12 con giáp

Mệnh Sa Trung Kim là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

Mệnh Sa Trung Kim là gì? Người có mệnh Sa Trung Kim sinh năm bao nhiêu? Mạng Sa Trung Kim hợp với tuổi gì, màu sắc gì, mệnh nào và khắc mệnh gì?

mệnh sa trung kim là gì, ngũ hành nạp âm, tử vi tuổi ất mùi, tử vi tuổi giáp ngọ, mệnh sa trung kim là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

Vũ trụ bao la rộng lớn nhưng tuân theo những quy luật cơ bản. Các nhà triết học, lý số phân chia vật chất thành 5 nhóm cơ bản gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Sự phân chia cơ bản này chưa đủ cụ thể để diễn tả thế giới vật chất nên ngũ hành nạp âm của hoa giáp đã ra đời nhằm cụ thể hơn các dạng vật chất trong vũ trụ.

Hành Kim có 6 nạp âm chia như sau: Hải Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Bạch Lạp Kim, Sa Trung Kim, Kim Bạch Kim và Thoa Xuyến Kim. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mệnh Sa Trung Kim là gì?

1. Mệnh Sa Trung Kim là gì?

Mệnh Sa Trung Kim theo nghĩa Hán Việt là “Vàng trong cát”. Sa có nghĩa là cát, hiểu rộng ra là đá, hay thạch quyển. Trung nghĩa là ở trong, pha lẫn, trộn lẫn. Kim là vàng bạc hay các loại kim loại nói chung.

Hiểu một đầy đủ Sa Trung Kim là nguồn kim loại tiềm ẩn trong các lớp đất đá, nó chính là nguồn khoáng sản kim loại mà con người vẫn khai thác sử dụng để phục vụ cuộc sống.

Kiếm Phong Kim (vàng trong kiếm) và Sa Trung Kim (vàng trong cát), nếu không có lửa (Hỏa) thì không thành vật dụng. Nhưng cả hai khắc với Mộc (Kim khắc Mộc) vì hình kỵ, dù Mộc hao Kim lợi (Kim được khắc xuất, mất phần khắc) nhưng vẫn chịu thế tiền cát hậu hung (trước tốt sau xấu), do Kim chưa tinh chế nên không hại được Mộc vượng, không chém được cây lại thêm tổn hại.

Giáp Ngọ, Ất Mùi thì Ngọ là chỗ hỏa vượng, hoả vượng thì kim bại; Mùi là chỗ hỏa suy, hỏa tuy suy nhưng kim cũng đã cùn nhược. Gọi bằng Sa Trung Kim, Kim không đủ cứng cáp để chém, để đẩy cho nên người Sa Trung Kim thường làm việc một cách đầu voi đuôi chuột. Mệnh cung mà thêm sao Thiên Đồng hãm nữa thì càng vớ vẩn.

Sa Trung Kim cần liên tục theo đuổi mục đích nào đó, nói khác đi là ngoan cố đeo đẳng mới đạt tới được. Giáp Ngọ thì Ngọ hỏa khắc kim tước giảm khí thế, trong khi Ất Mùi thì Mùi thổ sinh kim. Ất Mùi đương đầu với gian nan uyển chuyển hơn Giáp Ngọ.

2. Người mệnh Sa Trung Kim sinh năm nào?

Theo phong thủy, có hai năm tuổi thuộc mệnh kim đặc trưng này là những người tuổi Giáp Ngọ và Ất Mùi.

-Tuổi Giáp Ngọ: gồm những người sinh năm 1894, 1954, 2014, 2074.

-Tuổi Ất Mùi: gồm những người sinh năm 1895, 1955, 2015, 2075.

Cả hai tuổi này đều có Lộc cách nên duyên với tài sản, tiền bạc lớn.

3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Sa Trung Kim

Tính cách của người mệnh Sa Trung Kim

Người mệnh Sa Trung Kim vừa rộng lượng, vừa khoan hòa, đôn hậu, tĩnh tại của Thổ lại vừa có thuộc tính kín đáo, nghĩa khí, ngưng tụ của Kim. Chính vì vậy bình thường nhìn họ không có gì nổi bật, kín đáo, thích riêng tư, giữ mình theo khuôn phép, khả năng kiềm chế rất tốt và không mấy khi thể hiện cảm xúc gì trên mặt. Ban đầu khi mới tiếp xúc sẽ thấy người này có vẻ quá hiền lành, sống nội tâm, khép kín, nhưng sau một thời gian sẽ phát hiện ra họ nhân hậu, độ lượng, có chí lớn và rất nghĩa khí.

Tư duy và tầm vóc của những người mang nạp âm Sa Trung Kim không hề nhỏ, không làm thì thôi, một khi họ đã thích là phải làm với quy mô lớn, không thích làm nhỏ hay chỉ làm tạm thời.

Tuy nhiên để phát huy được những tố chất này thì bản thân người Sa Trung Kim phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện nghiêm khắc, họ khó ngấm nhanh nên sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, tâm sức, công phu để rèn luyện người này, tuy chậm nhưng mà chắc, làm tới đâu bền tới đó, kiên cố vững vàng.

Nhược điểm của những người mang mệnh Sa Trung Kim chính là quá nguyên tắc, khó thay đổi, lạnh lùng, ngay cả đối với người thân cũng có chút hình khắc. Ở góc độ tư tưởng, vì chí hướng quá cao, quá nhân ái, độ lượng nên bất đồng với người thân, không tìm được người hiểu chí hướng nên thường cảm thấy cô độc, lạc lõng.

Vì người Sa Trung Kim là những nhân tài hiếm có nên thích hợp làm việc trong các lĩnh vực chính trị, công quyền, quản lý. Một số người khác có duyên với tài chính, ngân sách, cơ khí, công nghệ, luyện kim, kỹ sư, thợ tay nghề cao. Phần lớn những người mang mệnh này đều giàu có, khá giả nhưng người sinh năm Giáp Ngọ sẽ có nhiều cơ hội hơn người sinh năm Ất Mùi.

Trong chuyện tình cảm, những người này thường có rất nhiều mối tình đẹp, đặc biệt là tuổi Ngọ. Nhưng với lối tư duy cẩn trọng, nội tâm nên họ trở nên khó hiểu, phải tới khi thực sự tin tưởng thì họ mới vô tư chia sẻ suy nghĩ của mình.

Công danh, sự nghiệp của người mệnh Sa Trung Kim

Vì người Sa Trung Kim là những nhân tài hiếm có nên thích hợp làm việc trong các lĩnh vực chính trị, công quyền, quản lý.

Một số người khác có duyên với tài chính, ngân sách, cơ khí, công nghệ, luyện kim, kỹ sư, thợ tay nghề cao.

Phần lớn những người mang mệnh này đều giàu có, khá giả nhưng người sinh năm Giáp Ngọ sẽ có nhiều cơ hội hơn người sinh năm Ất Mùi.

Tình duyên của người cung mệnh Sa Trung Kim

Trong chuyện tình cảm, những người này thường có rất nhiều mối tình đẹp, đặc biệt là tuổi Ngọ. Nhưng với lối tư duy cẩn trọng, nội tâm nên họ trở nên khó hiểu, phải tới khi thực sự tin tưởng thì họ mới vô tư chia sẻ suy nghĩ của mình.

Đức tính của Kim là tín nghĩa, nên khi đã yêu thì họ trọng chữ tín, giữ lời hứa, không có thói quen lật lọng, sở khanh.

4. Mệnh Sa Trung Kim hợp màu gì, đi xe màu gì?

Khi chọn mua xe hay trang trí nội thất trong nhà, bản mệnh nên lưu ý vấn đề màu sắc hợp và khắc với mệnh của mình.

– Nam mệnh Giáp Ngọ sinh năm 2014

Nam mệnh sinh năm 2014 thuộc cung Tốn, hành Mộc hợp với màu tương sinh thuộc hành Thủy là Đen, Xanh nước biển; màu tương hợp của hành Mộc là Xanh lá cây; màu nâu, vàng của hành Thổ vì Mộc chế ngự được Thổ.

Kỵ các màu thuộc hành Kim là Trắng, Xám, Ghi vì Kim khắc Mộc; không nên dùng màu thuộc hành Hỏa như Đỏ, Hồng, Tím vì sẽ bị sinh xuất, giảm năng lượng.

– Nữ mệnh Giáp Ngọ sinh năm 2014

Nữ mệnh sinh năm 2014 thuộc cung Khôn, hành Thổ nên dùng các màu tương sinh như Đỏ, Cam, Hồng, Tím, đây là màu thuộc hành Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ; dùng các màu tương hợp của hành Thổ như Vàng, Nâu; và dùng màu thuộc hành Thủy như Xanh nước biển, Đen (Thổ chế ngự được Thủy).

Kỵ các màu thuộc hành mộc là Xanh lá cây, xanh lục; không nên dùng màu thuộc hành Kim như Trắng, Ghi vì Thổ sinh Kim, mệnh cung dễ bị giảm đi năng lượng, sinh xuất.

– Nam mệnh Ất Mùi sinh năm 2015

Nam mệnh sinh năm 2015 thuộc cung Chấn, hành Mộc hợp với màu tương sinh thuộc hành Thủy là Đen, Xanh nước biển; màu tương hợp của hành Mộc là Xanh lá cây; màu nâu, vàng của hành Thổ vì Mộc chế ngự được Thổ.

Kỵ các màu thuộc hành Kim là Trắng, Xám, Ghi vì Kim khắc Mộc; không nên dùng màu thuộc hành Hỏa như Đỏ, Hồng, Tím vì sẽ bị sinh xuất, giảm năng lượng.

– Nữ mệnh Ất Mùi sinh năm 2015

Nữ mệnh sinh năm 2015 thuộc cung Chấn, hành Mộc hợp với màu tương sinh thuộc hành Thủy là Đen, Xanh nước biển; màu tương hợp của hành Mộc là Xanh lá cây; màu nâu, vàng của hành Thổ vì Mộc chế ngự được Thổ.

Kỵ các màu thuộc hành Kim là Trắng, Xám, Ghi vì Kim khắc Mộc; không nên dùng màu thuộc hành Hỏa như Đỏ, Hồng, Tím vì sẽ bị sinh xuất, giảm năng lượng.

5. Mệnh Sa Trung Kim hợp – khắc với mệnh nào?

Người mệnh này nên lựa chọn những người có ngũ hành nạp âm phù hợp với mình để sự nghiệp, tài lộc phát triển thuận lợi, gặp được nhiều chuyện may mắn. Vợ chồng tâm đầu ý hợp cũng sẽ cùng bạn xây dựng một mái nhà tràn đầy tình thương.

a. Mệnh Sa Trung Kim (tuổi Giáp Ngọ, Ất Mùi) với mệnh Kim:

+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)

Sa Trung Kim và Hải Trung Kim: Dù thuộc tính tương hòa của hai hành Kim nhưng một dạng là kim loại trong mỏ, một dạng nằm đáy đại dương nên không có sự tương tác hỗ trợ. Hơn nữa các chi Ngọ – Mùi và Tý – Sửu xung khắc, hình hại nhau. Hai mệnh này gặp nhau dễ thấy cảnh huyết lệ lưng tròng.

+ Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)

Sa Trung Kim và Bạch Lạp Kim: Đây là chu trình tất yếu giữa hai mệnh này. Sa Trung Kim là nguồn nguyên liệu, Bạch Lạp Kim là quá trình luyện kim khiến kim loại thành vật dụng hữu ích. Hai nạp âm này gặp gỡ tất mở ra viễn cảnh sáng sủa, giàu sang, văn minh.

+ Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)

Sa Trung Kim và Sa Trung Kim: Tương hòa, cát lợi, khiến các mỏ khoáng sản thêm trũ lượng và giá trị hơn.

+ Nhân Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)

Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim: Hai mệnh này gặp nhau tất cát lợi, tạo nền thời kỳ văn minh thịnh thế. Vì kim loại trong mỏ là nguồn tạo nên công cụ lao động. Công cụ lao động lại chính là đồ để khai thác khoáng sản.

+ Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)

Sa Trung Kim và Thoa Xuyến Kim: Trang sức quý báu do khai thác các mỏ khoáng sản mà chế tạo thành. Hai nạp âm này gặp nhau tất mở ra thời kỳ phong thịnh, sung túc, giàu có, văn minh.

+ Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)

Sa Trung Kim và Kim Bạch Kim: Hai mệnh này gặp nhau rất cát lợi, phong thịnh, của cải dồi dào, vì kim loại khoáng sản là nguồn để tạo ra bạc nén, vàng thỏi, kim loại nguyên khối.

b. Mệnh Sa Trung Kim (tuổi Giáp Ngọ, Ất Mùi) với mệnh Mộc:

+ Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)

Sa Trung Kim và Đại Lâm Mộc: Không cát lợi vì cây trông gặp mỏ khoáng sản rất khó phát triển, bị ức chế. Hai mệnh này gặp gỡ kết hợp tất luôn có những điều muộn phiền, bực bội.

+ Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)

Sa Trung Kim và Dương Liễu Mộc: Hai mệnh này gặp nhau tất hình khắc còn mất, nên đại hung. Dương liễu mộc là dạng cây mềm, sức sống kém, sinh trưởng trên mỏ khoáng sản tất sẽ khô héo.

+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)

Sa Trung Kim và Tùng Bách Mộc: Tùng bách mộc là dạng cây đại thụ, sức sống cao, gặp kim loại tiềm ẩn, tất có nguồn cung cấp muối khoáng rất lớn. Cây có thể cứng cáp, phát triển mạnh.

+ Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)

Sa Trung Kim và Bình Địa Mộc: Các loại cây ở đồng bằng mềm yếu, sức sống kém nên tất không phát triển được. Những người có mệnh này kết hợp với nhau sớm muộn cũng sẽ thất bại.

+ Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)

Sa Trung Kim và Tang Đố Mộc: Cây dâu yếu ớt không thể sinh trưởng trong môi trường này, nó sẽ vàng úa, tàn lụi. Hai nạp âm này hội ngộ thường để lại rạn nứt lớn và nỗi buồn như sông dài, biển rộng.

+ Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)

Sa Trung Kim và Thạch Lựu Mộc: Cây cối héo úa và tàn lụi, nên chắc chắn cuộc hội ngộ này là sai lầm lớn.

c. Mệnh Sa Trung Kim (tuổi Giáp Ngọ, Ất Mùi) với mệnh Thủy:

+ Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)

Sa Trung Kim và Giản Hạ Thủy: Nước ngầm có tác dụng thau rửa tạp chất trong kim loại. Hai mệnh này gặp nhau tạo nên cục diện cát lợi, may mắn.

+ Giáp Thân – Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)

Sa Trung Kim và Tuyền Trung Thủy: Kim loại trở nên quý giá khi được nước suối thau rửa tạp chất. Hai mệnh này kết hợp sẽ thành công lớn.

+ Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)

Sa Trung Kim và Trường Lưu Thủy: Kim loại trong mỏ khoáng sản có thể hiển lộ dưới tác động của dòng nước, Một số kim loại quý được phát hiện, lại nhờ dòng nước thanh lọc nên tinh khiết. Hai mệnh này gặp nhau sẽ là tương lai thiên linh địa tú, vật thịnh dân phong.

+ Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)

Sa Trung Kim và Thiên Hà Thủy: Nước mưa có axit bào mòn, kim loại tiềm ẩn dần mòn, đay là thuộc tính hóa học và hiện tượng phong hóa trong địa lý. Hai mệnh này gặp gỡ tất lâm vào cảnh xót xa, tiếc nuối.

+ Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)

Sa Trung Kim và Đại Khê Thủy:

Nước khe suối bào mòn địa chất, giúp kim loại hiển lộ, nó lại thau rửa tạp chất của kim loại. Có câu:

Bắc Kạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh

Hai nạp âm này gặp gỡ tất sẽ tất tài, tấn lộc, bạo phát của cải, tích ngọc dôi kim.

+ Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)

Sa Trung Kim và Đại Hải Thủy: Kim chìm đáy biển. Nếu gặp gỡ, Sa Trung Kim tất thành Hải Trung Kim. Hai mệnh này gặp nhau thường bất lợi về nhiều mặt.

d. Mệnh Sa Trung Kim (tuổi Giáp Ngọ, Ất Mùi) với mệnh Hỏa:

+ Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hoả (Lửa trong Lò)

Sa Trung Kim và Lư Trung Hỏa: Hỏa khắc Kim, nhưng trong kỹ thuật người ta dùng lửa luyện kim như vậy mới chiết tác được kim loại và có thể sử dụng được. Hai mệnh này gặp nhau chắc chắn tương lai sẽ phong thịnh, sang giàu.

+ Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)

Sa Trung Kim và Sơn Đầu Hỏa: Về bề ngoài giữa hai vật chất này không tương tác nhưng có sự hòa hợp về địa chi. Hai nạp âm này dù khắc theo thuộc tính Kim – Hỏa nhưng kết hợp với nhau sẽ hạnh phúc, yên ấm, hài hòa, ngọt ngào.

+ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)

Sa Trung Kim và Sơn Hạ Hỏa: Kim loại trong mỏ khoáng sản không liên quan, tương tác với lửa chân núi. Có sự hình khắc nhẹ khi gặp gỡ, giống như hay khắc khẩu.

+ Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)

Sa Trung Kim và Phúc Đăng Hỏa: Hai nạp âm không có sự tương tác, có sự hình khắc nhẹ do thuộc tính ngũ hành.

+ Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)

Sa Trung Kim và Thiên Thượng Hỏa: Hai mệnh này không tương tác, chúng khắc nhẹ theo thuộc tính ngũ hành

+ Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)

Sa Trung Kim và Tích Lịch Hỏa: Hình khắc mạnh mẽ. Các mỏ khoáng sản kim loại tập trung điện tích mạnh, nên là mục tiêu cho sấm sét oanh tạc. Hai mệnh này gặp nhau sẽ hình khắc còn mất.

e. Mệnh Sa Trung Kim (tuổi Giáp Ngọ, Ất Mùi) với mệnh Thổ:

+ Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)

Sa Trung Kim và Lộ Bàng Thổ: Đất ven đường và kim loại trong mỏ không có sự tương tác, nên sự cát lợi này chỉ có chút ít vì thuộc tính Thổ sinh Kim theo lý luận.

+ Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)

Sa Trung Kim và Thành Đầu Thổ: Thành trí xây dựng trên mỏ khoáng sản sớm muộn cũng bị phá vỡ, đối với mỏ khoáng sản thì việc khai thác chúng vất vả hơn. Kim loại bị vùi lấp sâu hơn. Hai mệnh này gặp nhau tất vỡ như đồ gốm sứ bị đập hoặc đắm chìm trong tăm tối.

+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)

Sa Trung Kim và Bích Thượng Thổ: Thổ sinh Kim về nguyên lý. Nhưng hai nạp âm này không tương tác, thậm chí các địa chi và thiên can xung khắc, hình hại. Bởi vậy hai mệnh này gặp nhau thường u buồn, bầ không khí trong mối quan hệ là một màu xám không lối thoát.

+ Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)

Sa Trung Kim và Ốc Thượng Thổ: Hai sự vật không có sự tương tác. Có chút may mắn cát lợi nhỏ bé vì thuộc tính Thổ sinh Kim.

+ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)

Sa Trung Kim và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Thổ sinh Kim, thế nhưng trong thực tế đất cồn bãi không thể sinh ra các mỏ khoáng sản kim loại, nên hai mệnh này gặp nhau có sự may mắn chút ít nhờ thuộc tính ngũ hành.

+ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát)

Sa Trung Kim và Sa Trung Thổ: So với kinh loại trong mỏ quặng thì đất pha cát không tương tác nhiều, hai nạp âm này gặp gỡ tạo nên may mắn nhỏ nhoi vì đặc tính Thổ sinh Kim.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản mệnh Sa Trung Kim ( Vàng trong cát) về năm sinh người mang mệnh Sa Trung Kim là Giáp Ngọ, Ất Mùi. Bạn có thể biết được mệnh, mạng Sa Trung Kim hợp với những gì để lựa chọn thích hợp.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News