiên, cuộc sống là của chính mình, chúng ta dùng tâm thái ra sao khi đối đãi với cuộc sống thì cuộc sống cũng hoàn trả lại ta như thế.

Người thực sự thông tuệ là người sẽ không bao giờ xả cơn giận ra với người khác, càng không để những lời nói khi giận dữ của mình làm tổn thương tới người xung quanh.

Th!


8 hành động làm tổn hao phúc báo, tài lộc tiêu tán, dễ gặp xui xẻo

Hay sát sinh

Sát sinh được coi là hành vi làm tổn hại nghiêm trọng đến phúc báo, cũng khiến cho phúc báo bị tổn hao nhanh nhất. Trong giáo lý nhà Phật, không sát sinh cũng đứng đầu tiên trong ngũ giới mà Phật tử cần phải tuân theo.

Tuy nhiên, việc không sát sinh trong cuộc sống hàng ngày là việc vô cùng khó khăn, bởi dù tâm ta không cố ý thì vẫn khó tránh những lúc dẫm đạp phải con sâu, cái kiến, ấy cũng là sát sinh vậy. Thế nên, nếu không nhất định phải sát sinh, chúng ta hãy hạn chế sát sinh.

Sát sinh sẽ khiến cho phúc báo của bản thân bạn bị hao tổn dần dần. Khi mà phúc báo tích tụ được từ kiếp trước sang kiếp này thì con người ta có thể sẽ phải chịu nghiệp báo do sát sinh mà thành.

Tức giận, cáu kỉnh, oán thán

Đại sư Ấn Quang có răn rằng: “Người phụ nữ không hay tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Còn những phụ nữ hay tức giận cáu kỉnh thì sinh con sẽ khó nuôi.”

Giận dữ cũng như ngọn lửa thiêu rừng công đức. Chỉ một cơn giận dữ cũng có thể tạo thành ngọn lửa thiêu đốt hết phúc đức tích tụ từ trước đó.

Người xưa có câu: “Oán giận một lần với người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp”.

Hãy học cách kiềm chế cảm xúc của mình, giải tỏa cảm xúc bằng nhiều cách khác chứ đừng nên để bản thân cáu giận không kiểm soát, vừa hại người mà còn hại chính bản thân mình.

Tham lam, keo kiệt, hiếm khi làm việc thiện

Sự giàu có không đến từ việc tham lam vơ vét mọi thứ quanh mình hay keo kiệt bo bo giữ của không muốn cho ai. Ngược lại, keo kiệt và tham lam còn khiến cho cái nghèo cái khó cứ mãi đeo đuổi chúng ta.

Không có lòng thương xót, không làm việc thiện thì phúc báo khó mà có được. Không biết thông cảm và giúp đỡ mọi người thì nhân duyên cũng theo đó mà sa sút, chẳng những không thành công trong sự nghiệp mà còn khó có được hạnh phúc trong đời.

Chẳng có tiền bạc nào là vĩnh cửu, người chết đi cũng chẳng thể mang theo bạc tiền. Tuy nó có thể mang lại sự vui vẻ, sung sướng nhất thời nhưng xét kĩ về hậu vận thì người có những tính xấu trên khó có được phúc lành.


Lời Phật dạy về ân oán: Không giận không oán sẽ không đau khổ

Trên đời này, chữ “ân” thì ít mà chữ “oán” thì nhiều. Bởi vậy con người mới cứ mãi vùng vẫy trong nỗi muộn phiền vì chuyện vay rồi trả, trả rồi vay, cứ thế triền miên mãi không dứt do chính bản thân mình gây ra.

Người ta cứ hay than vãn “Sao số tôi khổ thế?”, “Bao giờ tôi mới hết khổ?” nhưng lại không tự ngẫm lại xem mình đã sống thế nào.

Hay người ta cũng thường hay cãi cự “có thù có oán mà không trả sao đáng làm người?”. Ai cũng chỉ chăm chăm ăn miếng trả miếng người khác như vậy thì sao mà không loạn cho được.

Trả thù một người thì dễ nhưng để người từng đặt điều, hãm hại mình biến lòng hận thù trở thành sự kính nể với mình lại khó vô cùng.

Bị người vô cớ vô lý thù ghét, chúng ta không ghi hận không oán giận mà đi tìm hiểu nguyên do, chắc chắn mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Cũng chính những người từng ghét ta ấy, khi có dịp, ta lại giúp đỡ họ lúc họ hoạn nạn khó khăn. Như vậy, oán hận sẽ được giải quyết rất dễ dàng, biến thù thành bạn.

Như vậy sẽ tốt hơn là cứ tiếp tục tranh đấu, mang lòng thù hận để rồi lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị trả thù. Ngày ăn không ngon, tối ngủ không yên.

Chúng ta nên biết rằng, không có việc gì trên đời này tự nhiên mà có, tất cả đều do hai chữ nhân – quả.

Hay nói cách khác, những oán thù mình gặp hôm nay thực chất đều là hậu quả của cái xấu cái ác mà mình đã tạo ra từ trước đó. Mình khổ do chính mình chứ chẳng phải ai khác làm.

Mọi việc trên đời đều do cái tâm mình sinh ra. Muốn được sống sung sướng, hạnh phúc thì hãy sống thiện, sống biết báo ơn.

Còn cứ mãi ôm hận, tham lam, sân si ích kỷ thì chỉ có thể sống trong khổ đau phiền não cả đời mà thôi.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News