Phong Thuỷ

Những cách tích đức tạo nghiệp lành lưu đời con cháu không tốn một xu

“Có đức mặc sức mà ăn”, sống phải coi trọng nhân đức, thường xuyên tích đức để tạo phước nghiệp, lưu cho đời con đời cháu. Cùng tham khảo bài viết dưới đây.

bài học cuộc sống, những cách tích đức tạo nghiệp lành lưu đời con cháu không tốn một xu

1. Tích đức từ lời nói

Lời nói cần thể hiện sự khoan dung, độ lượng với mọi người xung quanh.

Lời nói thẳng: Có thể chuyển sang cách nói “vòng, nói giảm, nói tránh” một chút.

Lời nói lạnh như băng: Hãy hâm nóng lên một chút trước khi nói.

Lời nói phê bình người khác: Trước khi nói hãy chú ý cân nhắc đến lòng tự tôn của người nghe.

Một lời khen ngợi đúng lúc có giá trị ngàn vàng.

2. Tích đức từ đôi bàn tay

Hãy học cách ca ngợi, vỗ tay tán thưởng người khác.

Vỗ tay khen ngợi, ủng hộ người khác là điều nên làm và cũng cần thiết ở mỗi người.

Không biết vỗ tay, khen ngợi người khác thì đời người thực sự quá nhỏ hẹp.

Cho người khác tiếng vỗ tay chính là tích đức cho chính bản thân mình.

Đôi bàn tay năng làm việc thiện sẽ dễ dàng tích đức tạo nghiệp lành lưu đời con cháu.

3. Tích đức bằng việc giữ thể diện cho người khác

Nói năng không nể nang, không biết giữ thể diện cho người khác là thái độ vô lễ nhất.

Trong mọi trường hợp, nên dành cho đối phương một “lối thoát” về thể diện, mọi thứ ắt được dung hòa.

Thấy rõ khuyết điểm một người cũng đừng nên chỉ thẳng ra, hãy lựa lúc mà nói.

Làm tổn thương thể diện của người khác sẽ gây ra hậu họa khôn lường.

Trong một số tình huống, vạch trần người khác là một cái tội đẩy người ta đến đường cùng.

4. Tích đức từ việc tín nhiệm người khác

Người xưa nói: “Đã nghi ngờ người thì không kết giao, đã kết giao thì không nên nghi ngờ người.”

Người đa nghi trời sinh thì khó có được người bạn chân thành.

Được người khác tin tưởng, tín nhiệm là một loại hạnh phúc.

Người có bao nhiêu tín nhiệm thì sẽ có bấy nhiêu cơ hội thành công.

5. Tích đức từ việc mang lợi cho người khác

Cho người khác được lợi cũng chính là làm lợi cho mình.

Thời điểm người khác cần bạn nhất, hãy sẵn sàng cho họ một bờ vai để nương tựa.

Suy nghĩ cho người khác cũng chính là suy nghĩ cho bản thân mình.

6. Tích đức từ việc giữ lễ tiết, lịch sự trong đối nhân xử thế

Người có lễ tiết, đối đãi chân thành, lịch sự thì đi khắp thiên hạ cũng khó có người trách mắng hoặc cảm thấy không ưng ý.

Giữ lễ tiết được bề trên yêu quý, bề dưới tôn trọng, làm gì cũng thuận lợi.

7. Tích đức từ thái độ khiêm nhường

Người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch, gây thù chuốc oán.

Tránh khoe khoang tài năng của mình mọi lúc mọi nơi mới là điều nên làm.

Buông bỏ kiêu căng, giảm bớt ích kỷ, tâm thanh tịnh, đời an nhiên.

Không nên thể hiện sự đắc ý của mình trước mặt người khác, nhất là lúc họ đang phiền lòng.

8. Tích đức từ việc hiểu người khác

Ai ai cũng mong muốn người khác hiểu và thừa nhận mình.

Hiểu người khác cũng chính là một cách đem lại lợi ích cho người khác và tích đức tạo nghiệp lành cho chính mình.

9. Tích đức từ thái độ tôn trọng người khác

Đặt lòng tự tôn của người khác ở vị trí cao hơn mình.

Không ngừng cố gắng để người khác cảm nhận thấy sự tôn nghiêm của bản thân mình.

Địa vị càng cao càng không thể khinh thường người khác.

Tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình, tích đức tạo nghiệp lành, lưu cho đời con cháu.

10. Tích đức từ việc giúp đỡ người khác

Muốn được người giúp đỡ, trước tiên hãy mở lòng giúp đỡ người.

Khi đấu tranh vì người khác cũng là đấu tranh cho chính mình.

Lòng tốt luôn được người khác khắc ghi trong lòng.

Nhưng lưu ý, giúp đỡ sao cho đối phương vui vẻ chấp nhận mới là điều tốt. Đừng như kiểu gió thổi mây bay, hời hợt qua loa.

11. Tích đức từ thái độ thành thật với người khác

Sống trên đời, không thành thật sẽ khó tồn tại, người giả dối sẽ không có bạn chân thành.

Luôn lấy thành tín làm gốc, coi trọng thành tín trong mọi mối quan hệ thì mọi việc trôi chảy.

Dùng thành tín thu phục người khác, sẽ dễ đạt được thành công.

Khi đã mất đi sự thành thật thì làm việc gì cũng khó.

Mọi lý do giải thích cho sự lừa dối của bản thân chỉ là ngụy biện, nên đừng mất công tìm cớ làm gì.

12. Tích đức từ cách cảm ơn người

Cảm ơn là một cách ngợi ca cuộc đời. Có việc tốt, người tốt ắt sẽ có lời cảm ơn.

Trong cuộc sống, lời cảm ơn kịp thời sẽ khiến mọi người thân thiện với nhau hơn.

Cảm ơn đối thủ là cách thể hiện của người có chí khí, của lòng quân tử.

13. Tích đức từ lòng nhân ái của chính mình

Lòng nhân ái luôn có sức mạnh lớn lao. Nó càng lớn hơn khi kết thành lòng nhân ái rộng lớn của cả nhân loại.

14. Tích đức từ hành động mỉm người với người khác

Nụ cười là phương thức kết nối đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả giữa con người với con người.

Không ai có thể cự tuyệt một nụ cười rạng rỡ.

Dùng nụ cười để ứng phó với sự “khiêu chiến” của đối thủ mới thực là cao nhân. Mỉm cười để thu phục lòng người mới là cao siêu đích thực.

15. Tích đức từ lòng khoan dung

Không thể khoan dung người khác có thể là bởi vì lòng dạ của mình còn quá hẹp hòi.

Lòng khoan dung có thể cải biến một con người lầm lỗi, trở về với thiện lương.

Người có lòng khoan dung sẽ dễ dàng chiếm được trái tim, sự tin tưởng của người khác.

Hãy học cách tha thứ khuyết điểm của người khác, nhẫn nhịn cơn bực dọc, ấy chính là lòng khoan dung.

16. Tích đức từ trái tim lương thiện

Ai cũng muốn làm bạn, làm hàng xóm hay bắt tay hợp tác với người có tấm lòng lương thiện.

Người lương thiện có thể thu phục người khác. Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, bởi việc thiện dù nhỏ cũng phát huy tác dụng lớn lao.

17. Tích đức từ thái độ biết lắng nghe

Người biết lắng nghe thường được lòng và sự tin tưởng của người khác.

Lắng nghe là một cách lấy lòng người khác tốt nhất mà lại chẳng tốn một xu nào.

TH!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News