12 con giáp

Mệnh Thiên Thượng Hỏa là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

Mệnh Thiên Thượng Hỏa là gì? Người có mệnh Thiên Thượng Hỏa sinh năm bao nhiêu? Mạng Thiên Thượng Hỏa hợp với tuổi gì, màu sắc gì, mệnh nào và khắc mệnh gì?

ngũ hành nạp âm, tử vi tuổi kỷ mùi, tử vi tuổi mậu ngọ, mệnh thiên thượng hỏa là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?

Vũ trụ bao la rộng lớn nhưng tuân theo những quy luật cơ bản. Các nhà triết học, lý số phân chia vật chất thành 5 nhóm cơ bản gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Sự phân chia cơ bản này chưa đủ cụ thể để diễn tả thế giới vật chất nên ngũ hành nạp âm của hoa giáp đã ra đời nhằm cụ thể hơn các dạng vật chất trong vũ trụ.

Hành Hỏa có 6 nạp âm chia như sau: Lư Trung Hỏa, Sơn Đầu Hỏa, Tích Lịch Hỏa, Sơn Hạ Hỏa, Phúc Đăng Hỏa và Thiên Thượng Hỏa. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mệnh Thiên Thượng Hỏa là gì?

1. Mệnh Thiên Thượng Hỏa là gì?

Thiên Thượng Hỏa được xem là là lửa trên Trời – nguồn ánh sáng lớn tỏa khắp vùng đất rộng lớn, mang đến sự sống cho mọi sinh vật trên Trái đất. Lửa trên trời có sức mạnh lớn nhất, không bao giờ có thể lụi tắt được. Chính vì vậy mà lửa này không những không kị nước mà còn trở nên mạnh hơn khi kết hợp với nước.

Mệnh Thiên Thượng Hỏa không cần Mộc Tương sinh, cũng chẳng cần Thổ hay Kim. Mà chỉ là chính bản chất của nó.

Về mặt ngũ hành, trong 6 hành Hỏa thì Thiên Thượng Hỏa lại cần Thủy để bộc phát, lấy cái khắc để phát, đi ngược lại so với quy luật Thủy khắc Hỏa.

Thủy – có thể phản chiếu, làm cho Thiên Thượng Hỏa là chính nó, làm cho Thiên Thượng Hỏa có thể bộc phát ra cái tốt đẹp nhất. Do đó, Mệnh Thiên Thượng Hỏa muốn phát phải lấy cái khắc mà làm nền tảng, phát trong thế tương khắc. Vậy ta sử dụng hành thủy.

Có thể hiểu thế này, Mặt Trời làm cho đất đai nứt nẻ, khô cằn, nhưng nếu chiếu xuống đại dương (thuộc Thủy) thì lại phản chiếu ánh sáng.

2. Người mệnh Thiên Thượng Hỏa sinh năm nào?

Theo phong thủy, có hai năm tuổi thuộc mệnh Thiên Thượng Hỏa đặc trưng này là:

Tuổi Mậu Ngọ: Là những người sinh năm 1918, năm 1978 và năm 2038.

Tuổi Kỷ Mùi: Là những người sinh năm 1919, năm 1979 và năm 2039.

Vì thế, hai tuổi này sẽ hội tụ những nét đặc trưng về tính cách và cuộc sống cũng như công việc của mệnh này.

3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Thiên Thượng Hỏa

Tính cách của người mệnh Thiên Thượng Hỏa

Ánh sáng từ trên trời vốn được ví như sự quang minh, lỗi lạc. Vì vậy, người có bản mệnh Thiên Thượng Hỏa là những người thông minh nhưng cũng khá thẳng tính, không thích sự mờ ám và luôn sống ngay thẳng.

Họ là mẫu người rất nhiệt tình trong mọi chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác, sống hào phóng, tuy nhiên, nhược điểm là khá nóng tính. Tuy nhiên họ lại rất độ lượng và hào phóng với những người xung quanh.

Mệnh Thiên Thượng Hỏa luôn thể hiện một cá tính cao quý, phẩm chất tốt đẹp, sang trọng. Nhưng cũng nên bỏ qua sự kiêu ngạo, ham danh lợi, tự tin thái quá thì phú quý mới có thể ghé vào được.

Cũng giống như ánh sáng Mặt trời chỉ phát tán năng lượng mà không hề mong nhận lại nên họ luôn giúp đỡ, phấn đấu cống hiến hết mình cho cuộc đời, cho cộng đồng và xã hội một cách vô tư, không hề toan tính lợi ích, không hề tư lợi cá nhân.

Luôn thể hiện một con người với nguồn năng lượng tràn đầy trong mình khi họ làm bất cứ là công việc gì họ chẳng biết mệt là gì, đừng vì vậy mà lạm dụng sức khỏe, có thể đến một lúc nào đó bạn sẽ thấy mệt mỏi và căng thẳng.

Người mệnh Thiên Thượng Hỏa yêu nghệ thuật, giỏi văn thơ, thích những màu sắc đa dạng.

Không chỉ vậy họ còn là người chuộng danh vọng, địa vị, quyền hành, đôi khi còn độc đoán làm theo ý và sở thích của bản thân, thiếu suy nghĩ chín chắn, kĩ càng nhiều khi phải trả giá cho quyết định của bản thân mình.

Công danh, sự nghiệp của người mệnh Thiên Thượng Hỏa

Những người này có tình yêu với nghệ thuật, yêu thơ văn nên hợp với công việc sáng tác nhạc, viết lách… Người thuộc mệnh Thiên Thượng Hỏa còn hợp với những nghề liên quan đến công lí như luật sư, tòa án hay thanh tra…

Về cơ bản, dù lựa chọn lĩnh vực nào chăng nữa thì những người thuộc bản mệnh Thiên Thượng Hỏa đều không lo thiếu thốn về mặt vật chất bởi chính tài năng và tri thức của họ sẽ giúp họ thành công trong công việc của mình.

Hơn nữa, những người thuộc mệnh Thiên Thượng Hỏa còn vô cùng thông minh, sáng suốt, có con đường sự nghiệp phát triển. Không lạ gì khi họ là một người có quyền cao chức trọng về sau này.

Tình duyên của người cung mệnh Thiên Thượng Hỏa

Người Thiên Thượng Hỏa không chỉ may mắn trong công việc mà còn viên mãn trong chuyện tình duyên. Đặc biệt lưu ý đến các tuổi hợp với mình: Giáp Tí, Quý Hợi, Canh Thân, Mậu Ngọ… Những cặp đôi này sẽ mang lại nhiều may mắn, phúc lộc, đầy đủ cho nhau.

Trong tình cảm, người mệnh Thiên Thượng Hỏa thường rất nhiệt huyết, cuồng nhiệt trong tình yêu. Họ thường bị thu hút với ánh sáng và sắc màu, theo đuổi đối tượng bằng sự quan tâm đều đặn, thường xuyên đến khi chinh phục được thì thôi. Một lời khuyên cho những ai mệnh nà khi yêu đừng đánh mất lí trí nhé.

Khi yêu, họ thích công khai tình cảm với mọi người xung quanh bằng những hành động nhỏ như thường xuyên đi chơi, thường xuyên mời bạn đi dự tiệc, sinh nhật và các hoạt động khác. Và những việc làm này khiến người xung quanh cảm thấy họ thân thiện dễ cởi mở và tâm sự, yêu quí trong phương diện tình cảm.

4. Mệnh Thiên Thượng Hỏa hợp màu gì, đi xe màu gì?

Khi chọn mua xe hay trang trí nội thất trong nhà, bản mệnh nên lưu ý vấn đề màu sắc hợp và khắc với mệnh của mình.

Mệnh Hỏa (Thiên Thượng Hỏa) sẽ hợp với các màu tương sinh thuộc hành Mộc là màu xanh lá cây, xanh lục vì Mộc sinh Hỏa; màu tương hợp thuộc hành Hỏa là màu đỏ, hồng, tím, cam; màu chế ngự được thuộc hành Kim là màu trắng, xám, ghi vì Hỏa khắc Kim.

Mệnh Hỏa (Thiên Thượng Hỏa) kỵ với các màu thuộc hành Thủy là màu đen, xanh nước biển vì Thủy khắc Hỏa; không nên dùng màu vàng, nâu thuộc hành Thổ vì Hỏa sinh Thổ dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.

5. Mệnh Thiên Thượng Hỏa hợp – khắc với mệnh nào?

Người mệnh này nên lựa chọn những người có ngũ hành nạp âm phù hợp với mình để sự nghiệp, tài lộc phát triển thuận lợi, gặp được nhiều chuyện may mắn. Vợ chồng tâm đầu ý hợp cũng sẽ cùng bạn xây dựng một mái nhà tràn đầy tình thương.

a. Mệnh Thiên Thượng Hỏa (tuổi Mậu Ngọ, Kỷ Mùi) với mệnh Kim:

+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)

Thiên Thượng Hỏa và Hải Trung Kim: Kim chìm đáy nước, so với Thiên Thượng Hỏa không hợp, không khắc, hai sự vật không có mối liên hệ. Hỏa và Kim khắc nhau về thuộc tính, nên chỉ dám đánh giá là khắc nhẹ mà thôi.

+ Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)

Thiên Thượng Hỏa và Bạch Lạp Kim: Hỏa khắc Kim nhưng trong quá trình luyện kim cần thời tiết khô ráo và nhiệt độ cao, nên Thiên Thượng Hỏa kết hợp với Bạch Lạp Kim tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.

+ Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)

Thiên Thượng Hỏa và Sa Trung Kim: Hai sự vật không có tương tác liên hệ, nên khó xác định, vì Hỏa khắc Kim nên sự hình khắc của hai nạp âm không đáng kể.

+ Nhân Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)

Thiên Thượng Hỏa và Kiếm Phong Kim: Vầng dương khiến dụng cụ bị biến chất, mềm ỉu, gỉ sét. Kiếm Phong Kim là dạng kim loại quá độ nên cứng, bền, sắc bén và sáng, nên nó rất kỵ nhiệt độ gây biến dạng cấu hình và tính chất, theo tuvingaynay.com hai nạp âm này gặp gỡ tất kẻ bị hại là Kiếm Phong Kim, trong thực tế, người ta luôn bảo quản rất cẩn thận đồ dùng, dụng cụ của mình.

+ Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)

Thiên Thượng Hỏa và Thoa Xuyến Kim: Đồ trang sức lấp lánh và vẻ đẹp cao hơn dưới ánh sáng, thực tế người ta trưng diện cũng thường nhằm lúc mọi người nhìn thấy rõ nhất mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Hai nạp âm gặp nhau vẻ đẹp của Thoa Xuyến Kim được tôn vinh.

+ Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)

Thiên Thượng Hỏa và Kim Bạch Kim: Vàng thỏi hay khối kim loại không vì Thiên Thượng Hỏa mà biến dạng hư hỏng. Bản thân Thiên Thượng Hỏa cũng không hề ảnh hưởng khi gặp dạng vất chất này. Nên hai nạp âm này kết hợp có sự hình khắc nhẹ.

b. Mệnh Thiên Thượng Hỏa (tuổi Mậu Ngọ, Kỷ Mùi) với mệnh Mộc:

+ Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)

Thiên Thượng Hỏa và Đại Lâm Mộc: Cây lớn cần nhiều ánh sáng, nên nạp âm Thiên Thương Hỏa cung cấp lượng năng lượng vô tận cho cây, nên nhờ đó mà cây vươn cao không ngừng, mối quan hệ này đại cát lợi.

+ Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)

Thiên Thượng Hỏa và Dương Liễu Mộc: Cây cối nào cũng cần ánh dương để quang hợp, đó là chu trình của tạo hóa, nên vì thế cây cần ánh sáng, mới khỏe mạnh mà vươn lên được.

+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)

Thiên Thượng Hỏa và Tùng Bách Mộc: Mộc Hỏa tương sinh nhưng vầng dương cung cấp ánh sáng cho cây trồng quang hợp, nên Tùng Bách Mộc nhờ nó mà vươn cao, mối quan hệ này đại cát lợi.

+ Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)

Thiên Thượng Hỏa và Bình Địa Mộc: Cây cối cần ánh nắng, nên Bình Địa Mộc mừng gặp Thiên Thượng Hỏa. Cuộc hội ngộ này sẽ khiến mùa màng bội thu, hoa thơn trái ngọt, tươi đẹp biết bao.

+ Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)

Thiên Thượng Hỏa và Tang Đố Mộc: Rất tốt, cây cối xanh tươi, đem lại hiệu quả cao. Hai nạp âm này gặp nhau sẽ thành công rực rỡ.

+ Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)

Thiên Thượng Hỏa và Thạch Lựu Mộc: Cát lợi, tốt đẹp, cây cối phát triển, đơm hoa kết trái.

c. Mệnh Thiên Thượng Hỏa (tuổi Mậu Ngọ, Kỷ Mùi) với mệnh Thủy:

+ Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)

Thiên Thượng Hỏa và Giản Hạ Thủy: Nước ngầm có thể vì nắng to mà khô cạn. Như các khu vực thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc. Điều này khiến cuộc sống mọi sinh vật và con người khó khăn hơn. Hai nạp âm này gặp gỡ thường hình khắc, vì tính chất tiềm ẩn, hướng nội của Thủy và sự sôi động, nhiệt tình của Hỏa khó gần nhau.

+ Giáp Thân – Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)

Thiên Thượng Hỏa và Tuyền Trung Thủy: Nắng lớn khiến nước suối khô cạn, các loài sinh vật vất vả. Vì vậy hai nạp âm này gặp gỡ thường không mang lại sự cát lợi.

+ Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)

Thiên Thượng Hỏa và Trường Lưu Thủy: Vầng Thái dương chiếu sáng khiến dòng sông lấp lánh, hào quang như cả một dòng vàng, dòng ngọc. Người xem tứ trụ coi đây là sự kết hợp giữa Bính Hỏa và Nhâm Thủy trở nên cát lợi tươi đẹp. Thế nhưng bản chất Thủy – Hỏa có ít nhiều hình khắc, nước sẽ bay hơi, hao hụt trước ánh dương chói chang. Gặp năm hạn hán, hoặc khu vực bán hoang mạc các sông khô cạn khi ánh mặt trởi cháy bỏng.

+ Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)

Thiên Thượng Hỏa và Thiên Hà Thủy: Khi mưa gió, Thái dương ảm đạm, mờ nhạt, nên hai nạp âm này không thể cát lợi khi gặp nhau.

+ Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)

Thiên Thượng Hỏa và Đại Khê Thủy: Hai sự vật, hiện tượng không có sự liên hệ. Có sự hình khắc nhẹ do thuộc tính cố hữu.

+ Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)

Thiên Thượng Hỏa và Đại Hải Thủy: Mặt biển như dát vàng, đẹp đẽ vô cùng. Người buôn bán, người ngư dân đều được lợi ích từ đó. Thậm chí ánh dương khiến sóng yên bể lặng, rất an toàn cho người hoạt động kinh tế biển.

d. Mệnh Thiên Thượng Hỏa (tuổi Mậu Ngọ, Kỷ Mùi) với mệnh Hỏa:

+ Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hỏa (Lửa trong Lò)

Thiên Thượng Hỏa và Lư Trung Hỏa: Tương hòa cát lợi vì vầng Thái dương làm bầu không khí hanh khô, Lư Trung Hỏa nhờ đó trở nên mạnh mẽ, rực sáng. Thông thường những ngày mưa gió nhóm bếp rất vất vả, khi mà không khí ẩm ướt, than củi ngấm nước khói mù khói mịt.

+ Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)

Thiên Thượng Hỏa và Sơn Đầu Hỏa: Người làm nương luôn chọn những ngày thời tiết khô hanh mới phóng hỏa đốt nương. Nên Thiên Thượng Hỏa trợ lực cho Sơn Đầu Hỏa đắc lực vô cùng. Hai mệnh này gặp nhau thường thành công lớn, tình cảm ngày càng gắn bó.

+ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)

Thiên Thượng Hỏa và Sơn Hạ Hỏa: Thiên Thượng Hỏa giúp bầu không khí khô hanh nên đám cháy mạnh mẽ hơn. Hai mệnh này gặp gỡ tất sẽ nên đại sự.

+ Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)

Thiên Thượng Hỏa và Phúc Đăng Hỏa: Hai nạp âm này hình khắc sống còn, vì trời sáng không ai dùng đèn, khi có đèn thì Thái dương đã tăm tối. Gọi là có một sẽ không có hai, trong thực tế khi sáng sủa mà thắp đèn, ánh đèn vô tác dụng mà còn lãng phí nữa.

+ Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)

Thiên Thượng Hỏa và Thiên Thượng Hỏa: Khô hanh, hạn hán, cuộc sống vạn vật khốn khổ, giống như Triệu Thuẫn nước Tấn tính nết quá hà khắc, người sợ, kẻ ghét. Nên hai nạp âm này không tốt khi kết hợp.

+ Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)

Thiên Thượng Hỏa và Tích Lịch Hỏa: Rất xấu, khi sấm sét giông tố nổi lên bầu trời u ám, Thái dương mất quang huy. Nên hai sự gặp nhau này thường không có lợi, có vật này thì không có vật kia. Hơn nữa, Tích Lịch Hỏa cương cường, gặp thêm Hóa khí thường khó giữ sự bình tĩnh.

e. Mệnh Thiên Thượng Hỏa (tuổi Mậu Ngọ, Kỷ Mùi) với mệnh Thổ:

+ Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)

Thiên Thượng Hỏa và Lộ Bàng Thổ: Đại cát – đại lợi vì đất ven đường mừng gặp vầng Thái dương soi rọi mà trở nên khô ráo, bền vững. Không những thế Hỏa sinh Thổ, quang minh của vầng dương chia đều cho vạn vật mà không bao giờ thiên vị. Nên hai nạp âm này gặp gỡ tất là phúc lớn.

+ Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)

Thiên Thượng Hỏa và Thành Đầu Thổ: Nắng lớn thành trì khô cứng, bền vững kiên cố hơn. Nên Thiên Thượng Hỏa chính là thiên thời của đất tường thành. Nhớ khi xưa Tào Tháo giao chiến với Mã Siêu vì mưa tuyết nên mãi không thể đắp nổi chiến lũy cố thủ.

+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)

Thiên Thượng Hỏa và Bích Thượng Thổ: Đất tường vác gặp nắng tất khô ráo, bền vững, trong thực tế xây dựng người ta rất kỵ ngày mưa, tường nhà dễ đổ, gây nguy hiểm. Hai mệnh này gặp nhau tất dựng nên nền tảng của sự ổn định, bền vững, trường tồn.

+ Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)

Thiên Thượng Hỏa và Ốc Thượng Thổ: Thái dương khiến mái ngói thêm khô ráo, nhờ đó rêu mốc không dính bám, căn nhà được bảo vệ an toàn. Hai nạp âm này gặp nhau tất thành công và may mắn.

+ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)

Thiên Thượng Hỏa và Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Rất cát lợi, sẽ tạo nên sinh sôi của vạn vật, mùa màng bội thu.

+ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát)

Thiên Thượng Hỏa và Sa Trung Thổ: Đất đai khô cứng, chất dinh dưỡng và độ ẩm thấp nên không cát lợi.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản mệnh Thiên Thượng Hỏa ( Lửa trên trời) về năm sinh người mang mệnh Thiên Thượng Hỏa là Mậu Ngọ, Kỷ Mùi. Bạn có thể biết được mệnh, mạng Thiên Thượng Hỏa hợp với những gì để lựa chọn thích hợp.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News