12 con giáp

Mệnh Thiên Hà Thủy là gì, sinh năm nào, hợp tuổi gì, màu gì, mạng nào?

Mệnh Thiên Hà Thủy là gì? Người có mệnh Thiên Hà Thủy sinh năm bao nhiêu? Mạng Thiên Hà Thủy hợp với tuổi gì, màu sắc gì, mệnh nào và khắc mệnh gì?

ngũ hành nạp âm, tử vi tuổi bính ngọ, tử vi tuổi đinh mùi, mệnh thiên hà thủy là gì, sinh năm nào, hợp tuổi gì, màu gì, mạng nào?

Vũ trụ bao la rộng lớn nhưng tuân theo những quy luật cơ bản. Các nhà triết học, lý số phân chia vật chất thành 5 nhóm cơ bản gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Sự phân chia cơ bản này chưa đủ cụ thể để diễn tả thế giới vật chất nên ngũ hành nạp âm của hoa giáp đã ra đời nhằm cụ thể hơn các dạng vật chất trong vũ trụ.

Hành Thủy có 6 nạp âm chia như sau: Thiên Hà Thủy, Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Đại Hải Thủy, Trường Lưu Thủy, Đại Khê Thủy. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mệnh Thiên Hà Thủy là gì?

1. Mệnh Thiên Hà Thủy là gì?

Giải nghĩa theo chiết tự thì “Thiên” nghĩa là trời, “Hà” là dòng sông, “Thủy” là nước, tức hiểu theo nghĩa đen thì “Thiên Hà Thủy” nghĩa là nước của dòng sông trên trời. Dòng nước ở trên trời rơi xuống trần gian sẽ trở thành nước mưa.

Mệnh Thổ nói chung không thể khắc Thiên Hà Thủy, bởi nước mưa là nguồn nước ở trên trời, còn Thổ chỉ là đất ở dưới thấp.

2. Người mệnh Thiên Hà Thủy sinh năm nào?

Căn cứ vào tử vi, mệnh Thiên Hà Thủy gồm những người sinh năm Bính Ngọ (1846, 1906, 1966, 2026) và những người sinh năm Đinh Mùi (1847, 1907, 1967, 2027).

Người sinh năm Bính Ngọ cả can Bính và chi Ngọ đều thuộc Hỏa nên là người sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết nhưng nóng tính, dễ đưa ra những quyết định bốc đồng, vì thế cuộc sống của họ gặp nhiều trắc trở hơn những người sinh năm Đinh Mùi.

Những người sinh ra vào năm Đinh Mùi có can Đinh thuộc Hỏa, chi Mùi thuộc Thổ, mà Hỏa sinh Thổ nên cuộc sống gặp nhiều may mắn hơn.

3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Thiên Hà Thủy

Bản mệnh của Thiên Hà Thủy

Nước mưa rơi xuống trái đất làm cây cối tốt tươi, đất đai màu mỡ, thế nhưng không phải loại mưa nào cũng đem lại ích lợi, bởi giông bão hoặc mưa triền miên sẽ khiến đất đai xói mòn, cây cối ngập úng, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Vì thế người mệnh này cũng cần rèn luyện bản thân, tu tâm dưỡng tính thì mới trở thành người có ích.

Tính cách của người mệnh Thiên Hà Thủy

Về cơ bản, theo Tử vi ngày nay người mệnh Thiên Hà Thủy có đầu óc thông minh, nhanh nhạy vì hành Thủy chủ trí tuệ. Nước mưa từ trên trời rơi xuống nên vốn là một loại nước tinh khiết, vì thế bản mệnh cũng là người tinh tế, tao nhã, có tác phong làm việc nhã nhặn, lịch thiệp.

Nếu tu dưỡng tốt, mệnh này sẽ là những người rộng lượng, ưa làm việc thiện, thích giúp đỡ người khác mà không cần được đền đáp, có thể có nhiều cống hiến lớn lao cho cộng đồng.

Bản chất của nước mưa là mỏng manh nên người mệnh Thiên Hà Thủy cũng nhạy cảm, tinh tế, giỏi chăm lo cho mọi người. Họ không phải là người quá sôi nổi mà thường có nhiều tâm sự trong lòng, chỉ khi đi sâu vào tâm hồn họ ta mới có thể hiểu hết được.

Công danh, sự nghiệp của người mệnh Thiên Hà Thủy

Người mệnh này có tài làm quản lý và lãnh đạo, vì thích quan tâm và giúp đỡ mọi người nên họ thường là những nhà quản lý được lòng cấp dưới.

Tuy nhiên, nếu được giữ những cương vị cao thì bản mệnh nên rèn luyện tính tình mình cho quyết đoán hơn, nhạy cảm, hay do dự, mềm lòng sẽ dễ gây ảnh hưởng xấu đến những thời điểm mang tính quyết định. Các nghề bác sĩ, chuyên gia tư vấn cũng khá phù hợp với tính cách của họ.

Bản mệnh là những người không coi trọng tiền bạc, vật chất nên dù làm những công việc có thu nhập cao cũng không kiêu ngạo, khoe mẽ. Họ thích dùng tiền để cống hiến cho các hoạt động cộng đồng hơn.

Tình duyên của người cung mệnh Thiên Hà Thủy

Trong tình yêu, người mệnh Thiên Hà Thủy trở nên rất lãng mạn. Họ thích tạo ra những tình huống bất ngờ cho người mình yêu, vì thế tình cảm của họ thường tiến triển một cách rất thuận lợi và tích cực. Họ thích quan tâm, chăm sóc đến nửa kia của mình nên là một người tình chu đáo, sau khi kết hôn cũng được lòng gia đình nhà vợ/chồng.

ngũ hành nạp âm, tử vi tuổi bính ngọ, tử vi tuổi đinh mùi, mệnh thiên hà thủy là gì, sinh năm nào, hợp tuổi gì, màu gì, mạng nào?

4. Mệnh Thiên Hà Thủy hợp màu gì, đi xe màu gì?

Khi chọn mua xe hay trang trí nội thất trong nhà, bản mệnh nên lưu ý vấn đề màu sắc hợp và khắc với mệnh của mình.

Mệnh Thủy (Thiên Hà Thủy) hợp với các màu tương sinh thuộc hành Kim là màu trắng, xám, ghi vì Kim sinh Thủy; màu tương hợp thuộc hành Thủy là màu đen, xanh nước biển; màu chế ngự được thuộc hành Hỏa là màu đỏ, hồng, tím, cam vì Thủy khắc Hỏa.

Mệnh Thủy (Thiên Hà Thủy) kỵ với các màu thuộc hành Thổ là màu vàng, nâu vì Thổ khắc Thủy; không nên dùng màu xanh lá cây, xanh lục thuộc hành Mộc vì Thủy sinh Mộc dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.

5. Mệnh Thiên Hà Thủy hợp – khắc với mệnh nào?

Người mệnh này nên lựa chọn những người có ngũ hành nạp âm phù hợp với mình để sự nghiệp, tài lộc phát triển thuận lợi, gặp được nhiều chuyện may mắn. Vợ chồng tâm đầu ý hợp cũng sẽ cùng bạn xây dựng một mái nhà tràn đầy tình thương.

a. Mệnh Thiên Hà Thủy (tuổi Bính Ngọ, Đinh Mùi) với mệnh Kim:

+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)

Thiên Hà Thủy và Hải Trung Kim: Hai sự vật vốn không có mối liên hệ, nên sự tương tác giữa chúng mờ nhạt. Xét về hai địa chi Tý – Ngọ xung, Sửu – Mùi xung, Sửu – Ngọ hình hại, Mùi – Tý hình hại, tuy nhiên hai can Giáp Ất thuộc Mộc tương sinh hai can Bính Đinh thuộc Hỏa nên căn cứ vào những điều trên có thể thấy được họ kết hợp sẽ lợi chút ít.

+ Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)

Thiên Hà Thủy và Bạch Lạp Kim: Không tạo ra lợi ích, vì quá trình luyện kim gặp nước mưa sẽ bị lỡ dở, vật phẩm tạo ra không như ý muốn, không có giá trị sử dụng.

+ Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)

Thiên Hà Thủy và Sa Trung Kim: Kim loại trong đất gặp nước mưa với hàn lượng axit sẽ bị bào mòn từ từ, trong Địa lý người ta còn gọi là phong hóa, bào mòn do ngoại lực. Nên hai nạp âm này không cát lợi khi kết hợp.

+ Nhân Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)

Thiên Hà Thủy và Kiếm Phong Kim: Nước mưa mang theo axit khiến dụng cụ hoen mờ, gỉ sét, hư hại, nên phối hợp tất hình khắc.

+ Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)

Thiên Hà Thủy và Thoa Xuyến Kim: Chỉ có sự hòa hợp nhẹ, vì Kim – Thủy tương sinh. Ngoài ra hai sự vậy không có mối liên hệ, lại càng không có tương tác.

+ Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)

Thiên Hà Thủy và Kim Bạch Kim: Hai sự vật vốn không có mối liên hệ. Chỉ có sự hòa hợp nhẹ.

b. Mệnh Thiên Hà Thủy (tuổi Bính Ngọ, Đinh Mùi) với mệnh Mộc:

+ Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)

Thiên Hà Thủy và Đại Lâm Mộc: Thủy sinh Mộc, cây cối trong rừng nhất là cây lớn mừng rỡ khi mưa, đây là nguồn cung cấp nước và dưỡng chất rất tốt cho cây. Xét về thiên can Bính Đinh thuộc Hỏa sinh Mậu Kỷ thuộc Thổ lại càng rực rỡ. Trong thực tế, người Đại Lâm Mộc kiên cường, quân tử, gặp người uyên bác, tinh tế như Thiên Hà Thủy sẽ rất tương đắc. Hai nạp âm này kết hợp thật ăn ý, cát lợi.

+ Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)

Thiên Hà Thủy và Dương Liễu Mộc: Thủy – Mộc tương sinh, cây dương liễu cần lượng nước khá lớn mới xanh tốt được. Nước Thiên Hà mang chất dinh dưỡng, nước, lại làm sạch bụi bặm để cây xanh thắm. Sự kết hợp này giống như vạn vật được hướng dòng nước cam lộ của Quan Thế Âm Bồ Tát vậy.

+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)

Thiên Hà Thủy và Tùng Bách Mộc: Nước mưa có axit, nó vào lòng dất tạo nên hợp chất chứa Ni tơ rất tốt cho cây cối. Hơn nữa Thủy – Mộc tương sinh nên cát lợi vô cùng.

+ Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)

Thiên Hà Thủy và Bình Địa Mộc: Cây cối rất mừng khi gặp mưa, chúng ta để ý sau trận mưa, cây rất tốt, trời quang, cây cối sạch sẽ bui bặm, xét về Địa chi Ngọ – Tuất hợp, Mùi – Hợi hợp, hai can Bính Đinh sinh hai can Mậu Kỷ nên sự kết hợp này khá lý tưởng.

+ Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)

Thiên Hà Thủy và Tang Đố Mộc: Thủy sinh Mộc, Tang Đố Mộc đại cát lợi vì sau trận mưa cây trồn phát triển mạnh, Thiên Hà Thủy trong cuộc gặp gỡ này làm trọn vai trò của nó. Nên hai nạp âm này kết hợp tạo ra may mắn, cát tường.

+ Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)

Thiên Hà Thủy và Thạch Lựu Mộc: Rất tốt, vì Thủy – Mộc tương sinh. Thạch lưu gặp mưa sinh trưởng tốt, đơm hoa kết trái.

c. Mệnh Thiên Hà Thủy (tuổi Bính Ngọ, Đinh Mùi) với mệnh Thủy:

+ Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)

Thiên Hà Thủy và Giản Hạ Thủy: Hai hành Thủy tương Hòa, bản thân những mạch nước ngầm nhờ có nước mưa mà tăng thêm sự dồi dào, khi trời không mưa, mạch nước ngầm khô cạn, hạn hán xảy ra. Dù hai địa chi của các nạp âm này xung khắc, hình hại (Tý, Ngọ, Sửu, Mùi) nhưng xét về giá trị hội hợp thì đây và mối quan hệ mang lại tốt đẹp vô cùng.

+ Giáp Thân – Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)

Thiên Hà Thủy và Tuyền Trung Thủy: Nước mưa, hơi nước hay những đám mây do hơi nước bốc lên trong đó có Tuyền Trung Thủy, bạn hãy đọc truyện cuộc phiêu lưu của ba giọt nước sẽ thấy rõ mối quan hệ này. Dù là quan hệ tương hòa nhưng Thiên Hà Thủy sẽ lợi, Tuyền Trung Thủy sẽ hại ví bốc hơi sẽ vơi cạn, mà nước suối cần trong, mưa gió khiến nó vẩn đục, thậm chí có thể gây ra lũ lụt.

+ Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)

Thiên Hà Thủy và Trường Lưu Thủy: Có sự tương hòa, tương đắc, nước mưa tăng nguồn cho nước sông lớn, nước sông lại bốc hơi bồi dưỡng lượng hơi nước cho những đám mây trên thiên hà. Sự kết hợp này đưa lại kết quả tốt đẹp vô cùng.

+ Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)

Thiên Hà Thủy và Thiên Hà Thủy: Hai sự vật gặp nhau cùng tạo nên tố lốc mưa bão lớn. Thực tế, sự mỏng manh, ủy mị và tự mâu thuẫn với bản thân khiến họ luôn có khoảng cách.

+ Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)

Thiên Hà Thủy và Đại Khê Thủy: Cuộc gặp gỡ tương hòa nhưng ấn chứa nhiều nguy cơ, vì nước suối chảy mạnh, có nguồn nên tạo thành dòng nước hung hãn, có thể gây tai họa. Nên hai nạp âm này gặp gỡ thường không may mắn.

+ Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)

Thiên Hà Thủy và Đại Hải Thủy: Hai hành tương hòa, Thiên Hà Thủy cát lợi, vì nguồn hơi nước bốc lên duy trì lượng nước. Biển khơi mênh mông vốn không cần nước, nhưng lượng hơi ẩm của nó rất nhiều. Những trận mưa, hầu hết do nước biển bốc hơi mà tạo ra.

d. Mệnh Thiên Hà Thủy (tuổi Bính Ngọ, Đinh Mùi) với mệnh Hỏa:

+ Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hoả (Lửa trong Lò)

Thiên Hà Thủy và Lư Trung Hỏa: Bất lợi, khắc hại, nước mưa rơi xuống lửa tắt, tro bụi hoang tàn. Lư Trung Hỏa gặp nguy.

+ Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)

Thiên Hà Thủy và Sơn Đầu Hỏa: Bản chất của nước là dập tắt sự cháy. Nên Thiên Hà Thủy rớt xuống, thì lửa đốt rẫy tàn lụi, những thứ còn lại là nham nhở cây cối cháy giở, tro bụi hoang tàn. Nhớ khi xưa, Gia Cát Lượng lừa Tư Mã Ý vào hang Thượng Phương rồi dùng hỏa công, Tư Mã Ý tưởng chết, may có trận mưa, dập tắt hết lửa nên ông này thoát nạn. Sự Hỏa hợp này không mang lại cát lợi và may mắn.

+ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)

Thiên Hà Thủy và Sơn Hạ Hỏa: Thiên Hà Thủy dập tắt đám cháy trong chớp mắt. Nên đương nhiên sự kêt hợp này hung hại vô cùng.

+ Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)

Thiên Hà Thủy và Phúc Đăng Hỏa: Mưa lớn dập tắt ngọn lửa, nên chắc chắn mối quan hệ hợp tác này khó mà được bền lâu.

+ Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)

Thiên Hà Thủy và Thiên Thượng Hỏa: Hỏa – Thủy tương khắc, khi trời mưa gió Thái dương ảm đạm, che mờ. Nên hai mệnh này gặp nhau thường u buồn trong mối quan hệ.

+ Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)

Thiên Hà Thủy và Tích Lịch Hỏa: Thủy và Hỏa tương khắc, nhưng gió mưa, sấm sét luôn là bạn đồng hành, nên sự gặp gỡ này cát lợi vô cùng, giống như một bậc hiền tài đắc công danh, tài lợi, giống như rỗng đội mưa gió, sấm sét vút lên trời xanh

e. Mệnh Thiên Hà Thủy (tuổi Bính Ngọ, Đinh Mùi) với mệnh Thổ:

+ Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)

Thiên Hà Thủy và Lộ Bàng Thổ: Đất ven đường gặp mưa gió tất lầy lội, xói mòn, hư hại. Hai can Bính, Đinh của Thiên Hà Thủy khắc hai can Canh Tân của Lộ Bàng Thổ. Hai chi Ngọ Mùi lại tự hình nếu kết hợp đồng tuổi. Nên sự kết hợp này đưa lại kết quả không như mong đợi.

+ Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)

Thiên Hà Thủy và Thành Đầu Thổ: Hình khắc mạnh mẽ. Đất tường thành vững chắc, khô cứng, gặp nước mưa mỏng manh nên hút nhanh, khiến hạt mưa mỏng manh, tan biến. Trong thực tế, Thành Đầu Thổ nguyên tắc cố chấp, không hợp với sự tinh tế, mềm mỏng của Thiên Hà Thủy. Nên sự kết hợp này bất lợi vô cùng.

+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)

Thiên Hà Thủy và Bích Thượng Thổ: Nhà dột vách xiêu, mưa gió lung lay. Cảnh ngộ của một bậc hàn nho được nhà thơ Nguyễn Công Trứ miêu tả. Hai nạp âm này hình khắc, nên nếu kết hợp hung hại vô cùng.

+ Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)

Thiên Hà Thủy và Ốc Thượng Thổ: Không cát lợi, vì mái ngói dùng để che nắng, che mưa, bảo vệ con người, nếu mưa gió mạnh thì hại vô cùng.

+ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)

Thiên Hà Thủy và Đại Trạch Thổ: Nước mưa khiến cây côi sinh trưởng tốt, cung cấp dưỡng chất cho đất, vì thế, xét về lý luận Thủy – Thổ tương khắc, nhưng xét về bản chất thì hai nạp âm này hòa hợp và may mắn cát lợi.

+ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát)

Thiên Hà Thủy và Sa Trung Thổ: Thủy mạnh Thổ trôi, đất đai bị xói mòn nghiêm trọng sau các trận mưa lớn, nên hai nạp âm này gặp nhau hung hại.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản mệnh Thiên Hà Thủy ( Nước sông trên trời) về năm sinh người mang mệnh Thiên Hà Thủy là Bính Ngọ và Đinh Mùi. Bạn có thể biết được mệnh, mạng Thiên Hà Thủy hợp với những gì để lựa chọn thích hợp.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News