12 con giáp

Mệnh Đại Hải Thủy là gì, sinh năm nào, hợp tuổi gì, màu gì, mạng nào?

Mệnh Đại Hải Thủy là gì? Người có mệnh Đại Hải Thủy sinh năm bao nhiêu? Mạng Đại Hải Thủy hợp với tuổi gì, màu sắc gì, mệnh nào và khắc mệnh gì?

ngũ hành nạp âm, tử vi tuổi nhâm tuất, tử vi tuổi quý hợi, mệnh đại hải thủy là gì, sinh năm nào, hợp tuổi gì, màu gì, mạng nào?

Vũ trụ bao la rộng lớn nhưng tuân theo những quy luật cơ bản. Các nhà triết học, lý số phân chia vật chất thành 5 nhóm cơ bản gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Sự phân chia cơ bản này chưa đủ cụ thể để diễn tả thế giới vật chất nên ngũ hành nạp âm của hoa giáp đã ra đời nhằm cụ thể hơn các dạng vật chất trong vũ trụ.

Hành Thủy có 6 nạp âm chia như sau: Thiên Hà Thủy, Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Đại Hải Thủy, Trường Lưu Thủy, Đại Khê Thủy. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mệnh Đại Hải Thủy là gì?

1. Mệnh Đại Hải Thủy là gì?

Theo chiết tự, Đại Hải Thủy nước của biển lớn, là một nguồn nước mênh mông, vô tận và đầy mạnh mẽ. Nó có tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế, văn hóa của con người. Người mệnh này có tính cách khá dữ dội, nếu là người tốt thì sẽ là người bao dung, rộng lớn, nếu là kẻ xấu thì dễ là tiểu nhân, lấy oán trả ơn.

2. Người mệnh Đại Hải Thủy sinh năm nào?

Theo tử vi ngày nay, những người sinh năm Nhâm Tuất (1862, 1922, 1982, 2042) và những người sinh năm Quý Hợi (1863, 1923, 1983, 2043) có ngũ hành nạp âm là Đại Hải Thủy.

Những người sinh năm Nhâm Tuất có can Nhâm thuộc hành Thủy, chi Tuất thuộc hành Thổ, mà Thủy Thổ tương khắc nên cuộc sống của họ phải trải qua nhiều thăng trầm, vất vả mới có gặt hái được thành công.

Còn những người sinh năm Quý Hợi có chi Hơi và can Quý đều thuộc hành Thủy nên có cuộc sống rất thuận lợi, vì có ý chí cao xa nên họ hoặc là trở thành người tài góp ích cho xã hội, hoặc là trở thành kẻ tiểu nhân làm nhiều việc ác.

3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Đại Hải Thủy

Tính cách của người mệnh Đại Hải Thủy

Đại dương vốn mênh mông, vô tận, vì thế những người thuộc mệnh này cũng thường nuôi chí lớn. Ngay từ khi còn nhỏ, bản mệnh đã nuôi dưỡng những ước mơ cao xa hơn người.

Họ thích được làm những công việc có tầm vóc lớn lao, không thích làm những công việc cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết. Nếu làm trong lĩnh vực kinh doanh, họ sẽ là người rất phóng khoáng, chịu chi, không sợ thất bại.

Mệnh này cũng là người yêu thích tự do, họ không thích một công việc bó buộc, một cuộc sống bó buộc. Họ luôn hướng tới sự sáng tạo và biến động không ngừng. Ngoài công việc hàng ngày, họ thích tham gia những hoạt động tập thể, đi chơi xa…

Bản mệnh là người có đầu óc minh mẫn, giỏi sáng tạo, dám thay đổi, đa mưu túc trí nên thường được giữ các chức vị cao, được cấp trên coi trọng.

Công danh, sự nghiệp của người mệnh Đại Hải Thủy

Theo tử vi ngày nay, vì ham thích tự do, đi đây đi đó nên người mệnh Đại Hải Thủy phù hợp với các công việc cần di chuyển nhiều như ngành vận tải, du lịch, hàng hải hoặc nhà báo, phóng viên… Nếu có tài ngoại giao, hùng biện, mệnh này có thể chọn các nghề như diễn thuyết, ngoại giao, giáo viên.

So sánh hai bản mệnh Nhâm Tuất và Quý Hợi thì người mệnh Nhâm Tuất thường có cuộc sống vất vả, gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn nếu muốn vươn tới thành công, còn người mệnh Quý Hợi thì khá thuận lợi, họ thường tích lũy được tài sản một cách khá nhanh chóng.

Tuy nhiên, cả hai mệnh này đều phải xác định rõ vị trí của bản thân, tránh đưa ra những đòi hỏi quá đáng hoặc mục tiêu quá viển vông, nếu không dễ thất vọng, chán nản.

Tình duyên của người cung mệnh Đại Hải Thủy

Giống như đặc tính của biển sôi nổi và nồng nhiệt, người mệnh này cũng có tính cách rất nồng nhiệt khi yêu. Họ giỏi săn sóc cho đối phương, nhiệt tình với đối phương, vì thế thường để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và dư âm không ngớt trong lòng người. Tuy nhiên vì có số đào hoa nên tình cảm của họ đến cũng nhanh mà đi cũng nhanh. Có thể đa phần họ đều không quá chung thủy.

Người mệnh Đại Hải Thủy che giấu cảm xúc của bản thân khá tốt, có thể vẻ ngoài họ tỏ ra lạnh lùng nhưng trong lòng suy nghĩ, trăn trở nhiều điều khác nhau. Phải là người thấu hiểu và quen biết từ lâu mới đoán được một phần suy nghĩ của mệnh này. Họ là những người khó đoán.

ngũ hành nạp âm, tử vi tuổi nhâm tuất, tử vi tuổi quý hợi, mệnh đại hải thủy là gì, sinh năm nào, hợp tuổi gì, màu gì, mạng nào?

4. Mệnh Đại Hải Thủy hợp màu gì, đi xe màu gì?

Khi chọn mua xe hay trang trí nội thất trong nhà, bản mệnh nên lưu ý vấn đề màu sắc hợp và khắc với mệnh của mình.

Mệnh Thủy (Đại Hải Thủy) hợp với các màu tương sinh thuộc hành Kim là màu trắng, xám, ghi vì Kim sinh Thủy; màu tương hợp thuộc hành Thủy là màu đen, xanh nước biển; màu chế ngự được thuộc hành Hỏa là màu đỏ, hồng, tím, cam vì Thủy khắc Hỏa.

Mệnh Thủy (Đại Hải Thủy) kỵ với các màu thuộc hành Thổ là màu vàng, nâu vì Thổ khắc Thủy; không nên dùng màu xanh lá cây, xanh lục thuộc hành Mộc vì Thủy sinh Mộc dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.

5. Mệnh Đại Hải Thủy hợp – khắc với mệnh nào?

Người mệnh này nên lựa chọn những người có ngũ hành nạp âm phù hợp với mình để sự nghiệp, tài lộc phát triển thuận lợi, gặp được nhiều chuyện may mắn. Vợ chồng tâm đầu ý hợp cũng sẽ cùng bạn xây dựng một mái nhà tràn đầy tình thương.

a. Mệnh Đại Hải Thủy (tuổi Nhâm Tuất, Quý Hợi) với mệnh Kim:

+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)

Đại Hải Thủy và Hải Trung Kim: Biển khơi dung dưỡng, thu nạp rất nhiều vật chất khác. Kim loại trong biển được hình thành do quá trình bồi tụ lâu ngày. Sự kết hợp này mang tính chất bao bọc, che chở, mở ra thời kỳ dồi dào, phong túc.

+ Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)

Đại Hải Thủy và Bạch Lạp Kim: Kim loại nóng chảy kỵ nước hay các tạp chất khác, nên gặp nước biển thường dở dang quá trình luyên kim, tạo ra những sản phẩm lỗi. Vì thế cuộc hội ngộ này không lý tưởng.

+ Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)

Đại Hải Thủy và Sa Trung Kim: Kim chìm đáy biển. Nếu gặp gỡ, Sa Trung Kim tất thành Hải Trung Kim. Hai mệnh này gặp nhau thường bất lợi về nhiều mặt.

+ Nhân Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)

Đại Hải Thủy và Kiếm Phong Kim: Kim loại ở công cụ không cần nguồn sinh, gặp nước biển tất gỉ sét, hoen ố với tốc độ mạnh, sự ăn mòn nhanh chóng dẫn đến hủy hoại. Sự kết hợp này sẽ đưa đến kết cục thất bại, đau thương.

+ Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)

Đại Hải Thủy và Thoa Xuyến Kim: Đồ trang sức rơi vào đại dương tất bị chìm sâu, giá trị của nó không còn mà để lại sự tiếc nuối cho chủ nhân. Hai nạp âm này gặp gỡ thường gặp điều hung hại, hao tài, tốn của.

+ Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)

Đại Hải Thủy và Kim Bạch Kim: Kim loại rơi vào đáy biển, để lại sự tiếc nuối cho chủ nhân của nó. Sự kết hợp này không ai mong đợi.

b. Mệnh Đại Hải Thủy (tuổi Nhâm Tuất, Quý Hợi) với mệnh Mộc:

+ Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)

Đại Hải Thủy và Đại Lâm Mộc: Cây cổ thụ giữ rừng không liên hệ, tương tác với biển cả. Hai mệnh này gặp nhau thường đưa đến sự phiêu du, lênh đênh, trôi dạt, vô định.

+ Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)

Đại Hải Thủy và Dương Liễu Mộc: Cây dương liễu gặp nước biển mặn chát tất vàng úa, khô héo, hết sự sống, thậm chí nó trôi dạt vô định, lênh đênh trên biển, không định tương lai, sự kết hợp này mở ra cảnh tiêu điều, bi thương.

+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)

Đại Hải Thủy và Tùng Bách Mộc: Cây tùng, cây bác là những cây đại thụ nhưng nó kị nước biển vì muối mặn, hơn nữa, khi rơi vào biển cả, thân cây trôi nổi, tương lai không hề bảo đảm. Sự kết hợp này dẫn đến một màu xám, nhàu nhĩ, ảm đạm.

+ Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)

Đại Hải Thủy và Bình Địa Mộc: Cây ở đồng bằng là dạng thân mềm, sức sống của nó yếu ớt, gặp nước biển sẽ chết. Ta thử để ý khi vùng ven điểm bị phèn và độ mặn xâm hại tất hoa màu, cây cối đều úa vàng rồi chết, canh tác, sản xuất thiệt hại nặng. Sự gặp gỡ này dẫn đến tương lai thiếu hụt, đói kém, mất mùa, kinh tế khó khăn.

+ Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)

Đại Hải Thủy và Tang Đố Mộc: Cây dâu không thể sinh trưởng khi gặp nước muối, hơn nữa, cuộc đấu tranh giữa biển xâm hại và các bãi bồi luôn luôn diễn ra. Điển tích bãi bể nương dâu vì đó mà có. Hai mệnh này gặp nhau thường sầu thảm, bi thương, có anh không có tôi.

+ Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)

Đại Hải Thủy và Thạch Lựu Mộc: Cây lựu sẽ chết, hai mệnh này gặp nhau vốn dĩ không hề tạo ra thành quả tốt.

c. Mệnh Đại Hải Thủy (tuổi Nhâm Tuất, Quý Hợi) với mệnh Thủy:

+ Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)

Đại Hải Thủy và Giản Hạ Thủy: Hai nạp âm này tương hòa, nhưng nối liên hệ ít, đại dương mênh mông, mặn chát, còn nước ngầm thì ngọt, mát. Sự kết hợp này đưa lại may mắn nhỏ.

+ Giáp Thân – Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)

Đại Hải Thủy và Tuyền Trung Thủy: Nước suối là nguồn sinh dồi dào cho nước biển. Sự kết hợp này như có gốc, có ngọn, và đi tới một tương lai thịnh mãn, phước đức.

+ Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)

Đại Hải Thủy và Trường Lưu Thủy: Nước sông lớn đổ ra biển, cung cấp nước cho đại dương. Cuộc hội ngộ này như quân vương gặp hiền thần phò tá, mở ra thời kỳ thái bình, thịnh trị, văn minh.

+ Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)

Đại Hải Thủy và Thiên Hà Thủy: Nước mưa cung cấp cho biển khơi một nguồn nước, và biển bốc hơi nước tạo mây, bổ sung nguồn nước mưa. Trong thực tế những cơn bão luôn xuất hiện ngoài biển. Sự gặp gỡ, kết hợp này khởi đầu cho những tình bạn vàng, vượt qua mọi thử thách và thành công.

+ Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)

Đại Hải Thủy và Đại Khê Thủy: Biển cả nhờ sông suối cung cấp nguồn nước. Đại dương mênh mông bắt nguồn từ những khe, nguồn, lạch nhỏ. Sự kết hợp này đại cát lợi và mang lại thành công vẻ vang.

+ Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)

Đại Hải Thủy và Đại Hải Thủy: Đại Hải Thủy có tinh thần đồng đội, nên cuộc hội ngộ này tạo thành một đại dương bao la, tương lai rất rộng mở.

d. Mệnh Đại Hải Thủy (tuổi Nhâm Tuất, Quý Hợi) với mệnh Hỏa:

+ Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hoả (Lửa trong Lò)

Đại Hải Thủy và Lư Trung Hỏa: Khác hại mạnh mẽ, Lư Trung Hỏa không cơ hội gì lại gần nước giữ biển, hai nạp âm này gặp gỡ tất tắt lịm đám cháy ngay tức khắc.

+ Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)

Đại Hải Thủy và Sơn Đầu Hỏa: Dù trong thực tế hai nạp âm này không có cơ hội tương tác. Nhưng xét về thực tế, ngọn lửa luôn bị dập tắt bởi nước. Nước biển lại là dạng đại thủy do Long Vương quản lý nên càng nguy hại với ngọn lửa. Cuộc hội ngộ của hai người mệnh này chắc chắn tạo nên nhiều tổn thất, hư hao.

+ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)

Đại Hải Thủy và Sơn Hạ Hỏa: Hung hại, vì nước luôn dập tắt đám cháy.

+ Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)

Đại Hải Thủy và Phúc Đăng Hỏa: Nước biển trào dâng, ngọn đèn tất không còn tồn tại, các chi Thìn, Tuất, Tị Hợi đều xung khắc nên bất lợi. Hai mệnh này gặp nhau khung cảnh thật tiêu điều.

+ Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)

Đại Hải Thủy và Thiên Thượng Hỏa: Ánh Mặt trời khiến bay hơi nước, nên mối quan hệ này không cát lợi.

+ Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)

Đại Hải Thủy và Tích Lịch Hỏa: Hai nạp âm này gặp gỡ thường đạt thành công lớn vì Đại Hải Thủy túc trí đa mưu, nhiều kiến thức, Tích Lịch Hỏa can đản, kiên quyết. Hai mệnh này hỗ trợ những mạnh yếu cho nhau rất tốt.

e. Mệnh Đại Hải Thủy (tuổi Nhâm Tuất, Quý Hợi) với mệnh Thổ:

+ Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)

Đại Hải Thủy và Lộ Bàng Thổ: Thủy Thổ tương khắc, Hai mệnh này không nên gặp gỡ.

+ Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)

Đại Hải Thủy và Thành Đầu Thổ: Thủy – Thổ hỗn chiến. Đất tường thành vốn và dạng vật chất cần bền bỉ, vững bền, gặp nước lớn tất tan hoang, đổ vỡ. Sự kết hợp này khiến sóng gió nổi lên, thị phi không ngớt, và kết cục thất bại, thảm thương.

+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)

Đại Hải Thủy và Bích Thượng Thổ: Thủy – Thổ hình khắc, nước biển đông mênh mông vô tận có thể nhấn chìm mọi thứ. Sự kết hợp này sẽ mang tới những đám mây đen u buồn tẻ nhạt.

+ Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)

Đại Hải Thủy và Ốc Thượng Thổ: Biển khơi nhấn chìm vạn vật, ngói chìm vào biển rơi vào cõi hư vô. Hai mệnh này gặp nhau không thể làm nên đại sự được.

+ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)

Đại Hải Thủy và Đại Trạch Thổ: Thổ khắc Thủy, đất cồn bãi có thể lấn biển hoặc tan chìm trong biển do quá trình triều cường xâm hại. Sự kết hợp này như một cuộc đấu tranh mà không bao giờ có hồi kết.

+ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát)

Đại Hải Thủy và Sa Trung Thổ: Đất đai chìm lắng. Bởi vậy hai nạp âm này không nên hợp tác.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản mệnh Đại Hải Thủy ( Nước ở biển lớn) về năm sinh người mang mệnh Đại Hải Thủy là Nhâm Tuất và Quý Hợi. Bạn có thể biết được mệnh, mạng Đại Hải Thủy hợp với những gì để lựa chọn thích hợp.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News