Phong Thuỷ

Người có căn cao số nặng hầu đồng thường có biểu hiện như thế nào?

Căn đồng là gì? Những người có căn đồng số lính, căn cao số nặng hầu đồng thường có biểu hiện như thế nào? Người có căn khi nào cần làm lễ trình đồng mở phủ?

căn đồng là gì, căn đồng số lính, tâm linh bí ẩn, trình đồng mở phủ, người có căn cao số nặng hầu đồng thường có biểu hiện như thế nào?

Chúng ta vẫn thường nghe thấy nói đến những người có căn đồng số lính. Họ là những người sinh ra để đi hầu thánh. Vậy ở họ có những biểu hiện gì đặc biệt?

Căn đồng là một hiện tượng được rất nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu, cũng biết một cách thấu đáo. Chính vì không hiểu nên nhiều người vẫn bị lừa phỉnh, mê muội trong tâm linh, dẫn đến hao tiền tốn của, mất thời gian, tự mua dây buộc mình.

1. Căn đồng (căn số, căn quả…) là gì?

Căn đồng là một trong những hiện tượng được nhiều người chú ý tới, nhưng không phải ai cũng có hiểu biết về bản thân thuật ngữ này một cách căn bản và thấu đáo. Ngay cả những Tín đồ theo Tín ngưỡng Mẫu lâu năm, có thâm niên, vẫn thường được người trong cùng Tín ngưỡng gọi là Đồng cựu cũng chưa hiểu một cách rành rẽ.

Và cũng chính vì không hiểu một cách rõ ràng như vậy nên mới phát sinh những hiện tượng mê tín dị đoan, nhiều người vẫn là đối tượng cho những kẻ buôn Thánh bán Thần lừa đảo, làm cho các Tín đồ mê muội về tâm linh, dẫn tới các việc hao tiền tốn của, tốn thời gian cũng như công sức, gia đình bất hòa vì lí do tôn giáo và đặc biệt là lầm đường lạc lối trong Thánh đạo.

Chính vì thế, những Tín đồ theo đạo Mẫu Việt Nam cần hiểu biết về vấn đề một cách chính xác, để làm bước tiền đề cho con đường Thánh đạo, chúng ta có cái nhìn đúng đắn và phương thức hành xử hợp lí trong đời sống đạo hạnh và tâm linh, chúng ta tuyên dương Thánh đức một cách đúng đắn và cần thiết, giữ được những bản sắc văn hóa của đạo Mẫu cũng như gia phong nếp nhà, ứng dụng văn hóa của đức Mẹ vào nếp sống gia đình nhằm tạo cuộc sống an hòa, hạnh phúc, ai ai cũng được thấm nhuần ơn phúc của đức Mẹ và Tiên Thánh trong Công đồng Đình thần Tam Tứ phủ, và để con đường đến với Mẹ – Chân Thiện Mĩ mà mình đang đi là công chính và tốt đẹp.

Căn đồng, căn quả, căn đánh sốu là những danh từ cùng chung ý nghĩa, ý nghĩa đó là gì? Nội dung sau đây sẽ chỉ ra điều đó.

Căn là gốc cây, là rễ cây, còn có nghĩa là nguyên nhân, căn do của sự vật, sự việc, hiện tượng.

Số là những biểu hiện, những tác động của các sự vật, sự việc, hiện tượng bên ngoài vào một chủ thể sự sống bao gồm cả con người và các sinh vật có sự sống khác, chủ thể này có thể là một cá thể, hay một nhóm cá thể, hoặc là cả một cả cộng đồng, đôi khi là cả trái đất và vũ trụ.

Quả là kết quả của tất cả những sự tác động bên ngoài đó lên một chủ thể sự sống kia. Quả là cái sẽ đến tất yếu nếu có “căn” kia.

Đồng có nghĩ là đứa trẻ, trong trắng ngây thơ không vết nhơ bẩn.

Tựu chung lại, căn đồng để chỉ con người có những nghiệp duyên, nghiệp chướng, hay nói khác đi là những tội lỗi, đã gây ra từ trước có thể kiếp trước, hoặc kiếp này, tới khi vận đến phải chịu hậu quả, phải đón nhận cái kết quả xấu mà mình đã tạo ra, phải chịu kiếp khổ sở.

Những con người đó may mắn được các Thánh đức đoái thương, nên đã chấm chọn để các Thánh cứu vớt, cũng như thay mặt các Thánh làm việc cứu độ thế gian, làm phúc làm thiện bằng nhiều cách, để hòng chuộc lỗi lại cho bản thân, để đạt được an nhiên thanh thản trong đời sống hiện tại và viên mãn sau khi thoát sinh.

Họ sẽ là những con người trong trắng giống như trẻ con, để cho các Thánh dẫn dẵn đi theo lí trí, lẽ phải, tình thương yêu cùng sự hiểu biết của các Ngài, bởi chỉ có sự xót thương, tình yêu thương của các Ngài cho bản thân người có căn đồng đó mới có thể thanh tẩy tâm hồn, thể xác, biến đổi cuộc sống của người đó, mới có thể cho họ có được phúc thiện một cách hoàn hảo để nhằm chuộc lại lỗi lầm của chính họ đã gây ra trong quá khứ.

Định nghĩa trên dập tắt hết những kẻ tự mãn rằng, căn đồng là một thứ gì đó hơn người, đáng đem ra để so sánh đẳng cấp, căn đồng đơn giản là chính những quả báo của chúng ta mà thôi, không có gì đáng đem khoe mẽ, đáng lên mặt với người khác cả, không có gì đáng khoe khoang cả.

Người có căn đồng là người mang nặng nghiệp duyên, mang nặng số kiếp con người, họ còn phải gánh nặng, tròn việc gia đình xã hội, đủ việc Thánh thần nữa.

Do đó ta chớ có cho việc có đồng là cái gì hơn người, những cũng chẳng lấy gì làm hổ thẹn vì ta đang được phụng vụ Thánh đức, đang được Thánh thần thương xót, có khi ưu ái dẫn dắt chúng ta vượt qua những chông gai của cuộc sống đầy nhiễm ô này.

Hiểu được cái này, chúng ta chớ có biện lễ to lớn lên Thánh đức làm chi, điều đó ko cần thiết, điều đó chứng tỏ chúng ta càng ngày càng mở rộng cái tâm tham lam của chúng ta, để đua tranh nhau giữa các Tín đồ với nhau, mà càng mở rộng tâm tham chúng ta càng nhiều tội hơn, có nghĩa chúng ta đi ngược lại với sở nguyện mà Đức Thánh đến với chúng ta là làm cho ta vơi bớt tội lỗi.

2. Những dấu hiệu cho biết người có căn đồng số lính, căn cao số nặng hầu đồng

Sự biểu hiện ra bên ngoài của những người có căn đồng rất khác nhau, tùy thuộc vào các mức độ của những người có căn số nặng hay nhẹ.

Các cấp độ của người có căn đồng:

  • Cấp nhẹ nhất là Đội bát hương, trình trầu
  • Cấp thứ 2 là Tiến căn (không phải tiễn căn)
  • Cấp thứ 3 là phải Hầu đồng 1 năm vài vấn
  • Cấp thứ 4 là thờ Thánh tại gia (nhà lập Điện thờ Thánh) hoặc phải lên đền, phủ, chùa… (nơi có thờ tự các Thánh ) để ở…

Sự biểu hiện ra bên ngoài của những người có căn đồng số lính rất khác nhau, tùy thuộc vào các cấp độ của những người có căn đồng số lính. Cụ thể 1 số biểu hiện thường gặp như sau:

Ấn chứng: Thường có những ấn chứng trên người như: vết bớt, những vết sẹo đặc biệt, những dấu hiệu nhận biết đặc biệt khác có trên cơ thể…

Điềm báo: Trong cuộc sống thường nhật, những người như vậy cũng thỉnh thoảng hay rơi vào cảm giác ảo, mơ thấy thần thánh, thân mình bay bổng… Tuy thiên cần phân biệt với dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt.

Dị năng: Có khả năng cảm nhận hoặc nghe thấy được những phần âm xung quanh mình.

Ốp đồng: Khi lễ hầu bóng diễn ra ở các đền, phủ, điện, trong không khí đàn ca, trống phách, múa hát tưng bừng, mùi nhang khói kích thích, một số ít người tham gia hành lễ có cảm giác thấy lâng lâng, phiêu phiêu, bay bổng, thần thức hòa nhập với không khí lễ hội múa hát… và có khả năng bị ốp đồng, tức là cơ thể của những người này rơi vào trạng thái mất kiểm soát như múa máy , khóc lóc… mà bản thân thần kinh của người đó không còn khống chế được những hành vi này được nữa, hoàn toàn mất tự chủ.

Bị hành căn: Ốm đau bệnh tật nhưng đi chữa không khỏi vì không biết là mình bị bệnh gì, bị hành cho dở dại dở điên, công danh sự nghiệp lận đận, nhân duyên khó thành…

Những ngày quan trọng: Nhiều người tính khí nóng lạnh bất thường, có trường hợp hễ 14, 15, 30, mùng 1 là nóng như sốt, uống thuốc cũng không hạ, qua những ngày đó tự khắc hết.

Hay bị ảo giác, mơ thấy thần thánh: Người có căn đồng thi thoảng hay rơi ảo giác, chiêm bao thấy đức Mẹ hoặc Tiên Thánh thần, luôn có cảm giác có Thánh thần bên cạnh mình, ủng hộ và che chở cho bản thân.

Bị Thánh hành: Có nhiều trường hợp sau khi bị Thánh hành mới biết mình có căn số phải đi hầu:

– Có người bị hành thì gia đình bất an, tán gia bại sản. Cuộc sống xảy ra nhiều chuyện bất hòa, lao đao làm lụng mà chẳng đạt được kết quả gì. Bản thân họ tâm hồn bất an, cứ ngày đêm lo lắng, nhiều khi không biết mình lo lắng gì, cảm giác bất ổn luôn thường trực, cảm giác như cái không hay đang sẵn sàng xảy đến với mình.

– Có người nghiệp duyên nặng nề, có thể dẫn đến tâm hồn hoảng loạn, có thể bị điên, nói năng lảm nhảm, hay nói chuyện Thánh thần, tuy nhiên “điên” này khác với bệnh thần kinh thông thường, khi đến bệnh viện thì lại an nhiên như không, nhưng khi về nhà thì lại hoàn cũ.

– Cần phân biệt Thánh hành với ma quỷ nhập hồn: Cũng có những trường hợp cần phải phân biệt bị “điên” do Thánh hành với bị điên do bị ma quỷ nhập hồn. Người do Thánh hành thì thường phát ngôn quan cách, coi người khác là dưới mình, còn ngược lại, người do ma quỷ hành thì lại có những hành vi man rợ, hạ đẳng.

– Có những người không bị hành bệnh, bên ngoài không có biểu hiện gì bất thường, nhưng trong thâm tâm họ cảm thấy có gì đó không ổn, ngày đêm nôn nao, bồn chồn không rõ nguyên nhân, cứ tưởng tượng như có một lực thúc đẩy họ phải đến cầu Mẫu hay Thánh thần.

3. Người có căn đồng khi nào cần làm lễ trình làng mở phủ?

a. Với người có căn đồng nhẹ:

Nếu người có căn đồng không nặng lắm có thể làm lễ tôn lô nhang bản mệnh; nếu chưa đạt yêu cầu thì phải làm lễ trình đồng, mở phủ chính thức thành con dân hầu Thánh, bắc ghế cha ngồi, bắc ngôi mẹ ngự, thành ghế đệm cho Thánh ngự.

Trước hết người có căn đồng nên chọn một Đồng thầy thật sự, thông thạo việc Thánh. Lễ phải được tiến hành theo đúng trình tự, đúng phép cửa Thánh, có dâng sớ, điệp văn, phẩm vật và đồ mã tiến cúng.

Về nguyên tắc, bốc bát nhang ở đền, phủ, điện nào là mình đã trở thành con nhang đệ tử của nơi đó. Các ngày lễ tiệc, đầu năm, cuối năm phải đi lễ đầy đủ ở đó thì mới tốt. Nếu vì lý do nào đó mà tạm thời đi các đền, phủ khác để thực hành nghi lễ thì phải xin và được sự đồng ý của Đồng thầy.

b. Với người có căn đồng nặng:

Nếu nặng căn quá mà mình chưa có điều kiện để ra trình đồng, mở phủ, thì có thể lập đàn để xin tiễn căn khất đồng. Nếu vì công danh, sự nghiệp… mà chưa trình đồng, mở phủ thì phải xin khất vì chưa lo liệu được việc Thánh.

Cần nhớ đây là lễ xin khất chứ không phải xin từ bỏ căn vì người có căn trước sau gì cũng phải đến hầu Thánh mới yên. Người ta nói người có căn đồng không chống lại được số mệnh gắn bó với Thánh. Quan trọng là người có căn phải nhất tâm tin tưởng thì mới thành công và yên ổn trong vạn sự.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News