12 con giáp

Mệnh Kiếm Phong Kim là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

Mệnh Kiếm Phong Kim là gì? Người có mệnh Kiếm Phong Kim sinh năm bao nhiêu? Mạng Kiếm Phong Kim hợp với tuổi gì, màu sắc gì, mệnh nào và khắc mệnh gì?

mệnh kiếm phong kim là gì, ngũ hành nạp âm, tử vi tuổi nhâm thân, tử vi tuổi quý dậu, mệnh kiếm phong kim là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

Vũ trụ bao la rộng lớn nhưng tuân theo những quy luật cơ bản. Các nhà triết học, lý số phân chia vật chất thành 5 nhóm cơ bản gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Sự phân chia cơ bản này chưa đủ cụ thể để diễn tả thế giới vật chất nên ngũ hành nạp âm của hoa giáp đã ra đời nhằm cụ thể hơn các dạng vật chất trong vũ trụ.

Hành Kim có 6 nạp âm chia như sau: : Hải Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Bạch Lạp Kim, Sa Trung Kim, Kim Bạch Kim và Thoa Xuyến Kim. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mệnh Kiếm Phong Kim là gì?

1. Mệnh Kiếm Phong Kim là gì?

Mệnh Kiếm Phong Kim theo nghĩa Hán Việt là “Vàng trong kiếm”. Những người sinh năm Nhâm Thân và Quý Dậu sẽ là người mang mệnh Kiếm Phong Kim. Do vậy người ta vẫn thường gọi những người có mệnh này là: Kiếm Phong Kim Nhâm Thân, Kiếm Phong Kim 1992 và Kiếm Phong Kim Quý Dậu, Kiếm Phong Kim 1993.

Ý nghĩa của Kiếm Phong Kim đó là vàng trong kiếm sẽ cần lửa để tôi luyện. Trong đó, Nhâm Thân và Quý Dậu là vị trí của Kim, Đế vương cũng như Lâm Quan. Khi Kim được lửa tôi luyện già sẽ trở nên cứng và sắc bén thành mũi nhọn lưỡi gươm thì người ta gọi là Kiếm Phong Kim.

Do vậy, những người mang mạng Kiếm Phong Kim thường là người có tính các và trí tuệ hơn người. Kiếm Phong Kim 1992, Kiếm Phong Kim 1993 là những người có tài năng, trí tuệ sắc bén và tính quyết đoán, chấp nhận thử thách. Thường những người này dễ đạt được thành công một phần do có trí tuệ, một phần do ý chí phấn đấu nên họ sớm có được những thành quả trong cuộc sống so với những cung mệnh khác.

Theo quy luật ngũ hành, mệnh Hỏa khắc mệnh Kim bởi Hỏa sẽ làm cho Kim bị tan chảy. Kiếm Phong Kim là thuộc mệnh Kim, nhưng lại không khắc Hỏa mà lại rất cần Hỏa để tôi luyện thành vật dụng hữu ích.

Do đó, nạp âm này kết hôn với những người mệnh Hỏa hứa hẹn đem đến nhiều may mắn, hạnh phúc.

2. Người mệnh Kiếm Phong Kim sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, có hai năm tuổi thuộc mệnh kim đặc trưng này là:

– Tuổi Nhâm Thân: Là những người sinh năm 1872, năm 1932, năm 1992 và năm 2052.

– Tuổi Quý Dậu: Là những người sinh năm 1873, năm 1933, năm 1993 và năm 2053.

Vì thế, hai tuổi này sẽ hội tụ những nét đặc trưng về tính cách và cuộc sống cũng như công việc của mệnh này.

3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Kiếm Phong Kim

Tính cách của người mệnh Kiếm Phong Kim

Đặc trưng của hành Kim là thuộc tính cứng rắn, lạnh lùng nên những người mệnh Kiếm Phong Kim có tư chất quyết đoán, nghiêm nghị, dứt khoát. Trong cuộc sống và công việc họ luôn khẳng định cái tôi của mình nên người khác tiếp xúc với họ sẽ thấy cái đanh thép phát ra ngoài. Và điều này khiến cho người khác thấy họ khó gần, lạnh lùng, thậm chí cứng nhắc về nguyên tắc lập trường và độc đoán.

Mệnh Kim vốn dĩ bản chất óng ánh nên những người mệnh Kim thường có ngoại hình đẹp đẽ, nội tâm phong phú, tâm hồn nhiều màu sắc, thông minh, nhanh nhẹn. Những người mệnh này rất nhạy bén, tài cao và có tính cách rất mạnh mẽ. Họ có tính chất quyết đoán, kiên trì, nghiêm nghị và dứt khoát với mọi việc.

Trong cuộc sống cũng như trong công việc họ luôn khẳng định cái tôi của mình, có ý chí rất cao và một tâm tính khốc liệt. Điều này làm cho mọi người xung quanh khó gần, lạnh lùng, có những nguyên tắc lập trường riêng của bản thân. Mệnh Kim cương cường nên họ là những người luôn có ý chí tiến thủ, quyết tâm, luôn thể hiện tài năng của mình, có tư tưởng và cách thực hiện cũng rất mãnh liệt.

Kiếm Phong Kim có nghĩa khí, ưa sự công bằng, thích giúp đỡ người khác mà không nghĩ về lợi ích cho cá nhân. Bản chất của họ nghiêm minh, công bằng nên ghét sự giả dối, không minh mạch trong mọi việc. Họ luôn phải tôi luyện bản thân, cố gắng nhiều họ mới có được thành công và hơn hẳn với nhiều người.

Người mệnh Kiếm Phong Kim thuộc tuýp người nghị lực, mạnh mẽ, thích sự thẳng thắn, đôi khi khá nóng tính. Họ cũng sở hữu nội tâm phong phú và sự nhanh nhẹn hiếm có. Người thuộc nạp âm này luôn giúp đỡ người khác bằng cả tấm lòng mà không toan tính lợi ích cho cá nhân.

Có đầu óc sắc sảo và năng lực tổ chức tốt, người mệnh Kiếm Phong Kim không thích làm việc dưới sự điều khiển của người khác mà thích lập nghiệp trên đôi chân của chính mình. Nỗ lực hết sức sẽ đem đến nhiều thành công như ý muốn.

Công danh, sự nghiệp của người mệnh Kiếm Phong Kim

Bản chất nghiêm minh, thẳng thắn của người mang mệnh Kiếm Phong Kim thích hợp làm trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, thủ quỹ, luật pháp, quản lý nhân sự,…

Những người khéo tay, tỉ mỷ thích hợp làm việc trong ngành thủ công mỹ nghệ, đồ mộc.

Khả năng sáng tạo, thông minh, đột phá giúp họ có duyên với các ngành nghề mới như nghiên cứu khoa học, điện tử, viễn thông,…

Tình duyên của người cung mệnh Kiếm Phong Kim

Người mệnh Kiếm Phong Kim dễ rung động trước người khác nhưng bảo yêu luôn thì chưa chắc bởi họ dành thời gian tìm hiểu đối phương rất kỹ. Tiêu chuẩn của những người này khá cao nên nếu không hợp họ sẽ tìm đối tượng khác. Tuy nhiên, khi đã yêu, người thuộc nạp âm này lại rất chung tình nên bạn có thể an tâm tuyệt đối khi ở cạnh họ.

Với những ai đã kết hôn, bản tính có phần gia trưởng sẽ tạo nên những khoảng cách nhất định cho nạp âm này.

mệnh kiếm phong kim là gì, ngũ hành nạp âm, tử vi tuổi nhâm thân, tử vi tuổi quý dậu, mệnh kiếm phong kim là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

4. Mệnh Kiếm Phong Kim hợp màu gì, đi xe màu gì?

Khi chọn mua xe hay trang trí nội thất trong nhà, bản mệnh nên lưu ý vấn đề màu sắc hợp và khắc với mệnh của mình.

Mệnh Kim (Kiếm Phong Kim) hợp với các màu tương sinh thuộc hành Thổ là màu vàng, nâu vì Thổ sinh Kim; màu tương hợp thuộc hành Kim là màu trắng, xám, ghi; màu chế ngự được thuộc hành Mộc là màu xanh lá cây, xanh lục vì Kim khắc Mộc.

Mệnh Kim (Kiếm Phong Kim) kỵ với các màu thuộc hành Hỏa là màu đỏ, hồng, tím, cam vì Hỏa khắc Kim; không nên dùng màu đen, xanh nước biển thuộc hành Thủy vì Kim sinh Thủy dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.

5. Mệnh Kiếm Phong Kim hợp – khắc với mệnh nào?

Người mệnh này nên lựa chọn những người có ngũ hành nạp âm phù hợp với mình để sự nghiệp, tài lộc phát triển thuận lợi, gặp được nhiều chuyện may mắn. Vợ chồng tâm đầu ý hợp cũng sẽ cùng bạn xây dựng một mái nhà tràn đầy tình thương.

a. Mệnh Kiếm Phong Kim (tuổi Nhâm Thân, Quý Dậu) với mệnh Kim:

+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)

Kiếm Phong Kim và Hải Trung Kim: Hai vật chất ít khi gặp nhau. Tuy tính chất tương hòa nhưng Kiếm Phong Kim là đỉnh cao của dòng Kim nó không cần trợ giúp thêm nên sự hội hợp thêm thường cứng quá mà gẫy, trong thực tế nước biển có muối Natri, Magie điều này kiếm dao kéo, nông cụ gỉ sét. Trong thực tế hai người mệnh Kim đều cương cường nên hình khắc, mâu thuẫn. Vì thế sự kết hợp này không cát lợi.

+ Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)

Kiếm Phong Kim và Bạch Lạp Kim: Kim loại nóng chảy là dạng đang hun đúc, trong khi Kiếm Phong Kim rất kỵ nhiệt độ.

+ Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)

Kiếm Phong Kim và ​​​​Sa Trung Kim: Hai hành Kim tương Hòa, Sa Trung Kim chính là nguồn khoáng sản để rèn đúc tạo nên Kiếm Phong Kim, ngược lại Kiếm Phong Kim thành công cụ để khai thác nguồn khoáng sản này. Nên hai nạp âm này gặp nhau tất sẽ đại cát.

+ Nhân Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)

Kiếm Phong Kim và Kiếm Phong Kim: Lưỡng Kim tương hòa, nhưng sự tương tác giữa chính khiến hai bên thương tổn. Hơn nữa, sự hòa hợp của hai tính cách cương cứng, ương ngạnh, bản lĩnh, cá tính tất sẽ mâu thuẫn. Nên hai nạp âp này không cát lợi khi hội hợp.

+ Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Thoa Xuyến Kim: Có sự tương hòa nhưng không liên quan nên hai mệnh gặp nhau chỉ tốt vừa phải.

+ Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)

Kiếm Phong Kim và Kim Bạch Kim: Hai sự vật không liên quan tới nhau, có sự hòa hợp vừa phải do khí chất tương hòa.

b. Mệnh Kiếm Phong Kim (tuổi Nhâm Thân, Quý Dậu) với mệnh Mộc:

+ Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)

Kiếm Phong Kim và Đại Lâm Mộc: Kim khắc Mộc, Mộc tất chiết, xét về góc độ giá trị thì gốc lớn giữa rừng rất tốt, gặp Kim sẽ thành đồ đạc dụng cụ trong sinh hoạt. Trong thực tế, Nhâm Thân nhị hợp Kỷ Tị, tam hợp Mậu Thìn, Quý Dậu nhị hợp Mậu Thìn tam hợp Kỷ Tị. Nên hai nạp ân này gặp gỡ tất cát lợi.

+ Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)

Kiếm Phong Kim và [​​​​​​Dương Liễu Mộc: Dương Liễu Mộc thua thiệt, vì lực khắc của Kiếm Phong Kim rất mạnh, thêm nữa cây dương liễu vốn là gỗ mềm.

+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Tùng Bách Mộc: Về lý có sự tương khắc mạnh vì Kiếm Phong Kim phạt mộc với một uy lực rất mạnh, trong thực tế thì người thợ sử dụng dao cưa để gia công, chế tạo gỗ thành đồ đạc. Tùng Bách Mộc là dạng gỗ tốt, nhờ sự chế hóa này trở thành vật dụng hữu ích, tuy chắc chắn là thiệt tính mạng, nhưng đứng dưới góc độ nhân sinh thì hai nạp âm này kết hợp với nhau sẽ cát lợi.

+ Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Bình Địa Mộc: Bình Địa Mộc tất bị khắc hại mạnh, bản thân là cây mềm, gặp kim khí bén thì tiêu vong. Thực tế, người Bình Địa Mộc ôn hòa, điềm tĩnh, đứng trước khí lạnh, cương cường, sát phạt của Kiếm Phong Kim tất không cảm thấy an toàn, giống như Ngô vương Phù Sai thấy sợ hãi trước dung mạo anh hùng của Ngũ Tử Tư, sợ rồi đâm ghét và loại trừ ông. Nên hai mệnh này không nên gặp gỡ.

+ Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Tang Đố Mộc: Hình khắc mạnh mẽ, gỗ cây dâu tất lìa đời. Nên hai nạp âm này gặp nhau không tốt.

+ Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Thạch Lựu Mộc: Hình khắc mạnh. Cây cối tất đứt lìa.

c. Mệnh Kiếm Phong Kim (tuổi Nhâm Thân, Quý Dậu) với mệnh Thủy:

+ Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)

Kiếm Phong Kim và Giản Hạ Thủy: Nước ngầm, hay nước giếng trong, dùng để thau rửa, mài dũa dụng cụ tốt hơn bao giờ hết. Người mệnh Giản Hạ Thủy mềm mỏng giúp Kiếm Phong Kim bớt đi sự cương cường theo nguyên lý chịu mềm không chịu cứng. Sự phối hợp này cát lợi.

+ Giáp Thân – Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)

Tuyền Trung Thủy và Kiếm Phong Kim: Gươm mài bóng nguyệt là cách nói ví von. Thực ra ở những con suối có loại đá mài sắt thép sắc bén vô cùng, lại được nước suối thau rửa thì còn gì bằng. Long Tuyền là tên một loại gươm nổi tiếng được mài ở suối Long nên đương nhiên sự gặp gỡ này đại cát.

+ Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Trường Lưu Thủy: Nước chảy Kim trôi, trong sự kết hợp này sẽ khiến Kiếm Phong Kim chìm lắng, hoen gỉ, vô giá trị.

+ Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Thiên Hà Thủy: Nước mưa mang theo axit khiến dụng cụ hoen mờ, gỉ sét, hư hại, nên phối hợp tất hình khắc.

+ Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)

Kiếm Phong Kim và [​​​​​​Đại Khê Thủy: Là dạng nước có thể dùng để thau rửa, mài dũa, khiến vật dụng thêm sáng, bén. Sự hội hợp này cát lợi.

+ Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Đại Hải Thủy: Kim chìm mất dạng, biển rộng mệnh mông, biết đâu mà tìm lại. Nên Kiếm Phong Kim tất bị tan biến.

d. Mệnh Kiếm Phong Kim (tuổi Nhâm Thân, Quý Dậu) với mệnh Hỏa:

+ Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hoả (Lửa trong Lò)

Kiếm Phong Kim và Lư Trung Hỏa: Kiếm phong Kim bản chất là loại kim loại đã được tôi rèn kỹ lưỡng, đứng đầu về độ cứng và sắc bén trong hàng kim loại. Một số thanh gươm quý còn có tỷ lệ kim loại quý hiếm như vàng, Ti tan. Lửa trong lò thiêu rụi vật chất, nên khi kết hợp này vô cùng bất lợi, Lư Trung Hỏa làm cho kim loại biến chất, khử carbon, tăng oxy trong cấu trúc nên cấu trúc này non kém, yếu ớt. Có sách cho rằng: Kiếm Phong Kim cần Lư Trung Hỏa để tôi rèn tạo thành đại khí, nhưng theo tôi cho rằng, dạng kim loại đã nhiệt luyện, tôi rèn mà con gặp Hỏa tất hư hại, biến chất, nên Lư Trung Hỏa khắc Kiếm Phong Kim mạnh mẽ.

+ Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)

Kiếm Phong Kim và Sơn Đầu Hỏa: Hình khắc, vì bản chất Kiếm Phong Kim cần giữ gìn, duy trì lượng hợp kim và cấu hình bền vững mới tốt.

+ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​Sơn Hạ Hỏa: Kiếm Phong Kim thua thiệt, không nên có sự chạm mặt của hai đối thủ này.

+ Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)

Kiếm Phong Kim và Phúc Đăng Hỏa: Hình khắc mạnh, Kiếm Phong Kim tất bại. Hai nạp âm gặp nhau thì tạo nên cảnh u buồn, sầu thảm.

+ Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Thiên Thượng Hỏa: Ánh mặt trời gay gắt làm cho ánh thép sáng loáng, lấp lánh, nhưng xét kỹ, người ta dùng công cụ vì mục đích thực tế. Nên nhiệt độ có thể làm giảm độ cứng của công cụ.

+ Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Tích Lịch Hỏa: Hỏa khắc Kim những vật dụng Kim loại mang điện tích lớn, sét rất hay đánh. Đại tướng thời Tùy – Đường là Lý Nguyên Bá giơ chùy mắng trời khi mưa giông nên bị sét đánh thành tro bụi. Hai nạp âm này kết hợp thì nhà cửa lộn bậy lên mất.

e. Mệnh Kiếm Phong Kim (tuổi Nhâm Thân, Quý Dậu) với mệnh Thổ:

+ Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)

Kiếm Phong Kim và Lộ Bàng Thổ: Về nguyên lý Thổ sinh Kim thế nhưng trong thực tế, dụng cụ họ dùng để sửa chữa, cải tạo đường sá khiến nó rộng rãi, bằng phẳng và đẹp đẽ hơn. Người mệnh kiêm Phong Kim cương cường, gặp sự bao dung, đôn hậu, điềm tĩnh của Lộ Bàng Thổ tất cát lợi. Sự phối hợp này tạo ra giá trị về nhiều mặt.

+ Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)

Kiếm Phong Kim và Thành Đầu Thổ: Hai sự vật chỉ gặp nhau khi người ta cải tạo hay phá vỡ tòa thành, mặc dù về lý Thổ dưỡng Kim nhưng thực tế hai nạp âm này không nên gặp nhau.

+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Bích Thượng Thổ: Hai sự vật quen thuộc, người ta dựng nông cụ ở góc tường, tường nhà khi hư hỏng cũng nhờ các vật dụng này sửa chữa, bồi đắp lại.

+ Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Ốc Thượng Thổ: Kim loại đã qua rèn dũa không cần Thổ sinh, hơn nữa, nó là vật cứng, nên khi va chạm với vật cứng khác thường là một trong hai vật sẽ bị biến dạng, hư hỏng. Bởi thế nên hai mệnh này không nên gặp gỡ hội hợp.

+ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)

Kiếm Phong Kim và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Đất đai không có công cụ cải tạo tất hoang hóa, công cụ sinh ra cũng không phải để trưng bày. Nên sự kết hợp này tất tạo nên mùa màng tươi tốt, ruộng đất phì nhiều, nhà cửa đàng hoàng.

+ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát)

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Sa Trung Thổ: Đất cát vấy bẩn, khiến giảm độ sắc bén, nên nó không lợi, dù Thổ sinh Kim.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản mệnh Kiếm Phong Kim ( vàng mũi kiếm) về năm sinh người mang mệnh Kiếm Phong Kim là Nhâm Thân, Quý Dậu. Bạn có thể biết được mệnh, mạng Kiếm Phong Kim hợp với những gì để lựa chọn thích hợp.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News