Phong Thuỷ

Nhân quả báo ứng: Bốn nghiệp duyên đưa con cái đến với cha mẹ

Giáo lý nhà Phật có dạy, con người hội ngộ là do duyên nợ từ kiếp trước. Mối nhân duyên giữa con cái và cha mẹ cũng không phải ngoại lệ. Thông thường, con cái đến với cha mẹ trong kiếp này nhờ 4 nghiệp duyên.

con cái là nợ cũ, luật nhân quả, nhân duyên tiền định, vợ chồng là tiền duyên, nhân quả báo ứng: bốn nghiệp duyên đưa con cái đến với cha mẹ

1. Nhân quả báo ứng

Trong giáo lý nhà Phật có dạy về luật nhân quả báo ứng hay nhân quả luân hồi, số kiếp là để chỉ các mối duyên nợ từ kiếp trước.

Mối nhân duyên giữa con cái và cha mẹ trong kiếp này là do 4 loại nghiệp duyên mang tới: một là đến báo ơn, hai là để báo oán, ba là đến trả nợ và bốn là đến đòi nợ. Ơn oán nghiệp lực mạnh hay yếu còn phụ thuộc cả những việc làm tốt xấu của cha mẹ kiếp trước và kiếp này.

Vậy nên, đừng bao giờ hỏi tại sao cha mẹ hiền lành mà sinh con nghịch ngợm, phá phách; bố mẹ giàu sang sinh con phá gia chi tử… tất cả là do nhân quả báo ứng.

Kiếp trước giàu có được là nhờ làm việc bất chính thì kiếp này tiền của ắt lụn bại, của thiên trả địa. Con cái chỉ là người dùng duyên nghiệp đó mà trả nghiệp cho bố mẹ mà thôi.

Sự đời không phải khi nào cũng thuận, trong thuận có nghịch, chuyển đổi luân hồi. Dù thế nào cũng có ít nhiều cái nghịch lòng xảy ra khi thấy cái thuận lòng.

Chỉ là thiếu duyên thì ẩn, đủ duyên thì hiện. Mọi thứ đều có nhân duyên, đều do nghiệp lực thiện ác bản thân mỗi người gây tạo trong đời mà thôi.

2. Bốn nghiệp duyên đưa con cái đến với cha mẹ

Loại nghiệp duyên thứ nhất – Báo ân

Kiếp trước, cha mẹ có ân với con, kiếp này con đầu thai để đền ơn cho cha mẹ. Ân càng lớn, con ở với cha mẹ càng lâu, trả hết ân, con cái sẽ ra đi.

Loại nghiệp duyên thứ hai – Báo oán

Kiếp trước, cha mẹ có kết hận với người nào đó nên họ đầu thai vào làm con của cha mẹ kiếp này để báo oán. Thế mới có trường hợp, con cái ngỗ ngược, phá gia chi tử. Đừng vội trách con, hãy trách kiếp trước cha mẹ từng nợ chúng.

Loại nghiệp duyên thứ ba – Đòi nợ

Kiếp trước, cha mẹ thiếu nợ của họ, kiếp này họ đến làm con để đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi khôn lớn lại chết mất. Nợ đã đòi xong, con bèn ra đi.

Loại nghiệp duyên thứ tư – Trả nợ

Kiếp trước, họ nợ cha mẹ, kiếp này họ đầu thai thành con để trả nợ. Con sẽ nỗ lực làm ăn để nuôi nấng cha mẹ, bao giờ hết nợ, con mới dứt áo ra đi. Vậy nên, đừng vội trách con đối đãi nhiều hay ít, bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào kiếp trước con nợ cha mẹ mức nào.

Lời Phật dạy thức tỉnh kiếp người, dù kiếp trước cha mẹ tạo nghiệp duyên thế nào, thì trong đời này, cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, tu nhân tích đức, có như vậy mới sớm trả hết 4 nghiệp duyên này.

TH!


Tại sao lại nói vợ chồng là tiền duyên, con cái là nợ cũ?

Cho đến thời điểm hiện tại, ta đã trải qua bao nhiêu là kiếp? Trong tất cả các kiếp ấy, ai không dám chắc rằng ta chúng ta đã gặp bao nhiêu mối tình sâu nặng mà mãi mãi không bao giờ quên được? Và chính mối duyên ấy đúng thời điểm đã kết thành duyên ở hiện tại.

Khi nói vợ chồng vốn là tiền duyên thì tiền duyên ở đây được hiểu là duyên phận, nhân duyên của một người ở kiếp trước, vì mắc nợ ân tình với người khác nhưng chưa trả được, chưa giải quyết xong. Nay theo quá trình chuyển nghiệp được tái sinh làm người nên phải nhận quả báo từ kiếp trước.

Chúng ta thường nghĩ rằng, những người không lấy được vợ hoặc chồng hay rất khó khăn trong việc tìm vợ tìm chồng thì mới có tiền duyên. Theo một vài nghiên cứu thì hầu như ai cũng có tiền duyên. Chỉ có điều, những tiền duyên đó đã ảnh hưởng tới cuộc sống tình cảm vợ chồng hiện nay đến mức nào mà thôi.

Nam nữ thế gian nhiều vô số, nên duyên vợ chồng hiện tại thì chỉ có một tiền duyên mà thành. Thế mới nói: “Trăm năm tu được đi chung thuyền, ngàn năm tu được ngủ chung gối”, do đó ta cần biết trân quý.

Cuộc sống nếu hai người có va chạm, cãi vã thì cũng nên nghĩ nhiều hơn về mặt tốt của người kia, tha thứ cho họ những gì còn bất cập. Vốn dĩ chẳng có quy chuẩn nào cho một cuộc hôn nhân. Muốn bền vững và hạnh phúc đều phải xuất phát từ cả hai phía.


Duyên vợ chồng là do luân hồi: Lý giải người hạnh phúc, kẻ khổ đau

Người với nhau đều có duyên phận, một người tình cờ gặp cũng mỉm cười cúi chào ta cũng là do duyên phận xưa kia. Có những người mới gặp ta đã quý mến nhưng có những người khiến ta chỉ muốn cáu bẳn, quát mắng họ mà thôi.

Việc này được giải thích đơn giản là do duyên từ kiếp trước mà thành vì mới gặp ta đâu biết họ là ai, tốt xấu như thế nào mà ta đã phản ứng trong vô thức như vậy.

Theo quan niệm Phật Giáo, người với người gặp nhau cũng là vì một chữ DUYÊN và đặc biệt chính duyên tiền định đã se nên duyên vợ chồng của một cặp đôi trong kiếp này.

Trong kiếp luân hồi liên kết với nhau như chiếc lò xo không có hồi kết ta chẳng biết mình từng gặp gỡ và yêu thương hay gây thù chuốc oán những ai. Chính những lời nguyện, lời hẹn ước hoặc thậm chí là thề độc… cũng đều có khả năng khiến chúng ta trở thành vợ chồng trong hiện tại.

Vì thế, về cơ bản là để trở thành vợ chồng kiếp này của nhau, cả hai phải có mối quan hệ nhân duyên từ các đời trước trong vòng xoay luân hồi bất tận.

Và nếu có điều gì đang diễn ra ở hiện tại như vợ chồng yêu thương, hay mâu thuẫn đều được giải thích là những nguyên nhân sâu xa là từ tiền kiếp.

Khi hiểu về luân hồi bạn sẽ giải thích được rằng theo quy luật tự nhiên vân hành của vũ trụ thì chúng ta tái sinh ở hiện tại với nguyên vẹn những gì từ phúc báo cho tới ân oán ở trong quá khứ. Mọi thứ sẽ dần diễn ra theo thời gian phù hợp mà chúng ta không thể nào đoán định trước.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News