Phong Thuỷ

Luân hồi là gì? Sự vận hành của luân hồi như thế nào?

Luân hồi là gì? Vì sao con người phải luân hồi? Mỗi lần luân hồi ký ức có hoàn toàn biến mất? Sự vận hành của luân hồi như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

luân hồi chuyển kiếp, luân hồi là gì, tâm linh bí ẩn, luân hồi là gì? sự vận hành của luân hồi như thế nào?

1. Luân hồi là gì?

Luân hồi, tiếng Phạn là samsàra, có nghĩa là sự chuyển sinh, sự chuyển tiếp, sự diễn tiến liên tục của những kiếp sống; và sự chuyển sinh liên tục đó, thường được biểu thị bằng bánh xe (cakka) và được gọi là bánh xe luân hồi (samsaracakka).

Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc, và bánh xe ấy cứ quay mãi trong vòng trầm luân của sanh tử khổ đau cho đến khi nào con người tu tập và đạt đến sự giải thoát tối thượng.

2. Vì sao con người phải luân hồi? Mỗi lần luân hồi ký ức có hoàn toàn biến mất?

3. Sự vận hành của luân hồi

Luân hồi tồn tại và vận hành độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ niềm tin tôn giáo nào. Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo và cả những người theo thuyết thần trí học đều đề cập đến vấn đề này.

Thuyết luân hồi bao hàm ý nghĩa rằng sau khi chết thì linh hồn của loài người cũng như loài vật và ngay cả loài cây cỏ cũng sẽ chuyển sinh từ cơ thể này qua cơ thể khác tùy theo những gì đã gây ra lúc còn sống.

Dù khái niệm này có liên quan tới nhiều tín ngưỡng, không có nghĩa một người tin vào luân hồi là người có tôn giáo hay ngược lại, người có tôn giáo chắc chắn tin rằng luân hồi là có thực.

Nhiều người nghĩ kiếp luân hồi là chuyện cao siêu trong Phật Pháp tuy nhiên hiểu về luân hồi sẽ nhận ra đây được coi là vòng xoay trong muôn loài dù được thừa nhận hay không thì luân hồi vẫn là sự thật hiển nhiên có thực trong cuộc sống.

Riêng đối với Phật giáo thì luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sinh tử khổ đau.

4. 6 cõi luân hồi

Cửa đầu thai của chúng ta càng không phải do một vị thần minh nào làm chủ tể quyết định. Theo quan điểm Phật giáo thì tùy vào nghiệp, nhân quả của mỗi người mà họ sẽ đầu thai vào 1 trong 6 cõi luân hồi.

Sở dĩ gọi là 6 cõi của Phật giáo, tức là chỉ 6 hình thức đầu thai của sinh mệnh trong thế giới phàm tục, được phân biệt qua các cõi Trời – Atula – Người – Súc Sinh – Quỷ đói và Địa ngục.

Cõi Trời (Chư Thiên):

Chư Thiên vui hưởng sức khỏe, tiện nghi, của cải và hạnh phúc toàn hảo suốt cuộc đời họ.

Cõi Trời phân ra Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Trong cõi Dục giới phúc báo của chúng sinh rất lớn, thọ mệnh lâu dài không phải chịu những nỗi khổ Sinh – Lão – Bệnh – Tử như con người.

Chúng sinh trong cõi Dục giới, từng đôi nam nữ đầu thai vào trong nhụy hoa, khi hoa nở chính là hình thức hóa sinh của họ. Ở cõi này không tính thời gian theo sự chuyển động của mặt trời, mặt trăng mà lấy mỗi lần hoa nở hoa khép là 1 ngày.

Cõi Atula:

Atula còn được gọi là Phi thiên, có phúc báo lớn cách không xa với chúng sinh cõi trời. Chúng sinh ở cõi này vì thiện nghiệp trong quá khứ lớn, cõi Atula phúc báo không bằng cõi trời. Nỗi khổ của các cõi khác nhau và trong cõi A Tu La này, cùng những cuộc chiến đấu và gây hấn thường xuyên, họ cũng không thoát khỏi đau khổ vì lòng ganh tị của họ với chúng sinh cõi Trời.

Cõi người:

Cõi người, tức là con người ở thế gian, tuy không có phúc báo thù thắng như người Trời, cuộc đời có khổ có sướng nhưng có cơ duyên được nghe Phật giảng kinh thuyết pháp và tu hành Phật pháp đạt đến cảnh giới giác ngộ, siêu vượt khỏi luân hồi.

Không có Thiện nghiệp khiến cho chúng sinh bị đạo vào 3 cõi Ác mà quả báo của thiện nghiệp thì được thác sinh vào 3 cõi Thiện. Trong 3 cõi Thiện, phúc báo của chúng sinh ở cõi Trời rất lớn, tiếp theo là cõi Atula, thứ ba là cõi người nhưng chỉ có cõi người mới là nơi thích hợp để tu trì Phật pháp.

Địa ngục – Súc Sinh – Quỷ đói thống khổ triển miên trong những hình phạt tàn khốc như bị thiêu đốt, lột da, đói rét và ngu si cho nên thiếu cơ duyên tu hành hoặc không nghĩ đến việc tu hành.

5. Duyên vợ chồng là do luân hồi: Lý giải người hạnh phúc, kẻ khổ đau

Người với nhau đều có duyên phận, một người tình cờ gặp cũng mỉm cười cúi chào ta cũng là do duyên phận xưa kia. Có những người mới gặp ta đã quý mến nhưng có những người khiến ta chỉ muốn cáu bẳn, quát mắng họ mà thôi.

Việc này được giải thích đơn giản là do duyên từ kiếp trước mà thành vì mới gặp ta đâu biết họ là ai, tốt xấu như thế nào mà ta đã phản ứng trong vô thức như vậy.

Theo quan niệm Phật Giáo, người với người gặp nhau cũng là vì một chữ DUYÊN và đặc biệt chính duyên tiền định đã se nên duyên vợ chồng của một cặp đôi trong kiếp này.

Trong kiếp luân hồi liên kết với nhau như chiếc lò xo không có hồi kết ta chẳng biết mình từng gặp gỡ và yêu thương hay gây thù chuốc oán những ai. Chính những lời nguyện, lời hẹn ước hoặc thậm chí là thề độc… cũng đều có khả năng khiến chúng ta trở thành vợ chồng trong hiện tại.

Vì thế, về cơ bản là để trở thành vợ chồng kiếp này của nhau, cả hai phải có mối quan hệ nhân duyên từ các đời trước trong vòng xoay luân hồi bất tận.

Và nếu có điều gì đang diễn ra ở hiện tại như vợ chồng yêu thương, hay mâu thuẫn đều được giải thích là những nguyên nhân sâu xa là từ tiền kiếp.

Khi hiểu về luân hồi bạn sẽ giải thích được rằng theo quy luật tự nhiên vân hành của vũ trụ thì chúng ta tái sinh ở hiện tại với nguyên vẹn những gì từ phúc báo cho tới ân oán ở trong quá khứ. Mọi thứ sẽ dần diễn ra theo thời gian phù hợp mà chúng ta không thể nào đoán định trước.

Trong những điều từ quá khứ tái diễn lại ở hiện tại thì bao gồm cả nhân duyên vợ chồng. Các quy luật này đã hình thành từ rất lâu, để duy trì sự cân bằng cho vũ trụ này. Cùng với đó, bất kỳ hành động này tại thời điểm hiện tại cũng sẽ tạo ra kết quả tương đương phải trả trong tương lai.

Điều này giải thích cho việc nếu một cặp đôi hạnh phúc thì đơn giản là các kiếp trước hai bạn có thiện duyên với nhau, người này đã làm những việc tốt cho người kia và ngược lại.

Nếu vợ chồng bạn đời này thường xuyên xung đột với nhau, người chồng hay lấn át, bắt nạt vợ hoặc ngược lại, thì đó là do trong kiếp trước một trong hai bạn đã gây ác duyên với người kia, và đến kiếp này thì hoán đổi lại.


Đầu thai là gì? Đức Phật nói về tái sinh, cuộc sống sau khi chết

Đức Phật cho chúng ta biết cuộc sống có sự tiếp nối, tức là tái sinh mà dân gian gọi là đầu thai. Đầu tức là quăng là ném, thai là bào thai. Vì chúng ta không có năng lực để tự đi tái sinh mà lại bị nghiệp dẫn đi, nghiệp này nắm chúng ta và quăng chúng ta vào bào thai cho nên chúng ta có người sinh ra trong gia đình giàu có, có người lại sinh ra trong gia đình nghèo khó chứ làm gì ai muốn mình nghèo không?

Chúng ta đâu có ai muốn mình dốt nát quê mùa sinh ra ở những vùng sâu vùng xa đâu? Vậy mà những người ở vùng đó nhiều người vẫn đẻ đánh sốu đều. Người ta cho rằng tại vì những người ở đó dân trí thấp cho nên họ liên tục sinh con trong khi đó có nhiều người không sinh được con.

Lý do là nghiệp dẫn mình đi, nó ném mình đi vào đó và chiêu cảm, đưa chúng ta đi từ cảnh giới này sang cảnh giới khác và cuối cùng mình dừng lại bằng sự chiêu cảm thích thú. Chúng ta sân si, nóng nảy thì nó sẽ chiêu cảm đến những cảnh giới nóng nảy, bực bội, hơn thua, hễ mà mở miệng ra là gây gổ, mâu thuẫn. Nghiệp ném chúng ta vào bào thai tương ứng với tâm thức và cái tâm của chúng ta đang khởi lên nghiệp.

Trừ những vị đại bồ tát do nguyện lực tái sinh cho nên các ngài này có thể đến những cảnh giới theo tâm nguyện độ sinh mà không bị nghiệp chi phối có thể đến tới bất cứ đâu từ địa ngục hay tới tất cả những cảnh giới cao hơn thẳm sâu trong thiền định, các ngài đến một cách tự tại đó là bồ tát thừa nguyện lực mà tái sinh. Trong khi đó chúng ta hoàn toàn không có khả năng này, không thể tới nơi mà mình mong muốn, đành để bị nghiệp lực dẫn đi tái sinh. Việc chúng ta không chọn được nơi mình tái sinh được Đức Phật gọi là đảng sinh trong dân gian gọi là đầu thai.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News