12 con giáp

Mệnh Thạch Lựu Mộc là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

Mệnh Thạch Lựu Mộc là gì? Người có mệnh Thạch Lựu Mộc sinh năm bao nhiêu? Mạng Thạch Lựu Mộc hợp với tuổi gì, màu sắc gì, mệnh nào và khắc mệnh gì?

ngũ hành nạp âm, tử vi tuổi canh thân, tử vi tuổi tân dậu, mệnh thạch lựu mộc là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

Vũ trụ bao la rộng lớn nhưng tuân theo những quy luật cơ bản. Các nhà triết học, lý số phân chia vật chất thành 5 nhóm cơ bản gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Sự phân chia cơ bản này chưa đủ cụ thể để diễn tả thế giới vật chất nên ngũ hành nạp âm của hoa giáp đã ra đời nhằm cụ thể hơn các dạng vật chất trong vũ trụ.

Hành Mộc có 6 nạp âm chia như sau: Đại Lâm Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, Tùng Bách Mộc và Dương Liễu Mộc. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mệnh Thạch Lựu Mộc là gì?

1. Mệnh Thạch Lựu Mộc là gì?

Canh Thân, Tân Dậu cả chi can đều thuộc kim thế mà nạp âm thành mộc. Hình mộc mà chất đá nên gọi thạch lựu. Thân đại biểu cho tháng 7 (âm), Dậu đại biểu cho tháng 8. Khi này cây cối đã bắt đầu tàn lụi, chỉ có cây thạch lựu là kết trái mà gọi Canh Thân Tân Dậu là gỗ cây lựu.

Thạch Lựu Mộc khá cứng cáp, không thể bị đốn ngã ngay cả dùng dao búa. Những người Thạch Lựu Mộc nếu mệnh là sao trung kiên thì chắc chắn sẽ là một người quang minh, đáng tin cậy. Còn mệnh mang sao gan dạ thì tính cách can trường hơn người, dám làm dám chịu. Còn mệnh mang sao thiếu trí tuệ thì là những kẻ ngoan cố, rất khó có thể cảm hóa nổi.

Cả hai tuổi thuộc Thạch Lựu Mộc là Tân Dậu và Canh Thân đều ít nhạy bén trước những biến động, tư tưởng cũng ít khi thay đổi. Những người Thạch Lựu Mộc có bản tính lương thiện, chăm chỉ, chịu khó, tài vận hanh thông, thông minh, lanh lẹ, khả năng giao tiếp giỏi.

2. Người mệnh Thạch Lựu Mộc sinh năm nào?

Theo phong thủy, có hai năm tuổi thuộc mệnh Thạch Lựu Mộc đặc trưng này là những người tuổi Canh Thân và Tân Dậu.

Tuổi Canh Thân gồm những người sinh năm 1860, 1920, 1980, 2040

Tuổi Tân Dậu gồm những người sinh năm 1861, 1921, 1981, 2041

+ Canh Thân: can Canh hành Kim tương hòa với chi Thân hành Kim

+ Tân Dậu: can Tân thuộc âm Kim tương hòa với chi Dậu thuộc âm Kim

Trường hợp thiên can và địa chi tương hòa khẳng định những người sinh các năm này thường có tài năng lớn vì gốc và ngọn đều hài hòa tương đắc với nhau.

3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Thạch Lựu Mộc

Tính cách của người mệnh Thạch Lựu Mộc

Những người mệnh Thạch Lựu Mộc có tính cách đa dạng, đa phương diện. Họ có tính ôn hòa, điềm tĩnh, có lòng yêu thương cao cả, biết chia sẻ giúp đỡ người khác. Bản chất của những người mệnh này là từ cây cối nên ưa hiền lành, nhân ái, thích làm những việc tốt đẹp.

Cốt cách của những người mệnh này cứng rắn, mãnh liệt, đanh thép. Nhìn bề ngoài hiền từ, nhân ái nhưng bên trong có nội lực rất mạnh mẽ, cao cả khó ai sánh bằng.

Mệnh Thạch Lựu Mộc rất giàu ý chí tiến thủ, không ngừng cố gắng vươn lên. Họ dễ thích nghi trong mọi công việc, hoạt bát, nhanh nhẹn nên giúp đỡ và mang lại lợi ích cho nhiều người.

Họ phải trải qua quá trình tôi luyện để có được thành công, luôn nhìn cuộc đời với bầu trời màu xanh đầy hi vọng, luôn tự tin vào bản thân và cuộc sống này.

Công danh, sự nghiệp của người mệnh Thạch Lựu Mộc

Những người thuộc bản mệnh Thạch Lựu Mộc vì có Lộc Cách nên theo con đường kinh doanh, thương mại, tài chính, ngân hàng. Với tài năng và những ưu đãi đặc biệt của tạo hóa sẽ giúp họ có được những thành tựu lớn trong thương trường và con đường sự nghiệp.

Thạch Lựu Mộc hơn người và cũng khó đoán bởi họ là mẫu người đa tài. Trong thực tế, cây thạch lựu vừa có tác dụng làm cảnh, lại vừa có trái có thể ăn được. Một số người trong nhóm họ sẽ theo đuổi con đường nghệ thuật, hội họa, trang trí sắc màu, văn chương, thơ ca. Với sự đam mê và thiên phú bẩm sinh họ sẽ có thành tích cao trên con đường nghệ thuật của mình.

Bản chất nhân ái, yêu thương con người khiến họ đi theo con đường y dược, bảo hiểm, giáo dục, công tác từ thiện xã hội.

Dù họ có đi theo con đường nào thì cơ hội thành công và giàu có của họ cũng cao, bởi mạng Thạch Lựu Mộc có tài, có tâm, lại kiên cường vươn lên không biết mệt mỏi, quan trọng hơn là họ nắm trong mình Lộc Cách mà trong 10 thiên can chỉ có bốn chi Giáp, Ất, Canh, Tân là được hưởng mà thôi. Còn lại các tuổi khác dù có được hưởng cách này cũng là trong nghịch cảnh.

Tình duyên của người cung mệnh Thạch Lựu Mộc

Trong tình yêu, họ theo đuổi bầu trời cao rộng và tự do, nghĩa là trong biển người vô tận họ tin vào những mối duyên do gặp gỡ ngẫu nhiên, và vì thế nên tình yêu của họ thường có những cuộc gặp gỡ đưa lại những cảm xúc đặc biệt.

Yêu tự do, yêu bầu trời cao rộng nên khi hẹn hò thay vì đến những nơi sang trọng họ thích gần gũi những phong cảnh đẹp ngoài tự nhiên và các danh lam thắng cảnh khác. Đến khi có gia đình riêng, theo tuvingaynay.com thói quen này vẫn không thay đổi, dù bận rộn với công việc và cuộc sống, nhưng những chuyến dã ngoại, phượt, du lịch sinh thái cùng gia đình luôn tạo động lực và mang lại tinh thần, năng lượng làm việc cho họ. Đây là một nét đẹp và thói quen rất tốt mà các bạn Thạch Lựu Mộc nên duy trì.

4. Mệnh Thạch Lựu Mộc hợp màu gì, đi xe màu gì?

Khi chọn mua xe hay trang trí nội thất trong nhà, bản mệnh nên lưu ý vấn đề màu sắc hợp và khắc với mệnh của mình.

Mệnh Mộc (Thạch Lựu Mộc) sẽ hợp với các màu tương sinh thuộc hành Thủy là màu đen, xanh nước biển vì Thủy sinh Mộc; màu tương hợp thuộc hành Mộc là màu xanh lá cây, xanh lục; màu chế ngự được thuộc hành Thổ là màu vàng, nâu vì Mộc khắc Thổ.

Mệnh Mộc (Thạch Lựu Mộc) kỵ với các màu thuộc hành Kim là màu trắng, xám, ghi vì Kim khắc Mộc; không nên dùng màu đỏ, hồng, tím, cam thuộc hành Hỏa vì Mộc sinh Hỏa dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.

5. Mệnh Thạch Lựu Mộc hợp – khắc với mệnh nào?

Người mệnh này nên lựa chọn những người có ngũ hành nạp âm phù hợp với mình để sự nghiệp, tài lộc phát triển thuận lợi, gặp được nhiều chuyện may mắn. Vợ chồng tâm đầu ý hợp cũng sẽ cùng bạn xây dựng một mái nhà tràn đầy tình thương.

a. Mệnh Thạch Lựu Mộc (tuổi Canh Thân, Tân Dậu) với mệnh Kim:

+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)

Thạch Lựu Mộc và Hải Trung Kim: Nước biển mặn chát, lại thêm hàm lượng kim loại cao là kẻ thù của các loài thực vật. Thạch Lựu Mộc dù kiên cường, nhưng gặp nạp âm này tất bị ức chế sự sinh trưởng, phát triển, khô héo, úa vàng. Vì thế hai nạp âm này kết hợp sẽ hình khắc mạnh.

+ Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)

Thạch Lựu Mộc và Bạch Lạp Kim: Hai nạp âm này không có mối quan hệ, nhưng khắc nhau vì thuộc tính Kim – Mộc.

+ Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)

Thạch Lựu Mộc và Sa Trung Kim: Các mỏ khoáng sản không giúp cây phát triển tốt được. Người xưa có câu: “Đất tốt trồng cây rườm rà/ Đất rắn trồng cây khẳng khiu”. Thảo mộc ở khu đất có mỏ kim loại tiềm ẩn rất khó phát triển, sống được là còn may. Vì thế hai nạp âm này gặp gỡ sẽ không tạo ra thành công lớn được.

+ Nhân Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)

Thạch Lựu Mộc và Kiếm Phong Kim: Cây cối bị hình khắc mạnh mẽ, dưới uy lực của Kiếm Phong Kim các loài thảo mộc đều đứt lìa.

+ Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)

Thạch Lựu Mộc và Thoa Xuyến Kim: Hai sự vật không có tương tác, chúng khắc nhau về thuộc tính, hơn nữa các chi Thân – Dậu, Tuất – Hợi hình hại nhau. Vì lẽ đó hai nạp âm này gặp nhau không cát lợi.

+ Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)

Thạch Lựu Mộc và Kim Bạch Kim: Hai sự vật không có tương tác, chúng hình khắc theo thuộc tính Kim – Mộc và xung về địa chi Dần – Thân, Mão – Dậu.

b. Mệnh Thạch Lựu Mộc (tuổi Canh Thân, Tân Dậu) với mệnh Mộc:

+ Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)

Thạch Lựu Mộc và Đại Lâm Mộc: Hai loài thảo mộc cùng cạnh tranh nước, dinh dưỡng và ánh sáng, mà sự cạnh tranh quá mạnh dẫn đến kẻ yếu hơn sẽ chịu thiệt, vì vậy hai mệnh này gặp nhau tất không hòa hợp được.

+ Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)

Thạch Lựu Mộc và Dương Liễu Mộc: Cây dương liễu thường được trồng làm cảnh với cây lựu, nên hai người bạn này là những người bạn gắn bó, mật thiết, không nên tác rời nhau trong cuộc sống.

+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)

Thạch Lựu Mộc và Tùng Bách Mộc: Quan hệ tương hòa, hai bên cung có lợi, khí chất cũng tương đồng.

+ Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)

Thạch Lựu Mộc và Bình Địa Mộc: Các cây thân mềm ở đồng bằng sức sống kém hơn, nhưng nó thúc đẩy cây lựu vươn lên để giành ánh sáng. Cuộc gặp gỡ này có tính chất tương hòa, lại kích thích sự phát triển nên cát lợi vô cùng.

+ Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)

Thạch Lựu Mộc và Tang Đố Mộc: Song Mộc tương hòa, cây dâu và cây lưu đều là những cây do con người trồng, nên dù không cùng họ cũng là láng giềng. các chi Thân – Tý, Dậu – Sửu tam hợp nên hai mệnh này gặp nhau sẽ tốt đẹp cát tường.

+ Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)

Thạch Lựu Mộc và Thạch Lựu Mộc: Đại cát lợi, sẽ thành một vườn cây mang lại trái cây ngon lành cho con người.

c. Mệnh Thạch Lựu Mộc (tuổi Canh Thân, Tân Dậu) với mệnh Thủy:

+ Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)

Thạch Lựu Mộc và Giản Hạ Thủy: Mạch nước ngầm rất tốt cho cây cối, cây Thạch lựu ở chỗ khô cằn, gặp nguồn nước mạch này quý giá vô cùng, cây sẽ sinh trưởng tốt, đơm hoa, kết trái. Hai nạp âm này gặp gỡ thật tuyệt với.

+ Giáp Thân – Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)

Thạch Lựu Mộc và Tuyền Trung Thủy: Nguồn nước mát ngọt giúp cây sinh trưởng tốt. Hai nạp âm này kết hợp sẽ tạo nên sự sống, màu xanh, hoa thơm, trái ngọt.

+ Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)

Thạch Lựu Mộc và Trường Lưu Thủy: Bản thân Thạch Lưu là giống cây thân rắn, nó không cần nhiều nước, gặp dòng đại thủy trôi nổi tới phương nào? Sự kết hợp này không cát lợi với cả hai.

+ Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)

Thạch Lựu Mộc và Thiên Hà Thủy: Nước mưa rất tốt cho cây cối, nên khi hội hợp cây cối tất xanh tươi, đơm hoa, kết quả. Hai mệnh này gặp nhau sẽ tạo nên thành quả vẻ vang, ngọt ngào.

+ Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)

Thạch Lựu Mộc và Đại Khê Thủy: Nước chảy mạnh, cây trôi nổi, các chi Dần, Mão xung với Thân, Dậu. Hai nạp âm này gặp nhau thì hình khắc như nước lửa.

+ Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)

Thạch Lựu Mộc và Đại Hải Thủy: Khiến cây trôi nổi, phiêu diêu và tàn lụi.

d. Mệnh Thạch Lựu Mộc (tuổi Canh Thân, Tân Dậu) với mệnh Hỏa:

+ Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hoả (Lửa trong Lò)

Thạch Lựu Mộc và Lư Trung Hỏa: Cây lựu gỗ tốt, nó là nguồn sinh cho Lư Trung Hỏa, sự kết hợp này cát lợi.

+ Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)

Thạch Lựu Mộc và Sơn Đầu Hỏa: Mộc sinh Hỏa, gỗ cây lựu rất tốt, gặp đám cháy sẽ giúp cho đám cháy quang huy rực rỡ. Tuy nhiên, rồi nó cũng thành tro bụi. Chưa kể Thân Hợi hình, Dậu Tuất hình, nên cuộc gặp gỡ này không cát lợi.

+ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)

Thạch Lựu Mộc và Sơn Hạ Hỏa: Đám chát bùng lên mạnh, còn cây cối tan thành tro bụi, nên Thạch Lựu Mộc gặp nạp âm này không thể thành đại sự.

+ Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)

Thạch Lựu Mộc và Phúc Đăng Hỏa: Hai sự vật không tương tác, nhưng hợp nhau về thuộc tính Mộc sinh Hỏa, bản thân các địa chi Thìn, Tị, Thân, Dậu cũng tam hợp hoặc nhị hợp với nhau. Vì thế hai mệnh này gặp nhau tất nên đại sự.

+ Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)

Thạch Lựu Thổ và Thiên Thượng Hỏa: Trong khi cát lợi, tốt đẹp, cây cối phát triển, đơm hoa kết trái. Cây cối mừng rỡ có ánh dương để quang hợp tạo ra dinh dưỡng và năng lượng.

+ Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)

Thạch Lựu Mộc và Tích Lịch Hỏa: Đại lợi, vì cây nhỏ, lại được thêm dưỡng chất sinh sôi, như trên đã nói, sét không đánh cây nhỏ. Sự kết hợp này tốt đẹp. Bản thân người hành mộc ôn hòa, điềm tích có thể bổ sung, dung hòa tính cách cho nhau.

e. Mệnh Thạch Lựu Mộc (tuổi Canh Thân, Tân Dậu) với mệnh Thổ:

+ Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)

Thạch Lựu Mộc và Lộ Bàng Thổ: Thổ bị Mộc khắc, đất ven đường sẽ bị hư hại kém sự bền vững khi gặp nạp âm này. Nên hai mệnh này kết hợp tất dẫn tới kết cục thất bại, bi thường, sầu thảm.

+ Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)

Thạch Lựu Mộc và Thành Đầu Thổ: Không cát lợi vì tính chất hình khắc, hơn nữa, Dần – Thân xung nhau, Mão – Dậu xung nhau.

+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)

Thạch Lựu Mộc và Bích Thượng Thổ: Hai sự vật này tương khắc về lý luận, khi rễ, cành lá của cây thạch lựu xâm hại tường nhà thì tường nhà sẽ không còn bền vững, kiên cố nữa. Hai nạp âm này không nên kết hợp với nhau, vì hình khắc nhau mạnh.

+ Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)

Thạch Lựu Mộc và Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm không có mối liên quan. Có sự hình khắc nhẹ vì tính chất Mộc và Thổ.

+ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)

Thạch Lựu Mộc và Đại Trạch Thổ(Đại Dịch Thổ): Về nguyên lý thì tương khắc, nhưng trên thực tế, đất cồn bãi là nơi trồng cây rất tốt, hơn nữa các can Mậu, Kỷ (Thổ) sinh Canh, Tân (kim) nên hai nạp âm này gặp nhau sẽ tạo nên đại cục sung túc, phát đạt.

+ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát)

Thạch Lựu Mộc và Sa Trung Thổ: Về lý thuyết Mộc khắc Thổ, trên thực tế thì cây lựu có thể sinh trưởng ở đất này, các chi Thìn, Tị nhị hợp hoặc tam hợp với Thân, Dậu.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản mệnh Thạch Lựu Mộc ( Gỗ cây lựu) về năm sinh người mang mệnh Thạch Lựu Mộc là Canh Thân, Tân Dậu. Bạn có thể biết được mệnh, mạng Thạch Lựu Mộc hợp với những gì để lựa chọn thích hợp.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News