12 con giáp

Mệnh Lộ Bàng Thổ là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

Mệnh Lộ Bàng Thổ là gì? Người có mệnh Lộ Bàng Thổ sinh năm bao nhiêu? Mạng Lộ Bàng Thổ hợp với tuổi gì, màu sắc gì, mệnh nào và khắc mệnh gì?

mệnh lộ bàng thổ là gì, ngũ hành nạp âm, tử vi tuổi canh ngọ, tử vi tuổi tân mùi, mệnh lộ bàng thổ là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

Vũ trụ bao la rộng lớn nhưng tuân theo những quy luật cơ bản. Các nhà triết học, lý số phân chia vật chất thành 5 nhóm cơ bản gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Sự phân chia cơ bản này chưa đủ cụ thể để diễn tả thế giới vật chất nên ngũ hành nạp âm của hoa giáp đã ra đời nhằm cụ thể hơn các dạng vật chất trong vũ trụ.

Hành Thổ có 6 nạp âm chia như sau: Lộ Bàng Thổ, Thành Đầu Thổ, Ốc Thượng Thổ, Bích Thượng Thổ, Đại Trạch Thổ và Sa Trung Thổ. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mệnh Lộ Bàng Thổ là gì?

1. Mệnh Lộ Bàng Thổ là gì?

Lộ Bàng Thổ hiểu theo chiết tự thì “Lộ” nghĩa là con đường; “bàng” nghĩa là bên cạnh, một bên; “Thổ” tức là đất. Như vậy, Lộ Bàng Thổ là chỉ loại đất ven đường đi.

So với các nạp âm khác của mệnh Thổ thì Lộ Bàng Thổ được cho là yếu thế nhất về năng lượng, cũng không bị ảnh hưởng bởi Mộc và cũng chẳng phá được Thủy, do đó về mặt cuộc sống của người mệnh này thường gặp phải nhiều khó khăn hơn.

Nhưng bù lại một điều thì đường đất hầu như chỗ nào cũng xuất hiện nên cơ hội sẽ rất nhiều, thể hiện cho một người có nhiều khả năng, khôn ngoan, học rộng.

2. Người mệnh Lộ Bàng Thổ sinh năm nào?

Theo phong thủy, có hai năm tuổi thuộc mệnh Lộ Bàng Thổ đặc trưng này là:

Tuổi Canh Ngọ: Là những người sinh năm 1870, 1930, 1990, 2050.

Tuổi Tân Mùi: Là những người sinh năm 1871, 1931, 1991, 2051.

+ Canh Ngọ: Chi Ngọ hành Hỏa khắc can Canh hành Kim, hơn nữa Ngọ là dịch mã chủ về biến động, bôn ba vất vả nên những người tuổi này nhiều thăng trầm.

+ Tân Mùi: Chi Mùi hành Thổ sinh can Tân hành Kim, nên cuộc sống có may mắn, thuận lợi hơn.

3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Lộ Bàng Thổ

Tính cách của người mệnh Lộ Bàng Thổ

Loại đất ven đường có đặc trưng là sự bền cứng, bằng phẳng và kiên cố. Cho nên những người mệnh này cũng có tính cách đặc trưng là sự nề nếp, kỷ cương, nguyên tắc. Họ luôn chấp hành theo những quy định, nội quy có sẵn, trong tư duy hay nhận thức họ cũng luôn muốn duy trì tính trật tự, kỷ cương đó.

Người thuộc mệnh Lộ Bàng Thổ có lập trường và tư tưởng rất vững vàng nhưng họ cũng là người đôn hậu, khoan dung, thành thật và rất kiên trì giống như tính cách đặc trưng của mệnh Thổ nói chung. Người mệnh này giao tiếp rộng, vui vẻ dễ gần, ít suy nghĩ sâu xa hay toan tính người khác.

Đôi khi họ có thể bị chê rằng tư duy chậm chạp, trì trệ nhưng với sự kiên trì và quyết tâm tới cùng, họ vẫn có thể gặt hái được thành công và trở nên vững mạnh.

Người Lộ Bàng Thổ cũng rất coi trọng đạo đức và uy tín, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất họ cũng hiếm khi tự ý phá vỡ nguyên tắc có sẵn. Những người mệnh này rất kiên trì, nhẫn nại và biết kiềm chế cảm xúc cũng như cống hiến cho cộng đồng.

Tính cách có phần cứng nhắc, chậm chễ của họ đôi khi khiến bản mệnh gặp khó khăn trong các tình huống biến động phức tạp đòi hỏi sự xoay chuyển, ứng biến nhanh nhạy. Họ thường cảm thấy cuộc sống xung quanh không được như ý, trống rỗng, nhạt nhẽo và vô vị, có tâm lý đứng núi này trông núi nọ.

Công danh, sự nghiệp của người mệnh Lộ Bàng Thổ

Với tính cách đặc trưng của mình, những người Lộ Bàng Thổ thích hợp với các lĩnh vực luật pháp, quản lý, công chức, văn phòng, vì luôn gương mẫu, có tính mô phạm cao, lại tích cực và kiên trì. Ngoài ra, những công việc như xây dựng, thiết kế, hay kinh doanh vật tư, thiết yếu sẽ giúp mệnh này đi tới thành công, thu được nhiều lợi ích.

Đặc biệt, người mệnh Lộ Bàng Thổ không thật sự thích bất cứ công việc nào mình làm nhưng với sự thông minh vốn có cùng những kiến thức và giỏi giao tiếp nên dù không thích, họ vẫn luôn hoàn thành tốt các công việc được giao.

Tình duyên của người cung mệnh Lộ Bàng Thổ

Chuyện tình cảm của người Lộ Bàng Thổ thường là những câu chuyện tình buồn và đầy trắc trở. Khởi đầu lãng mạn, nhưng kết thúc thường dang dở. Theo tuvingaynay.com họ thuộc tuýp người thực tế, họ sẽ không mang trong mình giấc mộng 1 túp lều tranh 2 trái tim vàng. Nhưng người mệnh này thực tế chứ không thực dụng, họ sẽ không yêu vì tiền bạc.

Lộ Bàng Thổ là những người nghiêm túc trong tình cảm, thường là khi xác định tiến tới cuộc sống hôn nhân thì họ mới tiến tới hẹn hò, ngỏ lời, còn nếu chưa thì họ chỉ dừng lại ở góc độ bạn bè mà thôi.

Vì bản tính trọng đạo đức, nguyên tắc nên ở gần họ người tình có vẻ cảm thấy họ khô khan, cứng nhắc, tuy nhiên họ rộng lượng, khoan dung và rất kiên nhẫn.

4. Mệnh Lộ Bàng Thổ hợp màu gì, đi xe màu gì?

Khi chọn mua xe hay trang trí nội thất trong nhà, bản mệnh nên lưu ý vấn đề màu sắc hợp và khắc với mệnh của mình.

Mệnh Thổ (Lộ Bàng Thổ) hợp với các màu tương sinh thuộc hành Hỏa là màu đỏ, hồng, tím, cam vì Hỏa sinh Thổ; màu tương hợp thuộc hành Thổ là màu vàng, nâu; màu chế ngự được thuộc hành Thủy là màu đen, xanh nước biển vì Thổ khắc Thủy.

Mệnh Thổ (Lộ Bàng Thổ) kỵ với các màu thuộc hành Mộc là màu xanh lá cây, xanh lục vì Mộc khắc Thổ; không nên dùng màu trắng, xám, ghi thuộc hành Kim vì Thổ sinh Kim dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.

5. Mệnh Lộ Bàng Thổ hợp – khắc với mệnh nào?

Người mệnh này nên lựa chọn những người có ngũ hành nạp âm phù hợp với mình để sự nghiệp, tài lộc phát triển thuận lợi, gặp được nhiều chuyện may mắn. Vợ chồng tâm đầu ý hợp cũng sẽ cùng bạn xây dựng một mái nhà tràn đầy tình thương.

a. Mệnh Lộ Bàng Thổ (tuổi Canh Ngọ, Tân Mùi) với mệnh Kim:

+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)

Lộ Bàng Thổ và Hải Trung Kim: Kim loại cần sáng sủa, không lẫn tạp chất, đất ven đường cần bền vững, mọi sự biến động với nó đều không lợi. Sự kết hợp này đi đến kết cục đau thương.

+ Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)

Lộ Bàng Thổ và Bạch Lạp Kim: Kim loại đã thành khối rất kỵ lẫn tạp chất. Thực tế hai nạp âm này không tương tác, vì thuộc tinh Thổ sinh Kim nên hai người có các mệnh này gặp nhau hòa hợp và mang mắn nhỏ bé.

+ Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)

Lộ Bàng Thổ và Sa Trung Kim: Đất ven đường và kim loại trong mỏ không có sự tương tác, nên sự cát lợi này chỉ có chút ít vì thuộc tính Thổ sinh Kim theo lý luận.

+ Nhân Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)

Lộ Bàng Thổ và Kiếm Phong Kim: Hai vật chất này gặp nhau khi người ta tu sửa đường sá, thực tế con đường không thích bị cầy cuốc, lầy lội. Bản thân Kiếm Phong Kim cũng không cần Thổ dưỡng. Sự kết đi đến kết cục sầu thảm.

+ Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)

Lộ Bàng Thổ và Thoa Xuyến Kim: Đồ trang sức và con đường không có sự liên quan, nhưng những đồ trang sức gặp đất cát bẩn thỉu sẽ giảm giá trị. Sự kết hợp này không cát tường.

+ Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)

Lộ Bàng Thổ và Kim Bạch Kim: Hai nạp âm không có sự tương tác nhưng do thuộc tính Thổ sinh Kim nên may mắn cát lợi nhỏ.

b. Mệnh Lộ Bàng Thổ (tuổi Canh Ngọ, Tân Mùi) với mệnh Mộc:

+ Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)

Lộ Bàng Thổ và Đại Lâm Mộc: Các cây cổ thụ trong rừng có sức khắc chế Thổ rất mạnh. Đất đường đi mà cây cối um tùm chứng tỏ ít người lui tới. Hai nạp âm này gặp gỡ thường đưa lại khung cảnh u buồn, tẻ nhạt, khó bức phá, thành công.

+ Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)

Lộ Bàng Thổ và Dương Liễu Mộc: Gỗ cây liễu phá vỡ sự kiên cố của đất đường đi, vì thế nên hai mệnh này gặp gỡ đưa mối quan hệ của họ vào gõ cụt.

+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)

Lộ Bàng Thổ và Tùng Bách Mộc: Cây tùng, cây bách là những cây cổ thụ, chúng khắc Thổ rất mạnh. Sự kết hợp này đưa lại một bầu không khí bi thương, phiền muộn.

+ Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)

Lộ Bàng Thổ và Bình Địa Mộc: Những cây thân mềm ở đồng bằng không phải là những cây có khả năng khắc Thổ mạnh, nhưng sự sinh trưởng của nó phá vỡ tính kiên cố của con đường. Sự kết hợp này thường dẫn đến thất bại nặng nề.

+ Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)

Lộ Bàng Thổ và Tang Đố Mộc: Mộc khắc Thổ, cây dâu mọc lan khiến đất đường đi bị hoang hủy. Kết hợp của hai mệnh này dẫn đến khung cảnh tiêu điều, xơ xác.

+ Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)

Lộ Bàng Thổ và Thạch Lựu Mộc: Mộc khắc Thổ, Hai mệnh này gặp nhau tất bi thường, sầu tủi.

c. Mệnh Lộ Bàng Thổ (tuổi Canh Ngọ, Tân Mùi) với mệnh Thủy:

+ Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)

Lộ Bàng Thổ và Giản Hạ Thủy: Đất ven đường và nước ngầm không có mối liên hệ. Nhưng vì nước ngầm là nước trong, nó kỵ Thổ vấy bẩn. Hai mệnh này gặp gỡ sẽ tạo nên thời kỳ đen tối, u buồn.

+ Giáp Thân – Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)

Lộ Bàng Thổ và Tuyền Trung Thủy: Thủy – Thổ tương khắc, nước suối lẫn đất tất vẩn đục, đường đi mà tràn trề lênh láng nước rất bất tiện giao thông. Sự kết hợp này chỉ mang lại sự hủy hoại cho cả hai.

+ Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)

Lộ Bàng Thổ và Trường Lưu Thủy: Thủy – Thổ hỗn tạp trong tứ trụ là người dốt nát và khờ khạo. Trong sự kết hợp nạp âm thì chúng cũng không hề cát lợi. Hai mệnh này gặp nhau cả hai đều bị thương tổn.

+ Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)

Lộ Bàng Thổ và Thiên Hà Thủy: Nước mưa là dạng ngoại lực phong hòa bào mòn vật chất, đối với con đường cũng vậy, sự lầy lội, nhớp nháp có nhiều người bị té xe, bất tiện trong giao thông vô cùng.

+ Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)

Lộ Bàng Thổ và Đại Khê Thủy: Đất ven đường cần sự ổn định bền vững, cuộc gặp gỡ giữa hai mệnh này không lấy gì làm bảo đảm.

+ Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)

Lộ Bàng Thổ và Đại Hải Thủy: Thủy Thổ tương khắc, Hai mệnh này không nên gặp gỡ.

d. Mệnh Lộ Bàng Thổ (tuổi Canh Ngọ, Tân Mùi) với mệnh Hỏa:

+ Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hỏa (Lửa trong Lò)

Lộ Bàng Thổ và Lư Trung Hỏa: Lộ Bàng Thổ là đất ở ven đường, theo nguyên lý ngũ hành thì Hỏa sinh Thổ, đốt cháy vất chất thì sản phẩm tạo ra đó là tro bụi, carbon, chất khoáng. Đất ven đường là vị trí giao thông quan trọng của con người, nhờ sự tương sinh này nên bền vững, khô ráo, sạch sẽ. Sự kết hợp này mang lại cát lợi vừa phải, vì Hỏa sinh Thổ, Thổ đắc lợi mà Hỏa sinh xuất nên hao hụt nguyên khí.

+ Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)

Lộ Bàng Thổ và Sơn Đầu Hỏa: Thực tế hai nạp âm này không tương tác. Nhưng vì sự bền vững, kiên cố nên có nhiệt độ thì rất cát lợi. Hai mệnh này kết hợp thường mang lại may mắn, giàu sang.

+ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)

Lộ Bàng Thổ và Sơn Hạ Hỏa: Hỏa sinh Thổ, trường hợp này thứ cát, đất ven đường có Hỏa sinh tất bền vững, kiên cố. Cuộc hội ngộ này mang lại may mắn nhỏ.

+ Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)

Lộ Bàng Thổ và Phúc Đăng Hỏa: Đất đường đi và ngọn đèn không tương tác, hai dạng vật chất này quá khác biệt nhau về hệ quy chiếu cũng như tính năng, công dụng… Cuộc gặp gỡ này mang lại may mắn nhỏ do thuộc tính Hỏa sinh Thổ.

+ Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)

Lộ Bàng Thổ và Thiên Thượng Hỏa: Ánh nắng giúp đường sá khô ráo, giao thông thuận tiện. Sự kết hợp này mở ra thời kỳ văn minh, phong thịnh.

+ Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)

Lộ Bàng Thổ và Tích Lịch Hỏa: Hai dạng vật chất này không tương tác, nhưng Hỏa sinh Thổ, hơn nữa, tính nóng vội của Tích Lịch Hỏa gặp sự điềm tĩnh, nhẫn nại của Lộ Bàng Thổ sẽ hỗ trợ tốt cho nhau. Cuộc gặp gỡ này tạo nên một cặp long phượng, thư hùng, văn võ, bất khả chiến bại.

e. Mệnh Lộ Bàng Thổ (tuổi Canh Ngọ, Tân Mùi) với mệnh Thổ:

+ Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)

Lộ Bàng Thổ và Lộ Bàng Thổ: Đất ven đường được bồi đắp, gia cố thêm nên tính bền vững kiên cố của nó được đáp ứng, nhờ vậy phúc vụ tốt cho lợi ích dân sinh. Sự kết hợp này mở ra thời kỳ thịnh đạt, ổn định, trật tự, quy củ.

+ Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)

Lộ Bàng Thổ và Thành Đầu Thổ: Hai hành Thổ tương hòa, khiến cho tính kien cố tăng thêm. Cuộc hội ngộ này phúc đức tốt lành cho cả hai.

+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)

Lộ Bàng Thổ và Bích Thượng Thổ: Hai nạp âm không có sự tương tác. Trong thực tế hai người mệnh này gặp nhau giúp ý kiến, lập trường thêm vững chắc, thế nên dù chậm trễ nhưng cuối cùng vẫn có thành công.

+ Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)

Lộ Bàng Thổ và Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm tương hòa về ngũ hành. Cả hai dạng Thổ đất đường đi và ngói lợp nhà đều cần kiên cố bền vững, nên hỗ trợ nhau sẽ cát lợi.

+ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)

Lộ Bàng Thổ và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Đất đường đi và đất cồn bãi không có sự liên quan, nên hai nạp âm này gặp nhau chỉ mang lại may mắn nhỏ bé.

+ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát)

Lộ Bàng Thổ và Sa Trung Thổ: Có sự tương hòa về địa chi, nhưng hai thể khác nhau. Khi đất ven đường lẫn cát thường không tốt cho sự di chuyển. Bản thân đất pha cát cũng không thích sự cứng nhắc của đất ven đường. Hai mệnh này gặp nhau khó thành đại sự.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản mệnh Lộ Bàng Thổ ( Đất ven đường) về năm sinh người mang mệnh Lộ Bàng Thổ là Canh Ngọ, Tân Mùi. Bạn có thể biết được mệnh, mạng Lộ Bàng Thổ hợp với những gì để lựa chọn thích hợp.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News