12 con giáp

Mệnh Đại Lâm Mộc là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

Mệnh Đại Lâm Mộc là gì? Người có mệnh Đại Lâm Mộc sinh năm bao nhiêu? Mạng Đại Lâm Mộc hợp với tuổi gì, màu sắc gì, mệnh nào và khắc mệnh gì?

ngũ hành nạp âm, tử vi tuổi kỷ tỵ, tử vi tuổi mậu thìn, mệnh đại lâm mộc là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

Vũ trụ bao la rộng lớn nhưng tuân theo những quy luật cơ bản. Các nhà triết học, lý số phân chia vật chất thành 5 nhóm cơ bản gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Sự phân chia cơ bản này chưa đủ cụ thể để diễn tả thế giới vật chất nên ngũ hành nạp âm của hoa giáp đã ra đời nhằm cụ thể hơn các dạng vật chất trong vũ trụ.

Hành Mộc có 6 nạp âm chia như sau: Đại Lâm Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, Tùng Bách Mộc và Dương Liễu Mộc. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mệnh Đại Lâm Mộc là gì?

1. Mệnh Đại Lâm Mộc là gì?

Theo từ điển Hán Việt “Đại Lâm Mộc” nghĩa là cây rừng lớn hay cây trong rừng lớn. Vì vậy khi nhắc đến từ này người ta vẫn thường ghi lại: Đại Lâm Mộc (cây rừng lớn) – Đại Lâm Mộc (cây trong rừng lớn).

Đó là nghĩa Hán Việt còn về xem tử vi, phong thủy Đại Lâm Mộc là 1 trong 6 hành mộc bao gồm: Đại Lâm Mộc, Dương Liễu Mộc, Tùng Bách Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc. Đại Lâm Mộc cũng là khái niệm được dung để đặt tên cho ngũ hành nạp âm trong hoa giáp.

Vì vậy khi nhắc tới chữ “ Đại Lâm Mộc” bạn có thể hiểu ngay đó là cách gọi mạng – bản mệnh của một người thuộc theo tử vi nó phản ánh tính cách, chí hướng và khả năng của con người nằm ở cung mệnh đó. Vì vậy thường được gọi là mạng Đại Lâm Mộc hay mệnh Đại Lâm Mộc.

2. Người mệnh Đại Lâm Mộc sinh năm nào?

Theo phong thủy, có hai năm tuổi thuộc mệnh Đại Lâm Mộc đặc trưng này là những người tuổi Mậu Thìn và Kỷ Tỵ.

Tuổi Mậu Thìn gồm những người sinh năm 1868, 1928, 1988, 2048

Tuổi Kỷ Tỵ gồm những người sinh năm 1869, 1929, 1989, 2049.

3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Đại Lâm Mộc

Tính cách của người mệnh Đại Lâm Mộc

Người thuộc cung mệnh Đại Lâm Mộc thường có tính cách ôn hòa, điềm tĩnh và tốt bụng nên dễ có được thiện cảm từ mọi người.

Người mệnh Đại Lâm Mộc chân thành, can đảm và có thể chịu thử thách khá lớn không hề lùi bước trước khó khăn dù trong cuộc sống sẽ phải trải qua nhiều sóng gió, biến động và thị phi nhưng họ vẫn kiên cường vượt qua.

Người Đại Lâm Mộc Mậu Thìn và Đại Lâm Mộc Kỷ Tỵ đều ham học hỏi và cũng có trì tuệ uyên bác nên gặt hái thành công và có thể giúp đỡ được mọi người.

Người có mệnh Đại Lâm Mộc thường là người có được thành công nhưng thường thành công đến muộn. Nếu sớm sẽ là những thành công trên đường học hành, khoa cử nhưng sau đó cũng khá long đong. Tuy nhiên sau này có được sự cân bằng về sự nghiệp, tiền tài, gia đình, sức khỏe.

Những người này thường có được cả tài năng trong kinh doanh lẫn quan trường nhưng nếu ai bộc lộ tài năng sớm thường vất vả và khó thành công hơn. Người nào tiến chậm sẽ chắc và dễ có được thành công tốt nhất.

Công danh, sự nghiệp của người mệnh Đại Lâm Mộc

Đại Lâm mộc với phẩm chất che chở, giúp đỡ người khác nên họ phù hợp với các lĩnh như y tế, giáo dục, an ninh. Một số người khác có duyên với các dịch vụ công, nấu ăn, thực phẩm, kinh doanh giải khát, chăn nuôi…

Tình duyên của người cung mệnh Đại Lâm Mộc

Về đường tình duyên những người này thích cuộc sống bình lặng nên khá thận trong trong viẹc hôn nhân. Họ sẵn sàng hy sinh để bảo vệ cho nửa kia hay gia đình của mình giúp cuộc sống hôn nhân có được điều tốt đẹp nhất.

4. Mệnh Đại Lâm Mộc hợp màu gì, đi xe màu gì?

Khi chọn mua xe hay trang trí nội thất trong nhà, bản mệnh nên lưu ý vấn đề màu sắc hợp và khắc với mệnh của mình.

Mệnh Mộc (Đại Lâm Mộc) hợp với các màu tương sinh thuộc hành Thủy là màu đen, xanh nước biển vì Thủy sinh Mộc; màu tương hợp thuộc hành Mộc là màu xanh lá cây, xanh lục; màu chế ngự được thuộc hành Thổ là màu vàng, nâu vì Mộc khắc Thổ.

Mệnh Mộc (Đại Lâm Mộc) kỵ với các màu thuộc hành Kim là màu trắng, xám, ghi vì Kim khắc Mộc; không nên dùng màu đỏ, hồng, tím, cam thuộc hành Hỏa vì Mộc sinh Hỏa dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.

5. Mệnh Đại Lâm Mộc hợp – khắc với mệnh nào?

Người mệnh này nên lựa chọn những người có ngũ hành nạp âm phù hợp với mình để sự nghiệp, tài lộc phát triển thuận lợi, gặp được nhiều chuyện may mắn. Vợ chồng tâm đầu ý hợp cũng sẽ cùng bạn xây dựng một mái nhà tràn đầy tình thương.

a. Mệnh Đại Lâm Mộc (tuổi Mậu Thìn, Kỷ Tỵ) với mệnh Kim:

+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)

Đại Lâm Mộc và Hải Trung Kim: Một vật là kim loại trong biển, một là cây lớn giữa rừng. Hai bên có ít sự liên hệ với nhau, thực tế rất hiếm khi gặp nhau, nên khó đánh giá mối quan hệ này. Về lý luận, thì Kim và Mộc hình khắc, đấy là thuộc tính cố hữu của hai hành, có thể thấy rằng hai nạp âm này hình khắc nhẹ.

+ Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)

Đại Lâm Mộc và Bạch Lạp Kim: Kim loại nóng chảy trong quá trình luyện kim cần nhiệt độ mạnh mới thành lọc hết tạp chất. Đại Lâm Mộc cấp nguồn sinh cho kim loại nóng chảy. Nên trong trường hợp này hai mệnh này gặp nhau tất cát lợi, may mắn.

+ Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)

Đại Lâm Mộc và Sa Trung Kim:

“Đất tб»‘t trб»“ng cГўy rЖ°б»ќm rГ

Đất rắn trồng cây khẳng khiu”

Trong thực tế tại các khu có mổ kim loại cây cối rất khó phát triển. Kim khắc Mộc, dưới nền đất hàm lượng kim loại cao sẽ ức chế quá trình phát triển của cây. Hai nạp âm này gặp nhau sẽ không đưa lại kết quả tốt đẹp.

+ Nhân Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)

Đại Lâm Mộc và Kiếm Phong Kim: Kim khắc Mộc, trong thực tế, Đại Lâm Mộc là cây gỗ quý, có giá trị sử dụng. Nhờ gặp Kiếm Phong Kim nên có thể được khai thác, chế tạo thành đồ đạc có giá trị sử dụng. Hai nạp âm này gặp nhau tất thành đại khí, bản thân Đại Lâm Mộc trở thành vật có ích, sự gặp gỡ này cát lợi, may mắn, dù có hình khắc nhưng tất thành công và nên nghiệp cả.

+ Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)

Đại Lâm Mộc và Thoa Xuyến Kim: Hai sự vật không có liên hệ gì nhiều nên có sự hình khắc nhẹ do thuộc tinh Kim – Mộc.

+ Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)

Đại Lâm Mộc và Kim Bạch Kim: Vàng thỏi, bạc nén không liên hệ tới cây gỗ, nên hai nạp âm này hình khắc nhẹ, do thuộc tính Kim – Mộc.

b. Mệnh Đại Lâm Mộc (tuổi Mậu Thìn, Kỷ Tỵ) với mệnh Mộc:

+ Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)

Đại Lâm Mộc và Đại Lâm Mộc: Song Mộc trùng phùng, tất tạo nên thế lớn. Đứng về thực tế hai bên tranh giành chất dinh dưỡng, ánh sáng và không gian. Nhờ vậy hai cây luôn ở thể vươn cao, có cạnh tranh mới có trưởng thành, lớn mạnh. Nên chắc chắn cuộc gặp gỡ này sẽ thành rừng sâu núi thẳm.

+ Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)

Đại Lâm Mộc và Dương Liễu Mộc: Hai Mộc tương hòa, sẽ thành rừng cây lớn. Chúng trở thành những bạn đồng hành. Vậy nên hai nạp âm này kết hợp cát lợi.

+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)

Đại Lâm Mộc và Tùng Bách Mộc: Về mặt lý luận giữa hai nạp âm này có cùng bản chất là những cây đại thụ, nên quan hệ giữ chúng là sự tương hòa cát lợi. Trong thực tế các loài sinh vật cùng loài luôn có sự cạnh tranh, thực vật cạnh tranh về nước và chất dinh dưỡng, ánh sáng. Có người đánh giá sự kết hợp này không cát lợi vì có sự cạnh tranh. Tuy nhiên nhìn xa một chút sẽ thấy nhờ cạnh tranh cây cối mới vươn lên mạnh mẽ. Vì thế quan hệ tương hòa này cát lợi vì có sự thúc đẩy lẫn nhau cung tiến bộ.

+ Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)

Đại Lâm Mộc và Bình Địa Mộc: Cây lớn trên rừng và cây ở đồng bằng ít mối liên hệ, vì cùng khí chất Mộc nên tương hòa, sự gặp gỡ này đưa lại may mắn nhỏ.

+ Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)

Đại Lâm Mộc và Tang Đố Mộc: Cây dâu vốn là loại cây trồng, tuy là thân gỗ nhưng so với đại thụ nó yếu ớt hơn nhiều. Trong tự nhiên yếu hơn sẽ thua. Cây dâu không thể tranh nguồn ánh sáng, không gian, nước, chất dinh dưỡng với cây đại thụ nên còi cọc. Sinh học gọi quá trình này là quan hệ cạnh tranh, ức chế cảm nhiễm. Vì thế hai nạp âm này gặp nhau bất lợi cho cây gỗ dâu.

+ Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)

Đại Lâm Mộc và Thạch Lựu Mộc: Quan hệ cạnh tranh mạnh mẽ, cây lựu mất nguồn ánh sáng, nước và dưỡng chất nên suy nhược còi cọc. Hai cây này không nên gặp gỡ.

c. Mệnh Đại Lâm Mộc (tuổi Mậu Thìn, Kỷ Tỵ) với mệnh Thủy:

+ Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)

Đại Lâm Mộc và Giản Hạ Thủy: Mạch nước ngầm luôn quý giá đối với cây cối. Nhất là ở những đồi cao, nó là nguồn sinh quan trong đối với cây rừng. Cuộc hội ngộ này sẽ đem lại may mắn và thành công.

+ Giáp Thân – Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)

Đại Lâm Mộc và Tuyền Trung Thủy: Nước suối cung cấp cho cây trong rừng nguồn sinh trưởng. Thủy – Mộc tương sinh nên tốt đẹp vô cùng.

+ Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)

Đại Lâm Mộc và Trường Lưu Thủy: Nước lớn chảy mạnh, đất lở cây trôi. Tuy là Thủy – Mộc tương sinh nhưng trong trường hợp này không cái lợi, có thể khiến Đại Lâm Mộc trôi nổi, vô định, khô héo, mục ruỗng.

+ Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)

Đại Lâm Mộc và Thiên Hà Thủy: Sau mỗi trận mưa cây cối phát triển mạnh, nên Thiên Hà Thủy và Đại Lâm Mộc kết hợi cát lợi vô cùng, hỷ tín tràn đầy.

+ Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)

Đại Lâm Mộc và Đại Khê Thủy: Nguồn nước của suối lớn đối với cây cổ thụ rất tốt. Đã là cây to thì nguồn dinh dưỡng và nước cần nhiều. Thực tế trong khu rừng, dễ cây lớn hướng về suối, bờ suối, một phần hút nước ngầm. Thủy sinh Mộc, hai nạp âm này hội ngộ tất cát lợi.

+ Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)

Đại Lâm Mộc và Đại Hải Thủy: Hai nạp âm này ít có mối liên hệ. Nên chỉ phán đoán là người đứng đầu dòng Mộc và người đứng đầu dòng Thủy gặp gỡ, quý nhau như hai hào kiệt, khách quý, tương đắc.

d. Mệnh Đại Lâm Mộc (tuổi Mậu Thìn, Kỷ Tỵ) với mệnh Hỏa:

+ Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hoả (Lửa trong Lò)

Đại Lâm Mộc và Lư Trung Hỏa: Lư Trung Hỏa rất cần Mộc khí tương trợ để có nguồn sinh, nếu không đám cháy bốc lên rồi không được tiếp nạp nhiên liệu tất sẽ bùng cháy rồi lịm tắt. Theo tuvingaynay.com Đại Lâm Mộc là gỗ cây rừng, nó trở thành nguồn nhiên liệu bạt ngàn, vô tận cho Lư Trung Hỏa. Bởi vậy sự kết hợp này cát lợi vô cùng.

+ Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)

Đại Lâm Mộc và Sơn Đầu Hỏa: Những đám cháy do người đốt nương rẫy, có cây cối lớn trong rừng tạo nguồn sinh tất cháy mạnh mẽ hơn. Về lý thuyết Mộc sinh Hỏa. Mối quan hệ này cát lợi, hành Hỏa đắc lợi, đám cháy càng to thì chất dinh dưỡng càng nhiều, quá trình khai hoang của họ càng thành công.

+ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)

Đại Lâm Mộc và Sơn Hạ Hỏa: Sơn Hạ Hỏa đắc lợi, vì có cây gỗ tốt bổ trợ nguồn sinh nên đám cháy càng rực rỡ, huy hoàng.

+ Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)

Đại Lâm Mộc và Phúc Đăng Hỏa: Không có mối liên hệ, chỉ cát lợi nhỏ vì tính chất Mộc – Hỏa tương sinh.

+ Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)

Đại Lâm Mộc và Thiên Thượng Hỏa: Cây lớn cần nhiều ánh sáng, nên Thiên Thương Hỏa cung cấp lượng năng lượng vô tận cho cây, nên nhờ đó mà cây vươn cao không ngừng, mối quan hệ này đại cát lợi.

+ Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)

Đại Lâm Mộc và Tích Lịch Hỏa: Sét giáng xuống, cây cối nhất là những cây to rất nguy hiểm. Sau tiếng nổ kinh hoàng của Thiên Lôi thì cây lớn gãy đổ, cháy xém đen thui, cháy thành than. Tuy là quan hệ Mộc sinh Hỏa nhưng hai nạp âm này gặp nhay đại hung.

e. Mệnh Đại Lâm Mộc (tuổi Mậu Thìn, Kỷ Tỵ) với mệnh Thổ:

+ Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)

Đại Lâm Mộc và Lộ Bàng Thổ: Mộc luôn khắc Thổ. Lộ Bàng Thổ gặp cây lớn giữa rừng sẽ bị cây cối phá vỡ cấu trúc bền vững. Không những thế, con đường mà để cây đại thụ mọc lên ắt bị bỏ hoang, không ai qua lại. Nên hai nạp âm này gặp nhau tất hình khắc mạnh mẽ, đổ vỡ, chia ly.

+ Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)

Đại Lâm Mộc và Thành Đầu Thổ: Thổ – Mộc tương khắc. Đất tường thành cứng, bền vững, cây giữa rừng không thể tồn tại được trong môi trường này. Khi tường thành mà cây mọc um tùm tất thành này bỏ hoang, tiêu điều xơ xác.

+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)

Đại Lâm Mộc và Bích Thượng Thổ: Tất tường vách cần gỗ tốt để gia cố thì mới vững bền, giá trị sử dụng cao. Xưa dùng gỗ tốt làm cột nhà, giờ người ta dùng gỗ tốt ốp tường cho sang trọng. Nên dù Mộc khắc Thổ nhưng hai nạp âm này kết hợp sẽ rất tốt.

+ Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)

Đại Lâm Mộc và Ốc Thượng Thổ: Hai sự vật không có mối liên hệ. Vì lý luận Mộc khắc Thổ nên ít nhiều có sự hình khắc.

+ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)

Đại Lâm Mộc và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Đất đai ở cồn bãi lớn vốn chỉ tốt cho nông nghiệp. Người ta không để cho cây đại thụ mọc ở đây. Thứ nữa, cây đại thụ khiến đất đai bị hư hỏng, bạc màu. Nên hai nạp âm này khắc nhau rất mạnh.

+ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát)

Đại Lâm Mộc và Sa Trung Thổ: Cây lớn khắc Thổ mạnh, nên đất đai đều không tốt, bản thân dạng đất cát lẫn trong đất vốn không nhiều dinh dưỡng, cũng không khiến cây bền rễ. Hai nạp âm này gặp gỡ u buồn, tang thương.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản mệnh Đại Lâm Mộc ( Gỗ rừng lớn) về năm sinh người mang mệnh Đại Lâm Mộc là Mậu Thìn, Kỷ Tỵ. Bạn có thể biết được mệnh, mạng Đại Lâm Mộc hợp với những gì để lựa chọn thích hợp.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News