Phong Thuỷ

Những ai nên và không nên đi cúng tạ mộ cuối năm?

Lễ cúng tạ mộ cuối năm là dịp để con cháu nhớ ơn tổ tiên và người thân đã mất. Nhưng bạn có biết ai nên và không nên tham gia lễ cúng tạ mộ cuối năm?

lễ tạ mộ cuối năm, phong tục ngày tết, phong tục việt nam, tạ mộ cuối năm, những ai nên và không nên đi cúng tạ mộ cuối năm?

1. Ý nghĩa lễ tạ mộ cuối năm

Phong tục tập quán người Việt từ xưa có câu “Sống cái nhà, chết cái mồ”. Người Việt coi trọng mộ phần, coi đây là nhà của người đã khuất.

Cứ mỗi khi năm hết Tết đến, người ta cần sửa sang, quét dọn nhà cửa cho khang trang đẹp đẽ để đón Tết, thì đối với mộ phần của người thân cũng cần được sửa sang như vậy.

Vì thế, các gia đình thường duy trì tục lệ đi tạ mộ cuối năm. Nghi thức này thường được tiến hành từ 20 đến 30 tháng Chạp theo Lịch âm.

Ý nghĩa cúng tạ mộ cuối năm là nhớ ơn tổ tiên, mời người thân đã khuất về ăn Tết. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường cố gắng trở về cố hương vào dịp này để tạ mộ, sum họp với gia đình.

Đây cũng là cách để con cháu cảm ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần. Việc này tương tự như con cháu làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên, tiền chủ nơi nhà đang sống dịp cuối năm.

2. Vì sao có lễ tạ mộ cuối năm?

Đây là phong tục, tục lệ có từ xa xưa, thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của con dân đất Việt. Với người dân nước ta, mộ phần là nơi vô cùng thiêng liêng, không chỉ đặt phần thân thể của người đã khuất mà còn là nơi linh hồn trú ngụ khi đã sang thế giới bên kia.

Lễ tạ mộ được tổ chức vào dịp cuối năm cũng là một dịp để con cháu tưởng nhớ về những người đã khuất, cũng là để tạ ơn thần linh, thổ địa khu vực đặt mộ phần đã chiếu cố, bảo vệ cho người đã khuất trong suốt 1 năm ròng.

Lễ này cũng giống như chúng ta làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên ở nhà mình đang sống vậy. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, các cụ ta từ xưa đã dạy như vậy.

Đây là khía cạnh tâm linh trong đời sống văn hóa Việt. Người đã mất ngoài việc tồn tại trong tâm tưởng của người đang sống thì còn tồn tại qua việc thờ cúng trên bàn thờ và ngoài mộ phần.

Người ta cho rằng phần Âm và phần Dương luôn có mối liên kết đặc biệt với nhau. Nếu như phần Âm được chăm sóc tốt và đúng cách thì con cháu sẽ được tổ tiên phù hộ, bởi “Âm siêu, Dương thái”. Nếu mộ phần bị bỏ bê, việc thờ cúng bê trễ thì đời sống của người ở cõi trần cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Con cháu trong nhà vào thời điểm này trong năm dù đi làm ăn xa cũng sẽ cố gắng trở về, cùng cả gia đình tham gia lễ tạ mộ.

3. Ai nên đi làm lễ cúng tạ mộ cuối năm?

Theo lệ thường, lễ cúng tạ mộ thường do cao niên trong gia tộc đảm nhiệm, vì thế họ là những người không thể thiếu trong lễ cúng này. Ở những gia đình mà các cụ già sức khỏe yếu thì sẽ do người nam lớn tuổi, trưởng thành tiến hành.

Vào ngày làm lễ tạ mộ, con cái trong nhà, không phân biệt trai gái, dù là đi làm ăn xa cũng sẽ trở về để làm lễ. Trước kia những công việc này thường chỉ có các Đinh, tức nam giới trong gia đình, họ tộc tham gia nhưng ngày nay thì lệ đó không còn nữa.

Cha mẹ cũng có thể cho con nhỏ đi theo tạ mộ, vừa là để cho con cháu biết dần vị trí mộ phần của người thân nhà mình, vừa là để giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo, tinh thần uống nước nhớ nguồn, kính trọng và hiếu đễ với tổ tiên.

4. Ai không nên đi tạ mộ cuối năm?

Lễ tạ mộ cuối năm được tiến hành ở mộ phần, nghĩa trang, là nơi khá hoang vắng, âm khí vượng… nên nếu muốn đi tạ mộ thì đầu tiên cần phải xem xét về vấn đề sức khỏe.

Những người đang ốm yếu, mắc bệnh, phụ nữ có thai, phụ nữ trong kì “đèn đỏ”… thường sức khỏe không được tốt bằng người bình thường. Ngay cả người bình thường, theo tuvingaynay.com nếu cảm thấy sức khỏe không ổn thì cũng nên hạn chế đến những nơi nhiều âm khí, càng nên hạn chế tham gia những hoạt động ở nghĩa trang như làm lễ tạ mộ.

Theo quan niệm dân gian, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi yếu bóng vía, hay bị ma quỷ “trêu”, cũng không nên đi cùng người lớn ra nghĩa trang, làm lễ cúng tạ mộ cuối năm.

Những điều kiêng kị này đã được truyền lại từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, những điều này không hoàn toàn là mê tín mà phần nào đó cũng có cơ sở khoa học. Nghĩa trang thường được đặt ở nơi xa khu dân cư, ít người sinh sống, lại là nơi chôn cất nên không khí cũng lạnh hơn nơi ở bình thường, người nào sức đề kháng kém dễ bị nhiễm lạnh.

Thời điểm cuối năm ở miền Bắc là mùa đông, thời tiết khắc nghiệt hơn, nếu không cẩn thận cũng dễ mắc các bệnh thời khí.

Nếu không chú ý đến những điều này, đi cúng tạ mộ về ốm đau, bệnh tật lại tưởng là phạm phải cấm kị, bị thần linh, tổ tiên “quở trách”, bị ma tà “ám”… rồi lại thành miếng mồi ngon cho những chiêu trò mê tín dị đoan.

5. Kiêng kỵ khi đi tạ mộ cuối năm

– Ở nghĩa trang có nơi thờ Thần linh, Thổ địa riêng thì nên bày lễ 2 nơi, tùy theo phong tục địa phương mà có điều chỉnh thích ứng. Nhưng tránh dâng cúng những đồ sát sinh trong lễ cúng tâm linh.

– Tạ mộ vào giờ nào tùy vào điều kiện, thời tiết thuận lợi, và sức khỏe cho phép. Nhưng tốt nhất nên chọn ngày tạnh ráo, ấm áp, tránh ngày mưa rét, sấm chớp.

– Tránh đi tạ mộ quá sớm hay quá muộn. Bởi thời điểm này âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe.

– Nghi lễ tạ mộ không nên làm linh đình, tốn kém để khoe mẽ. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã lớn kiểu mê tín.

– Kiêng kỵ việc ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa (chưa kể đến vấn đề tần số tâm linh).

– Kiêng kỵ việc nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.

– Kiêng việc ngồi thiền, tập dưỡng sinh, thể dục ở đó vì uế khí dễ xâm nhập vào cơ thể.

– Đi tạ mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các chược khí, âm khí bám vào người và quần áo…

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News