12 con giáp

Người mệnh ngũ hành Kim sinh năm nào, tuổi gì, hợp với mệnh nào?

Trong ngũ hành, hành Kim chỉ về mùa Thu và sức mạnh. Người mệnh Kim tượng trưng cho kim khí trong trái đất. Vậy người mệnh Kim sinh năm nào, thuộc tuổi gì, hợp với mệnh nào?

mệnh kim hợp mệnh gì, mệnh kim là gì, mệnh kim sinh năm nào, ngũ hành bản mệnh, người mệnh ngũ hành kim sinh năm nào, tuổi gì, hợp với mệnh nào?

1. Hành Kim là gì? Những điều cơ bản nhất về hành Kim

Trong thuyết ngũ hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ; Kim là yếu tố thứ tư. Kim tượng trưng cho loại kim khí và kim loại trong đất trời, được nuôi dưỡng bởi đất trời. Kim được sinh ra từ Thổ vì nó được thiên nhiên, khoáng vật đất đá nuôi dưỡng, tôi luyện và kết tinh.

Hành Kim đại diện cho thể rắn, khả năng chứa đựng, chỉ về mùa Thu và sức mạnh. Đồng thời, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim thể hiện sự sắc sảo, sự công minh còn khi tiêu cực, nó có thể là sự hủy hoại, phiền muộn.

Theo thuyết Ngũ hành, 5 yếu tố vật chất kể trên luôn vận động và phát triển, chúng không độc lập, tách biệt với nhau mà phụ thuộc vào nhau, tác động lẫn nhau. Mối quan hệ này gọi là sinh và khắc.

Cụ thể, Ngũ hành tương sinh gồm:

Mộc sinh Hỏa: Cây khổ sinh ra lửa Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi rồi lấy đó để vùi đắp thành đất Thổ sinh Kim: Kim loại hình thành trong lòng đất Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung nóng sẽ hóa lỏng
Thủy sinh Mộc: Nước giúp cây duy trì sự sống

Ngũ hành tương khắc gồm:

Thủy khắc Hỏa: Nước dập tắt lửa Hỏa khắc Kim: Lửa nung chảy kim loại Kim khắc Mộc: Kim loại rèn thành dao, cưa, búa chặt đổ cây Mộc khắc Thổ: Cây hút chất dinh dưỡng khiến đất khô cằn
Thổ khắc Thủy: Đất ngăn dòng chảy của nước.

Từ quan hệ tương sinh tương khắc kể trên, ta có thể dễ dàng nhận ra Kim tương sinh với các yếu tố Thổ, Thủy, tương khắc với các yếu tố Mộc và Hỏa.

Mệnh Kim gồm có 6 ngũ hành nạp âm:

Hải Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Bạch Lạp Kim, Sa Trung Kim, Kim Bạch Kim và Thoa Xuyến Kim.

Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim nếu không có lửa (Hỏa) thì không thành vật dụng. Thông thường Hỏa sẽ khắc Kim nhưng nếu thuộc nạp âm là Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim kết hợp mệnh Hỏa sẽ tạo ra hôn nhân hạnh phúc.

Hải Trung Kim, Bạch Lạp Kim, Thoa Xuyến Kim và Kim Bạc Kim đều kỵ hành Hỏa.

2. Người mệnh ngũ hành Kim sinh năm nào, tuổi nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Kim bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1932, 1992 Nhâm Thân Kiếm Phong Kim
1955, 2015 Ất Mùi Sa Trung Kim
1984, 1924 Giáp Tý Hải Trung Kim
1933, 1993 Quý Dậu Kiếm Phong Kim
1962, 2022 Nhâm Dần Kim Bạch Kim
1985, 1925 Ất Sửu Hải Trung Kim
1940, 2000 Canh Thìn Bạch Lạp Kim
1963, 2023 Quý Mão Kim Bạch Kim
1941, 2001 Tân Tỵ Bạch Lạp Kim
1970, 2030 Canh Tuất Thoa Xuyến Kim
1954, 2014 Giáp Ngọ Sa Trung Kim
1971, 2031 Tân Hợi Thoa Xuyến Kim

3. Mệnh khắc hợp của người mệnh Kim

a. Theo ngũ hành tương sinh, chúng ta có:

– Thổ sinh Kim: Đất đá là nơi bao bọc, bảo vệ cho Kim.

– Kim sinh Thủy: Kim ở đây khi gặp nhiệt độ cao, hơi nóng sẽ nóng chảy thành kim loại lỏng, chính là Thủy.

– Thủy sinh Mộc: Mộc nhờ nước của Thủy để sinh trưởng và phát triển.

– Mộc sinh Hỏa: Mộc lụi tàn sẽ hình thành Hỏa.

– Hỏa sinh Thổ: Hỏa lụi tàn sẽ hóa thành tàn tro, chính là Thổ.

Vậy nếu theo quan hệ tương sinh trên, bạn đã có câu trả lời mạng Kim hợp mệnh gì: Đó là mệnh Thủy, Thổ và chính hành Kim. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc mệnh Kiếm Phong Kim và Sa Kim Trung thì cũng được xem là hợp với mệnh Hỏa.

Mệnh Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim khi kết hợp với mệnh Hỏa sẽ tạo ra hôn nhân hạnh phúc vì 2 mệnh này không có hỏa không thể tạo thành vật dụng hữu ích. Tuy nhiên, Mệnh Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim lại khắc với Mộc.

b. Theo ngũ hành tương khắc, chúng ta có:

Hỏa khắc Kim: Hỏa làm Kim bị biến đổi và tan chảy.

Kim khắc Mộc: Kim loại làm tổn hại đến cây cối.

Mộc khắc Thổ: Cây cối phát triển lấy đi dinh dưỡng của đất.

Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước hoặc thấm hút hết nước thành chất dinh dưỡng của đất.

Thủy khắc Hỏa: Nước làm lụi tàn ngọn lửa của hỏa.

Do đó, theo mối quan hệ tương khắc ở trên, có thể thấy hành Kim đại diện cho mạng Kim khắc với mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Đặc biệt những người thuộc các mệnh Hải Trung Kim, Bạch Lạp Kim, Thoa Xuyến Kim, Kim Bạch Kim đầu khắc Mộc và Hỏa rất mạnh.

4. Tính cách của người mệnh Kim

+ Ưu điểm

– Những người thuộc mạng Kim thường mạnh mẽ, có ý chí quyết đoán, họ có sự kiên định và luôn có thái độ tập trung vào một vấn đề nào đó nếu như đó là mục tiêu của họ.

– Họ có chính kiến, có khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm rất hiệu quả. Tuy nhiên, đôi lúc người mệnh này khá bảo thủ, họ không nhận sự giúp đỡ của người khác.

– Những người thuộc mệnh này thường rất giỏi trong việc sắp xếp, tổ chức.

– Những người này có trực giác tốt, sống nghiêm túc, luôn theo đuổi sự hoàn hảo.

– Họ vui vẻ luôn là một người thông minh, nhanh trí, truyền đạt thông tin một cách khôn ngoan và lôi cuốn. Vì giỏi ăn nói, họ rất có khả năng thuyết phục người khác.

– Họ cũng cực kỳ trọng nghĩa, khinh tài, họ sống vì tình cảm nhiều hơn là chú trọng và vật chất.

– Họ rất quảng giao và biết cách để kiềm chế bản thân, họ cũng biết cách để nhìn xa trông rộng

– Những người thuộc mệnh này ngại thay đổi, cực kỳ thích sự ổn định.

– Tính cách hướng nội khiến người khác chỉ có ấn tượng về sự vui vẻ lạc quan, hoàn toàn không nhìn thấy tính nóng nảy, hay đố kị của họ.

+ Nhược điểm

– Quá mong sự ổn định, an toàn nên hay có trạng thái bất an, khó có sự hòa hợp.

– Những người thuộc Kim cũng khá cố chấp, bảo thủ, bướng bỉnh, thiếu linh hoạt và cũng hay toan tính, so bì và xem mình là trung tâm.

– Khi buồn, họ sẽ là những người có sức hủy hoại vô cùng to lớn. Có thể ví người mạng Kim như một bông hồng với đầy gai nhọn. Đẹp nhưng không dễ dàng hái được.

– Những lúc rơi vào trạng thái tiêu cực, Kim sẽ trở thành vũ khí hủy diệt với sức công phá vô cùng mạnh mẽ.

5. Lý giải tổng quan theo tuổi của người mệnh Kim

Bạch Lạp Kim (Canh Thìn, Tân Tỵ): Hiểu đơn giản Bạch Lạp Kim có nghĩa là Vàng Trong Nến. Nó được ví như một kim loại quý hiếm, tinh khiết đã được loại bỏ tạp chất. Theo tuvingaynay.com, những người thuộc nạp âm này thường mang trong mình hai tố chất: Một là sự cứng rắn, nghiêm nghị, nghĩa khí, trọng chữ tín; hai là sự nhiệt mình, sáng suốt, linh hoạt, tích cực và có chí tiến thủ.

Kiếm Phong Kim (Quý Dậu, Nhâm Thân): Có nghĩa là Vàng trong kiếm. Người thuộc nạp âm này sở hữu sự thông minh, nhanh nhẹn nhưng nhược điểm là cả thèm chóng chán.

Hải Trung Kim (Giáp Tý, Ất Sửu): Nghĩa là vàng bạc, hay kim loại tiềm ẩn trong biển cả, chìm lắng dưới lòng đại dương. Những người có ngũ hành nạp âm Hải Trung Kim đại diện cho những người có tính cách nội tâm, hướng nội, ít khi thổ lộ, chia sẻ với người khác.

Thoa Xuyến Kim (Canh Tuất, Tân Hợi): những thứ kim loại quý hiếm và có giá trị. Thoa Xuyến Kim mang bản chất cao quý và sang trọng, khí chất sang trọng này giúp người mệnh Thoa Xuyến Kim luôn nổi trội và đặc biệt hơn những người xung quanh.

Kim Bạch Kim (Quý Mão, Nhâm Dần): Là dạng vật chất hội tụ cao điểm nhất các thuộc tính của kim loại, tinh khiết vô cùng. Người thuộc nạp âm Kim Bạch Kim thường có bản lĩnh, quyết đoán, xử lý công việc dứt điểm, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.

Sa Trung Kim (Ất Mùi, Giáp Ngọ): nghĩa là Vàng trong cát. Người mệnh Sa Trung Kim vừa rộng lượng, vừa khoan hòa, đôn hậu, tĩnh tại của Thổ lại vừa có thuộc tính kín đáo, nghĩa khí, ngưng tụ của Kim.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News