12 con giáp

Mệnh Bạch Lạp Kim là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

Mệnh Bạch Lạp Kim là gì? Người có mệnh Bạch Lạp Kim sinh năm bao nhiêu? Mạng Bạch Lạp Kim hợp với tuổi gì, màu sắc gì, mệnh nào và khắc mệnh gì?

ngũ hành nạp âm, tử vi tuổi canh thìn, tử vi tuổi tân tỵ, mệnh bạch lạp kim là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

Vũ trụ bao la rộng lớn nhưng tuân theo những quy luật cơ bản. Các nhà triết học, lý số phân chia vật chất thành 5 nhóm cơ bản gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Sự phân chia cơ bản này chưa đủ cụ thể để diễn tả thế giới vật chất nên ngũ hành nạp âm của hoa giáp đã ra đời nhằm cụ thể hơn các dạng vật chất trong vũ trụ.

Hành Kim có 6 nạp âm chia như sau: Hải Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Bạch Lạp Kim, Sa Trung Kim, Kim Bạch Kim và Thoa Xuyến Kim. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mệnh Bạch Lạp Kim là gì?

1. Mệnh Bạch Lạp Kim là gì?

Theo Sách Bác Vật Vựng Biên Nghệ Thuật Điển: “Chất Kim của Canh Thìn và Tân Tỵ, dưỡng ở Thìn, sinh ở Tỵ hình chất mới thành, chưa cứng cáp nên gọi bằng Bạch Lạp Kim”

Hiểu đơn giản Bạch Lạp Kim có nghĩa là “Vàng trong nến”. Nó được ví như một kim loại quý hiếm, tinh khiết đã được loại bỏ tạp chất.

“Bạch Lạp” có nghĩa là cây nến trắng, khi bị đốt thì sáp nến chảy ra, ở đây là dạng Kim loại được nung nóng chảy giống như sáp nếp chảy ra khi đốt.

Trong các ngũ hành Kim, nạp âm này chính là dạng vật chất kim loại được nung nóng chảy, chiết tách từ tạp chất sang dạng tinh khiết, nguyên chất.

2. Người mệnh Bạch Lạp Kim sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, những người tuổi Tân Tỵ và Canh Thìn sẽ mang ngũ hành nạp âm Bạch Lạp Kim, cụ thể:

– Tuổi Canh Thìn gồm những người sinh năm: 1880, 1940, 2000, 2060.

– Tuổi Tân Tỵ gồm những người sinh năm: 1881, 1941, 2001, 2061.

Vì thế, hai tuổi này sẽ hội tụ những nét đặc trưng về tính cách và cuộc sống cũng như công việc của mệnh này.

3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Bạch Lạp Kim

Tính cách của người mệnh Bạch Lạp Kim

Chính vì là dạng vật chất quá độ, trong khi kim loại bình thường thì cứng và lạnh, còn Bạch Lạp Kim là nóng và ở dạng chất lỏng nên người mang ngũ hành nạp âm này hay mâu thuẫn ở nội tâm, tinh tần sảng trực nhưng thiếu tâm cơ, thích trao đổi, ngoại giao, hướng ngoại và ưa sự nhiệt tình.

Tính tình người này mềm dẻo nhưng nóng bóng, thích giao tiếp, trao đổi, tính hướng ngoại cao. Sự nồng nhiệt của họ còn thể hiện ở chỗ thích nhưng nơi vui nhộn, sôi động, ưa náo nhiệt… Chính vì vậy họ không giỏi che giấu cảm xúc của mình mà thường tâm sự, trao đổi, chia sẻ với mọi người. Mọi cảm xúc của họ đều bộc lộ qua nét mặt hay những phản ứng tâm lý về hành động, lời nói hay thái độ.

Vì là kim loại được nung nóng chảy, mang tính hỏa nên những người mệnh này có tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt, luôn hoàn thành công việc một cách nhanh nhất có thể. Không làm thì thôi, một khi đã làm sẽ thu được thành quả bất ngờ.

Là kim loại trong quá trình nung chảy, phân tách tạp chất nên người mệnh Bạch Lạp Kim thường phải trải qua quá trình tự rèn luyện, nghiên cứu, học tập rất vất vả mới đạt được thành công trong công việc cũng như sự nghiệp.

Người mệnh Bạch Lạp Kim thường mang trong mình hai tố chất. Một là sự cứng rắn, nghiêm nghị, nghĩa khí, trọng chữ tín. Hai là sự nhiệt mình, sáng suốt, linh hoạt, tích cực và có chí tiến thủ. Chính vì vậy theo tuvingaynay.com khi họ hăng hái, tích cực thì đó là biểu hiện của tính Hỏa, còn khi họ có biểu hiện thu mình thì đó là tính Kim, nghĩa là lúc đó họ cảm thấy hơi mệt hoặc đã đạt được những thành quả nhất định.

Công danh, sự nghiệp của người mệnh Bạch Lạp Kim

Thuộc tuýp người giỏi quản lý tiền bạc, người mệnh Bạch Lạp Kim phù hợp với lĩnh vực kinh doanh hoặc làm về tài chính, ngân hàng, kế toán,…

Đi theo con đường công nghệ, nghiên cứu khoa học, cơ khí, luyện kim, gia công đồ kim khí giúp nạp âm này trở thành người có chuyên môn cao, hoặc thợ giỏi.

Những người Bạch Lạp Kim kinh doanh đồ trang sức, vàng bạc đá quý cũng đem lại sự thành công đáng ngưỡng mộ.

Tình duyên của người cung mệnh Bạch Lạp Kim

Vì chịu ảnh hưởng của yếu tố Hỏa nên những người Bạch Lạp Kim rất cuồng nhiệt khi yêu.

Khi yêu, người mệnh này luôn tràn đầy động lực, sự lạc quan và yêu đời. Nguồn năng lượng vô tận từ tình yêu mang lại khiến họ có sức mạnh và động lực để làm mọi thứ.

Cuộc sống của nạp âm Bạch Lạp Kim khi kết hôn đi dần vào quỹ đạo, càng về lâu dài, thì sự ổn định, bền vững và tính nguyên tắc trong cuộc sống gia đình càng tăng cao.

Cuộc sống hôn nhân của những người thuộc nạp âm này luôn vui vẻ và hạnh phúc bởi cả hai đều sẽ có ý thức trách nhiệm.

4. Mệnh Bạch Lạp Kim hợp màu gì, đi xe màu gì?

Khi chọn mua xe hay trang trí nội thất trong nhà, bản mệnh nên lưu ý vấn đề màu sắc hợp và khắc với mệnh của mình.

– Nam mệnh Canh Thìn sinh năm 2000

Nam mệnh sinh năm 2000 thuộc cung Ly, hành Hỏa nên dùng các màu tương sinh như: Xanh lá cây, xanh lục thuộc hành Mộc (vì Mộc sinh Hỏa); màu tương hợp thuộc hành Hỏa là đỏ, hồng, tím, cam; màu chế ngự được thuộc hành Kim là trắng, xám, ghi.

Kỵ với các màu thuộc hành Thủy (vì Thủy khắc Hỏa) là đen, xanh nước biển; không nên dùng màu vàng, nâu thuộc hành Thổ (vì Hỏa sinh Thổ) dễ bị sinh xuất, giảm đi năng lượng.

– Nữ mệnh Canh Thìn sinh năm 2000

Nữ mệnh sinh năm 2000 thuộc cung Càn, hành Kim hợp với các màu tương sinh thuộc hành Thổ là màu nâu, màu vàng; màu tương hợp thuộc hành Kim là màu trắng, xám, ghi; màu chế ngự được thuộc hành Mộc là Xanh lá cây.

Kỵ với các màu đỏ, hồng, tím, cam vì đây là màu hành Hỏa mà Hỏa khắc Kim; không nên dùng màu thuộc hành Thủy là đen, xanh nước biển vì Kim sinh Thủy dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.

– Nam mệnh Tân Tỵ sinh năm 2001

Nam mệnh sinh năm 2001 thuộc cung Cấn, hành Thổ nên dùng các màu tương sinh như Đỏ, Cam, Hồng, Tím, đây là màu thuộc hành Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ; dùng các màu tương hợp của hành Thổ như Vàng, Nâu; và dùng màu thuộc hành Thủy như Xanh nước biển, Đen (Thổ chế ngự được Thủy).

Kỵ các màu màu thuộc hành mộc là Xanh lá cây, xanh lục; không nên dùng màu thuộc hành Kim như Trắng, Ghi vì Thổ sinh Kim, mệnh cung dễ bị giảm đi năng lượng, sinh xuất.

– Nữ mệnh Tân Tỵ sinh năm 2001

Nữ mệnh sinh năm 2001 thuộc cung Đoài, hành Kim hợp với các màu tương sinh thuộc hành Thổ là màu nâu, màu vàng; màu tương hợp thuộc hành Kim là màu trắng, xám, ghi; màu chế ngự được thuộc hành Mộc là Xanh lá cây.

Kỵ với các màu đỏ, hồng, tím, cam vì đây là màu hành Hỏa mà Hỏa khắc Kim; không nên dùng màu thuộc hành Thủy là đen, xanh nước biển vì Kim sinh Thủy dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.

5. Mệnh Bạch Lạp Kim hợp – khắc với mệnh nào?

Người mệnh này nên lựa chọn những người có ngũ hành nạp âm phù hợp với mình để sự nghiệp, tài lộc phát triển thuận lợi, gặp được nhiều chuyện may mắn. Vợ chồng tâm đầu ý hợp cũng sẽ cùng bạn xây dựng một mái nhà tràn đầy tình thương.

a. Mệnh Bạch Lạp Kim (tuổi Canh Thìn, Tân Tỵ) với mệnh Kim:

+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)

Bạch Lạp Kim và Hải Trung Kim: Hai mệnh này gặp nhau thường may mắn vì tương hòa và các địa chi Thìn – Tý, Sửu – Tị tam hợp.

+ Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)

Bạch Lạp Kim và Bạch Lạp Kim: Hai nạp âm này gặp nhau tạo ra nhiều sản phẩm, báo hiệu sự giàu sang, cường thịnh.

+ Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)

Bạch Lạp Kim và Sa Trung Kim: Đây là chu trình tất yếu giữa hai mệnh này. Sa Trung Kim là nguồn nguyên liệu, Bạch Lạp Kim là quá trình luyện kim khiến kim loại thành vật dụng hữu ích. Hai nạp âm này gặp gỡ tất mở ra viễn cảnh sáng sủa, giàu sang, văn minh.

+ Nhân Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)

Bạch Lạp Kim và Kiếm Phong Kim: Trước khi có kim loại qua tôi luyện, thép tốt phải trải qua quá trình luyện kim. Sự kết hợp này cát lợi, may mắn.

+ Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)

Bạch Lạp Kim và Thoa Xuyến Kim: Trước khi tạo ra đồ trang sức vàng bạc kim loại quý đều qua quá trình nung chảy. Sự kết hợp của hai nạp âm này tạo ra một khung cảnh hào quang, phong thịnh, sung túc, giàu sang.

+ Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)

Bạch Lạp Kim và Kim Bạch Kim: Dạng kim loại nóng chảy này là thời kỳ tiền thân của của kim loại thành thỏi. Hai mệnh này gặp nhau mở ra thời kỳ phong thịnh, dồi dào tài lộc.

b. Mệnh Bạch Lạp Kim (tuổi Canh Thìn, Tân Tỵ) với mệnh Mộc:

+ Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)

Bạch Lạp Kim và Đại Lâm Mộc: Đại Lâm Mộc là nguồn nhiên liệu vô tận, nên quá trình hội hợp này cát lợi, phúc đức.

+ Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)

Bạch Lạp Kim và Dương Liễu Mộc: Kim loại nóng chảy cần nhiệt độ, không cần các dạng tạp chất khác. Trong thực tế Kim khắc Mộc. Sự kết hợp của hai mệnh này khó mà thành đại sự.

+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)

Bạch Lạp Kim và Tùng Bách Mộc: Cây cổ thụ và kim loại nóng chảy không tương tác với nhau. Tuy nhiên, do đặc thù của nạp âm Bạch Lạp Kim nên hai nạp âm này gặp nhau không may mắn, cát lợi.

+ Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)

Bạch Lạp Kim và Bình Địa Mộc: Kim loại trong quá trình nhiệt luyện rất kỵ tạp chất. Nên hai nạp âm này không nên hội ngộ vì dang dở nhiều mặt, không được hanh thông, thuận lợi.

+ Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)

Bạch Lạp Kim và Tang Đố Mộc: Gốc cây dâu và kim loại nóng chảy không có sự tương tác. Hơn nữa quá trình luyện kim kỵ lẫn các tạp chất, sản phẩm không tinh khiết. Hai mệnh này gặp gỡ không cát lợi.

+ Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)

Bạch Lạp Kim và Thạch Lựu Mộc: Hai nạp âm này hình khắc mạnh, không nên kết hợp, nếu kết hợp thường không cát lợi.

c. Mệnh Bạch Lạp Kim (tuổi Canh Thìn, Tân Tỵ) với mệnh Thủy:

+ Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)

Bạch Lạp Kim và Giản Hạ Thủy: Khiến cho quá trình luyện kim không được thuận lợi, sản phẩm tạo ra kém chất lượng. Hai mệnh này không nên kết hợp.

+ Giáp Thân – Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)

Bạch Lạp Kim và Tuyền Trung Thủy: Kim loại nóng chảy không cần nước, mà nó cần nhiệt độ. Sự kết hợp này khiến quá trình này dang dở, bế tắc.

+ Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)

Bạch Lạp Kim và Trường Lưu Thủy: Hai nạp âm này hình khắc, vì kim loại nóng chảy trong quá trình nhiệt luyện cần nhiệt độ mà kỵ nước. Sự kết hợp này đưa lại sự u buồn, khó khăn.

+ Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)

Bạch Lạp Kim và Thiên Hà Thủy: Hai nạp âm này hình khắc mạnh. Kim loại nóng chảy mà gặp nước mưa tất sẽ dang dở quá trình. Cuộc hội ngộ này không mang lại điều mong đợi.

+ Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)

Bạch Lạp Kim và Đại Khê Thủy: Trong quá trình luyện kim kỵ nhất gặp tạp chất, nước suối không tốt với quá trình này. Sự kết hợp hai mệnh thường dở dang, ngang trái.

+ Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)

Bạch Lạp Kim và Đại Hải Thủy: Cây dương liễu gặp nước biển mặn chát tất vàng úa, khô héo, hết sự sống, thậm chí nó trôi dạt vô định, lênh đênh trên biển, không định tương lai, sự kết hợp này mở ra cảnh tiêu điều, bi thương.

d. Mệnh Bạch Lạp Kim (tuổi Canh Thìn, Tân Tỵ) với mệnh Hỏa:

+ Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hỏa (Lửa trong Lò)

Bạch Lạp Kim và Lư Trung Hỏa: Tuy có sự tương khắc về hình thức nhưng cát lợi, vì Lư Trung Hỏa là nguồn năng lượng để luyện kim, vàng hay kim loại nóng chảy gặp Lư Trung Hỏa sẽ càng nhuyễn hóa, loại bỏ tạp chất và thành dụng cụ, đồ đạc, có giá trị sử dụng. Trường hợp này cả hai đều cát vì Lư Trung Hỏa có chỗ sử dụng, Bạch Lạp Kim cũng nhờ đó mà thành tinh khiết, thành đồ đạc vật dụng

+ Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)

Bạch Lạp Kim và Sơn Đầu Hỏa: Cát lợi vì nhiệt độ trợ giúp quá trình luyện kim mạnh mẽ. Hai mệnh này gặp nhau sẽ thành đại sự.

+ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)

Bạch Lạp Kim và Sơn Hạ Hỏa: Kim loại nóng chảy trong quá trình nhiệt luyện cần Hỏa, dù tương khắc về nguyên lý, nhưng trong thực tế thì có lợi ích lớn, hơn nữa có sự hòa hợp về địa chi các năm sinh. Cuộc hội ngộ này cát tường, giúp đẩy mạnh sự thành công nhanh hơn.

+ Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)

Bạch Lạp Kim và Phúc Đăng Hỏa: Hỏa khắc Kim, trong trường hợp này ngọn đèn không thể giúp quá trình luyện Kim vì ánh sáng và nhiệt độ của nó ở dạng yếu. Hai nạp âm này phối hợp khó có thành tựu lớn.

+ Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)

Bạch Lạp Kim và Thiên Thượng Hỏa: Mọi nguồn nhiệt độ đều tốt với kim loại nóng chảy. Sự kết hợp này mang lại một thời kỳ thịnh đạt, vinh quang.

+ Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)

Bạch Lạp Kim và Tích Lịch Hỏa: Người ta sử dụng tia hồ quang trong quá trình luyện kim hiện đại. Sự kết hợp này mở ra một thời kỳ sung túc, sang giàu, văn minh.

e. Mệnh Bạch Lạp Kim (tuổi Canh Thìn, Tân Tỵ) với mệnh Thổ:

+ Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)

Bạch Lạp Kim và Lộ Bàng Thổ: Kim loại trong quá trình nhiệt luyện rất kỵ lẫn tạp chất. Thực tế hai nạp âm này không tương tác, vì thuộc tinh Thổ sinh Kim nên hai người có các mệnh này gặp nhau hòa hợp và mang mắn nhỏ bé.

+ Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)

Bạch Lạp Kim và Thành Đầu Thổ: Bạch Lạp Kim kỵ tạp chất, cuộc hội ngộ này khó mà thành đại sự.

+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)

Bạch Lạp Kim và Bích Thượng Thổ: Quá trình luyện kim mà lẫn tạp chất coi như hỏng, nên hai mệnh này không nên gặp gỡ sẽ tốt.

+ Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)

Bạch Lạp Kim và Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm không tương tác, nếu kết hợp mang lại cát lợi may mắn nhỏ.

+ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)

Bạch Lạp Kim và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Kim loại trong quá trình tôi rèn rất kỵ bị tạp chất ố mờ. Đất cồn bãi cũng không gặp cát lợi khi gặp nạp âm này, hai nạp âm này gặp nhau thường không mang lại may mắn.

+ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát)

Bạch Lạp Kim và Sa Trung Thổ: Kim loại nóng chảy kỵ nhất tạp chất. Hai nạp âm này gặp nhau dang dở cho cả hai.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản mệnh Bạch Lạp Kim ( Vàng trong nến) về năm sinh người mang mệnh Bạch Lạp Kim là Canh Thìn, Tân Tỵ. Bạn có thể biết được mệnh, mạng Bạch Lạp Kim hợp với những gì để lựa chọn thích hợp.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News