Phong Thuỷ

Luật nhân quả hồi báo của đạo Phật: Ai lên Niết Bàn, ai đày địa ngục?

Theo luật nhân quả hồi báo của đạo Phật, sẽ tùy vào nghiệp mà mình đã làm khi sống mà khi chết được lên cõi Niết Bàn hay bị đầy xuống địa ngục. Dấu hiệu sau khi chết sẽ báo cho bạn biết, sau kiếp người bạn sẽ trở thành gì.

luật nhân quả, tâm linh bí ẩn, luật nhân quả hồi báo của đạo phật: ai lên niết bàn, ai đày địa ngục?

Luật nhân quả hồi báo của đạo Phật là một trong những giáo lý chính, mang tính cốt lõi căn bản. Khi sống tạo nhiều nghiệp lành, tích cực tu tâm dưỡng tính thì khi chết sẽ được được tôn lên làm Thánh, hay đầu thai làm người. Khi sống mà chỉ làm điều ác, gieo nghiệp ác thì thác đi nhất định bị đày xuống địa ngục làm ngạ quỷ hay kiếp cầm thú.

Theo Kinh A Hàm của Phật giáo, người sau khi chết thân thể sẽ mất dần dương khí, trở nên lạnh ngắt nhưng vẫn có một điểm còn ấm nóng sau cùng trước khi lạnh hoàn toàn. Tùy vào vị trí điểm nóng cuối cùng trên thân thể mà biết được, người đó tiếp theo sẽ trở thành gì.

Nơi nào Thần Thức thoát ra sau cùng thì nơi đó là nơi còn ấm sau cùng trong thân thể, và có sáu nơi tiêu biểu cho sáu đường tái sinh là đỉnh đầu, mắt, ngực, bụng, đầu gối, hai lòng bàn chân. 6 vị trí ấy biểu hiện cho 6 cõi con người có thể sa vào sau khi chết.

1) Đỉnh Thánh: Khi một người đã chết được vài giờ, khắp thân thể chỗ nào cũng giá lạnh như băng, nhưng vẫn còn điểm nóng trên đỉnh đầu, nghĩa là thần thức của người này do nơi đỉnh đầu mà xuất ra khỏi thân xác. Người ấy sẽ siêu thoát về cõi Thánh cảnh.

2) Mắt sinh Thiên: Khi điểm nóng sau cùng trên thân thể là hai mắt và trán thì thần thức của người ấy đã sinh về cõi trời, tức là được lên Niết Bàn.

3) Tim Người: Khi điểm nóng sau cùng nơi tim, là thần thức của người ấy đã sinh lại cõi người, đầu thai kiếp sau lại được làm người.

4) Bụng Ngạ quỷ: Khi điểm nóng sau cùng trong thân thể là bụng, thì thần thức của người ấy đã sinh làm ngạ quỷ, bị đầy xuống địa ngục làm quỷ đói hoặc lang thang thành cô hồn vương vất ở trần gian.

5) Đầu gối Bàng sinh: Khi điểm nóng sau cùng trong thân thể là đầu gối, thì thần thức của người ấy đã tái sanh vào loại thú, kiếp sau đầu thai thành con vật.

6) Lòng bàn chân Địa ngục: Khi điểm nóng sau cùng trong thân là lòng bàn chân, thì thần thức của người ấy đã bị đọa vào địa ngục, bị giam hãm không được tái sinh.


Không chạm người mới chết: Sau bao lâu có thể chạm vào người chết?

Đừng nghĩ rằng chết sẽ là hết là được chuyển nghiệp ngay. Nhiều người vừa mới chết đã bị rút hết thiết bị y tế ra, cho đi tắm nước lạnh hoặc tiêm hoặc chất bảo quản, có gia đình còn ngay lập tức gửi đến nhà xác rồi hỏa táng sau 2-3 ngày mà không hề biết người mới chết vẫn còn có cảm giác. Vì sự thiếu hiểu biết mà chính chúng ta đang làm hại người thân của mình.

Phật nói con người có tám thức, tức là tri thức: Năm thức đầu là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân). Thức thứ sáu là Ý. Thức thứ bảy là Mạt Na, còn gọi là Truyền Tống Thức. Thức thứ tám là A Lại Da, còn gọi là Hàm Tàng Thức.

Khi con người sanh ra, chỉ có thức thứ tám này đến trước nhất, các thức kia đến sau. Ðến lúc chết, thức thứ tám này cũng ra đi sau cùng; các thức khác lần lượt đi trước.

Thức thứ tám chính là linh thức của con người, thế tục thường gọi là “linh hồn”. Thức thứ tám này thông linh nên khi con người mới nhập thai mẹ, sẽ đến trước đó là lý do đứa bé trong bụng mẹ đã biết hoạt động.

Ðến khi chết, sau khi dứt hơi, nó chẳng đi ngay, phải đợi đến khi toàn thân lạnh giá, không còn một điểm nào còn ấm nữa, thức ấy mới chịu đi. Khi thức đã đi, thân lúc đó mới không còn tri giác nào.

Bên cạnh đó, có nhiều người nhờ niệm Phật vãng sanh thì không có thân trung ấm. Việc này ở trong kinh, đức Phật có nói rõ, có ba hạng người không có thân trung ấm. Tắt thở là đi ngay:

– Thứ nhất là người niệm Phật, người vãng sanh vừa tắt thở thì liền sang thế giới Cực Lạc ngay.

– Thứ hai là được sanh thiên, phước trời rất lớn, họ không có trung ấm, tắt thở rồi họ sanh thiên ngay.

– Thứ ba là đọa địa ngục, đọa địa ngục không có trung ấm, khi vừa tắt thở thì lập tức đọa địa ngục ngay.

Ngoài ba hạng người này ra tất cả đều có trung ấm và thân này rất dễ đau đớn bị nghiệp cận tử dẫn đi vì sức mạnh của nghiệp lực quá lớn, không ai có thể phản kháng được nếu tâm không an, lòng không tĩnh.

Nếu chỗ nào còn ấm là thức ấy còn chưa rời đi, nếu chúng ta tác động đến họ vẫn biết đau, nên không chạm người mới chết dù là mặc áo, xếp chân, dời động…

Thân mình đau đớn họ sẽ trở nên oán hận và nghiệp dẫn họ đi tới những cảnh giới không tốt. Xét theo kinh dạy, ba thứ hơi nóng, thọ mạng và thức thường chẳng rời nhau. Như người sống có hơi ấm thì thức còn hiện hữu. Thức còn hiện hữu thì tuổi thọ chưa hết nên có những người chết đi sau đó lại sống lại.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News