12 con giáp

Mệnh Lư Trung Hỏa là gì? Lư Trung Hỏa hợp tuổi gì, màu gì, mạng nào?

Mệnh Lư Trung Hỏa là gì? Những người có mệnh Lư Trung Hỏa sinh năm bảo nhiêu? Mạng Lộ Trung Hỏa hợp với tuổi gì, màu sắc gì, mệnh nào và khắc mệnh gì?

mệnh lư trung hỏa là gì, ngũ hành nạp âm, tử vi tuổi bính dần, tử vi tuổi đinh mão, mệnh lư trung hỏa là gì? lư trung hỏa hợp tuổi gì, màu gì, mạng nào?

Vũ trụ bao la rộng lớn nhưng tuân theo những quy luật cơ bản. Các nhà triết học, lý số phân chia vật chất thành 5 nhóm cơ bản gồm có Kim – Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ. Sự phân chia cơ bản này chưa đủ cụ thể để diễn tả thế giới vật chất nên ngũ hành nạp âm của hoa giáp đã ra đời nhằm cụ thể hơn các dạng vật chất trong vũ trụ.

Hành Hỏa có 6 nạp âm chia như sau: Lư Trung Hỏa, Sơn Đầu Hỏa, Tích Lịch Hỏa, Sơn Hạ Hỏa, Phú Đăng Hỏa và Thiên Thượng Hỏa. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mệnh Lư Trung Hỏa là gì?

1. Mệnh Lư Trung Hỏa là gì?

Theo khái niệm về Lư Trung Hỏa thì mệnh này là dạng vật chất thuộc nhóm Hỏa, dịch nghĩa của ngũ hành nạp âm này là Ngọn lửa trong lò. Ý nghĩa Lư trung hỏa có sách dịch nghĩa là lửa âm dương nung nấu càn khôn thế nhưng trong Đạo giáo có thuật luyện đơn để bồi dưỡng sức khỏe, tăng cường tuổi thọ, nhân vật Lão Tử – Thái Thượng Lão Quân có một cái lò, còn gọi là lò bát quái để luyện linh đơn mà trong tiểu thuyết Tây du ký, Tôn Ngộ Không đã ăn trộm tiên đơn lại đạp đổ lò này. Ngọn lửa để luyện đơn không phải ngọn lửa bình thường mà nó chính là tam vị chân hỏa, loại hỏa khí có sức nóng mạnh nhất trong vũ trụ. Ngày nay, trong kỹ thuật Lư Trung Hỏa là ngọn lửa trong quá trình luyện kim. Vì thế người mệnh này thường bền bỉ, có sức mạnh nội tại cực lớn như ngọn lửa nhỏ cháy âm ỉ trong lò vậy.

2. Người mệnh Lư Trung Hỏa sinh năm nào?

Khi hiểu được Mệnh Lư Trung Hỏa là gì nhiều người sẽ tò mò không hiểu tuổi mình có thuộc mệnh này hay không?

Theo phong thủy, có hai năm tuổi thuộc mệnh hỏa đặc trưng này là:

Vì thế, hai tuổi này sẽ hội tụ những nét đặc trưng về tính cách và cuộc sống cũng như công việc của mệnh này.

3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Lư Trung Hỏa

Bản mệnh của Lư Trung Hỏa

Cuộc đời có thăng có trầm, lúc thăng thì hưởng thụ lúc trầm thì chăm chỉ làm ăn. Người mang mệnh Lư Trung Hỏa là người có mệnh lớn, làm chuyện đại sự, dễ có danh tiếng nhưng cũng có khuyết điểm là tính tình nóng nảy và có phần kiêu ngạo, dễ bị lợi mật ngọt rót tai mà thất bại. thêm vào đó khi gặp khó khăn dễ thiếu kiên nhẫn để giải quyết công việc.

Tính cách của người mệnh Lư Trung Hỏa

Những người thuộc mệnh Lư Trung Hỏa đặc trưng bởi tính cách nóng nảy nhưng lại khá nhiệt huyết và tận tâm. Theo tử vi ngày nay mệnh Lư Trung Hỏa là người có được sự rèn luyện về ý chí nên thường đứng vững trước những khó khăn biến động.

Đặc trưng của lửa luôn là sự cầu tiến và nhiệt huyết có thể giúp hoàn thành được mọi việc. Họ ghét sự chờ đợi hay chậm chạp và thường khó kiềm chế cảm xúc được với những người không hài lòng.

Là người thể hiện sự yêu ghét rõ ràng nhưng cũng vô cùng nhạy cảm trước các tình huống. Nóng tính nhưng tâm đức vô cùng sáng nên thương người, tốt bụng và vô cùng hào phóng, rõ ràng và minh bạch không thích sự mập mờ.

Tuy nhiên sự hào phóng và nhiệt tình dễ khiến cho nam giới hay dính tật cờ bạc, đỏ đen nên cần kiềm chế. Tính nóng nảy cũng khiến cho họ dễ gây mất lòng người khác và thiếu kiên nhẫn dễ bỏ dở các mục tiêu của mình.

Về sức khỏe cần đề phòng bệnh về mắt, đau đầu, mất ngủ, bệnh về máu huyết.

Công danh, sự nghiệp của người mệnh Lư Trung Hỏa

Xem tử vi ngày nay của những người mang mệnh Lư Trung Hỏa đánh giá họ có được sự nhiệt tình trong công việc và làm việc không biết mệt mỏi. Họ có nguồn năng lượng tốt và hứng thú làm việc thì không ai bằng, luôn tiên phong trong công việc đòi hỏi tiến độ nhanh. Có điều lại không thích những công việc không có sức sáng tạo hay kế hoạch dài hạn.

Những người thuộc cung Lư Trung Hỏa phù hợp với các lĩnh vực như: Các lĩnh vực thuộc Mộc ( tư vấn, viết văn, giáo viên, kinh doanh thời trang, lâm nghiệp…), lĩnh vực thuộc Hỏa được xem là thế mạnh (kinh doanh ga, chất đốt, sửa chữa máy, cơ khí, điện tử, nấu ăn…).

Tuy nhiên, dường như công việc của họ không mang lại nguồn thu nhập đều đặn, hay bị hao tốn nhưng kinh tế vẫn thuộc phần ổn định.

Tình duyên của người cung mệnh Lư Trung Hỏa

Đường tình duyên của người mệnh Lư Trung Hỏa khá đa tình, tuy nhiên dù là người sôi nổi nhưng lại khá rụt rẻ trong chuyện tình cảm. Có thể bạn thường yêu trong âm thầm và nếu đã yêu thì sẽ yêu người ấy tha thiết. Nếu đã có đủ dũng khí bộc lộ sẽ sẽ sớm biến nó thành ngọn lửa tình yêu cháy bỏng và mãnh liệt.

Tuy nhiên những người này cũng khó có thể quên người cũ và thường hoài niệm về họ bằng những kỷ niệm đẹp mà có thể khiến cho người hiện tại cảm thấy chạnh lòng.

mệnh lư trung hỏa là gì, ngũ hành nạp âm, tử vi tuổi bính dần, tử vi tuổi đinh mão, mệnh lư trung hỏa là gì? lư trung hỏa hợp tuổi gì, màu gì, mạng nào?

4. Mệnh Lư Trung Hỏa hợp màu gì, đi xe màu gì?

Khi chọn mua xe hay trang trí nội thất trong nhà, bản mệnh nên lưu ý vấn đề màu sắc hợp và khắc với mệnh của mình.

Mệnh Hỏa (Lư Trung Hỏa) hợp với các màu tương sinh thuộc hành Mộc là màu xanh lá cây, xanh lục vì Mộc sinh Hỏa; màu tương hợp thuộc hành Hỏa là màu đỏ, hồng, tím, cam; màu chế ngự được thuộc hành Kim là màu trắng, xám, ghi vì Hỏa khắc Kim.

Mệnh Hỏa (Lư Trung Hỏa) kỵ với các màu thuộc hành Thủy là màu đen, xanh nước biển vì Thủy khắc Hỏa; không nên dùng màu vàng, nâu thuộc hành Thổ vì Hỏa sinh Thổ dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.

5. Mệnh Lư Trung Hỏa hợp – khắc với mệnh nào?

a. Tuổi hợp mệnh Lư Trung Hỏa

+ Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Đại Lâm Mộc: Mệnh Lư Trung Hỏa rất cần Mộc khí tương trợ để có nguồn sinh, nếu không đám cháy bốc lên rồi không được tiếp nạp nhiên liệu tất sẽ bùng cháy rồi lịm tắt. Đại Lâm Mộc là gỗ cây rừng, nó trở thành nguồn nhiên liệu bạt ngàn, vô tận cho Lư Trung Hỏa. Liệu Lư trung hỏa và đại lam mộc có hợp nhau không trong khi người xưa có câu: Giữ được thanh sơn lo gì không có củi đốt. Bởi vậy sự kết hợp này cát lợi vô cùng, được coi là điểm 10.

+ Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Lộ Bàng Thổ: Sự kết hợp này mang lại cát lợi vừa phải, vì Hỏa sinh Thổ, Thổ đắc lợi mà Hỏa sinh xuất nên hao hụt nguyên khí.

+ Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Thành Đầu Thổ: Thành Đầu Thổ cát lợi, Lư Trung Hỏa bất lợi vì Thổ đắc sinh nhập, Hỏa sinh xuất nên hao tổn nguyên khí.

+ Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hoả (Lửa trong Lò)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Lư Trung Hỏa: Sự hội hợp cùng bản chất Hỏa – Hỏa giúp cho năng lượng tốt và Hỏa khí thịnh vượng, tạo nên đại cát, đại lợi nếu kết hợp.

+ Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Sơn Đầu Hỏa: Lửa trên núi là ngọn lửa của người đốt nương làm rẫy, gặp Lư Trung Hỏa nên càng thêm mạnh, hội ngộ mang lại cát lợi, phúc khí.

+ Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Bạch Lạp Kim: Tuy có sự tương khắc về hình thức nhưng cát lợi, vì Lư Trung Hỏa là nguồn năng lượng để luyện kim, vàng hay kim loại nóng chảy gặp Lư Trung Hỏa sẽ càng nhuyễn hóa, loại bỏ tạp chất và thành dụng cụ, đồ đạc, có giá trị sử dụng. Trường hợp này cả hai đều cát vì Lư Trung Hỏa có chỗ sử dụng, Bạch Lạp Kim cũng nhờ đó mà thành tinh khiết, thành đồ đạc vật dụng. Do vậy Lư trung hỏa và bạch lạp kim có hợp nhau không thì quý bạn đã có câu trả lời rồi chứ.

+ Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Dương Liễu Mộc: Cát lợi vì dương liễu là giống cây thân gỗ lớn nên làm nguyên liệu đốt cháy giúp hỏa phát triển tốt.

+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Tùng Bách Mộc: Cát lợi vì gỗ tùng Bách thuộc dương mộc nên là nguyên nguyên liệu để đốt cháy, duy trì sự sống và phát triển của Lư Trung Hỏa.

+ Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Sa Trung Kim: Cát lợi, nhìn bề ngoài hình khắc và Hỏa thiệt thân nhưng nhưng khoáng sản cần thông qua luyện kim thì mới tinh sạch và trở thành đại khí. Vì vậy 2 mệnh này Hỏa bất lợi còn Kim thì vô cùng lợi.

+ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Sơn Hạ Hỏa: Câu trả lời rằng cát lợi, cuộc hội ngộ của những người bạn đồng văn, đồng chủng, đồng thanh, đồng khí. Đám cháy muốn rực rỡ cần bầu không khí khô ráo, hai nạp âm này hỗ trợ cho nhau cát lợi vô cùng.

+ Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Bình Địa Mộc: Lư Trung Hỏa có nguồn sinh nên cát lợi, những cây ở đồng bằng thân mềm nhưng dễ cháy, trở thành nguồn nhiên liệu dồi dào.

+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Bích Thượng Thổ: Bích Thượng Thổ cát, Lư Trung Hỏa thứ cát, vì hao tổn trong quá trình Hỏa sinh xuất Thổ.

+ Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Phú Đăng Hỏa: Cát lợi vì tương hòa, hỗ trợ lẫn nhau, người ta nhóm lò từ lửa đèn, cũng có thể châm đèn từ lò khi cần thắp sáng, hoặc đèn tắt.

+ Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Tang Đố Mộc: Cát lợi, lửa trong lo gặp nguồn sinh. Người Thái nước ta trồng dâu nuôi tằm, cành dâu dung làm củi đun. Có bài ca dao: “Chặt củi chặt cành dâu/ Lấy củi lấy cho bõ gánh/ Một bó để mẹ yêu ninh xôi/ Một bó để mẹ yêu nấu rượu”…

+ Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Thiên Thượng Hỏa: Tương hòa cát lợi vì vầng Thái dương làm bầu không khí hanh khô, Lư Trung Hỏa nhờ đó trở nên mạnh mẽ, rực sáng.

+ Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Thạch Lựu Mộc: Thạch lựu mộc nó là nguồn sinh cho Lư Trung Hỏa, sự kết hợp này cát lợi.

+ Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Ốc Thượng Thổ: Ngọn lửa nung đốt khiến ngói lợp nhà thêm bền vững, hai nạp âm này gặp gỡ tất đem lại hạnh phúc cho nhân sinh và con người.

b. Tuổi khắc mệnh Lư Trong Hỏa

+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim(Vàng trong Biển)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Hải Trung Kim: Hải Trung Kim là vàng trong biển nên có cả Kim lẫn Thủy khắc Hỏa vô cùng mạnh.

+ Nhân Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Kiếm Phong Kim: Kiếm Phong Kim thuộc mệnh Kim. Dù Hỏa sinh Kim nhưng người sinh mất lực, hao tổn nguyên khí, người được sinh thì phát triển. Cho nên 2 mệnh Lư Trung Hỏa khắc Kiếm Phong Kim mạnh mẽ.

+ Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Giản Hạ Thủy: Lửa trong lò hừng hực, khi bùng cháy, khi âm ỉ, nó kỵ bất cứ một loại Thủy nào. Nên sự kết hợp này khắc hại vô cùng, phần thua thiệt luôn thuộc về kẻ yếu, nước dội vào lò, nụ cười tắt ngấm.

+ Giáp Thân – Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Tuyền Trung Thủy: Tương khắc vì nước dập lửa nên sự kết hợp này là vô cùng bất lợi cho Hỏa và Thủy cũng bị tổn hao.

+ Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Thích Lịch Hỏa: Xung khắc mạnh mẽ dù Hỏa – Hỏa nhưng Thích Lịch Hỏa khắc mạnh mẽ, vì lửa sấm sét thường kèm theo phong ba, mưa gió sinh Thủy, gió mạnh dập lửa nên Lư Trung Hỏa gặp nguy.

+ Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Trường Lưu Thủy: Bất lợi, nước trong nguồn không bao giờ vơi cạn, nên hỏa khí gặp nó tiêu tan, mối quan hệ này hình khắc lớn.

+ Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Kim Bạch Kim: Lư Trung Hỏa thiêu đốt đá vỡ, vàng tan, nên đối với những dạng Kim đã thành hình gặp nó trở thành biến dạng, mất giá trị, tiêu tan.

+ Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Thiên Hà Thủy: Nước mưa xuống ắt dập được lửa nên xung khắc bất lợi cho mệnh Hỏa.

+ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Đại Trạch Thổ: Đất cồn lớn mà khô cằn, mộc không sinh sôi thì Hỏa cũng không thể tồn tại.

+ Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Thoa Xuyến Kim: Mối quan hệ của hai nạp âm Lư Trung Hỏa và Thoa xuyến kim hung, Thoa Xuyến Kim thiệt thân.

+ Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Đại Khe Thủy: Hỏa – Thủy bất Hòa, không cát lợi mà gặp đại hung.

+ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Sa Trung Thổ: Không có lợi ích và giá trị trồng trọt, sự kết hợp này không có lợi.

+ Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)

Mệnh Lư Trung Hỏa và Đại Hải Thủy: Lư Trung Hỏa không cơ hội gì lại gần nước giữ biển, hai nạp âm này gặp gỡ sẽ tắt đám cháy ngay nên đại xung khắc.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản mệnh Lư Trung Hỏa ( Lửa trong lò – lửa trong bếp) về năm sinh người mang mệnh Lư Trung Hỏa 1986, 1987 Bính Dần và Đinh Mão. Bạn có thể biết được mệnh, mạng Lư Trung Hỏa hợp với những gì để lựa chọn thích hợp.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News