Kiêng Kỵ

Những điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa nếu phạm phải thì công quả mất hết

Người Việt có thói quen đi lễ chùa để cầu may mắn, phước lành cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, có những điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa mọi người thường mắc phải, khiến chuyện tốt lại thành ra xấu.

tâm linh bí ẩn, những điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa nếu phạm phải thì công quả mất hết

1. Điều kiêng kị khi đi lễ chùa mà rất nhiều người mắc phải là đi thẳng vào cửa chính. Nên nhớ, cửa chính là cửa của Đức Phật, Ngọc đế, không phải cửa mà người phàm có thể đi vào.

2. Khi lễ Phật, kiêng quỳ giữa Phật đường, chính diện với tượng Phật mà nên quỳ chếch mé để tỏ lòng tôn kính.

3. Đi chùa lễ Phật thì trang phục phải đứng đắn, gọn gàng, tác phong trang nghiêm, cử chỉ đoan chính. Kị nhất là mặc trang phục hở hang, lòe loẹt, nói cười không đúng mực.

4. Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít dù nhiều. Không nên coi đó là của chùa, trụ trì cho thì nhận mà không bố thí chút công đức, vì sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” là căn nguyên rơi vào địa ngục.

5. Đi lễ chùa thì không nên mang theo đồ đạc, chỉ nên đi người không để tránh đặt mũ nón, quần áo, túi xách vào bàn, chiếu nơi cửa Phật, làm mất mĩ quan và thanh tịnh.

6. Cúng lễ ban Phật chỉ dâng hoa quả, đồ chay, hoa phải chọn loại có hương thơm và màu sắc thanh thuần, tránh các loại rực rỡ và có mùi nồng đậm.

7. Lễ Phật không đơn thuần chỉ là đến dâng lễ đầy, lộc hậu rồi cầu xin, như thế không chân tâm thì không bao giờ được độ trì. Có lòng thì sau khi dâng hương bái Phật nên đi vãn cảnh chùa cho lòng thanh tịnh, gạt bỏ phiền muộn và gặp các tăng ni để học hỏi Phật pháp. Đây mới đích thực là lễ chùa trọn vẹn.

Điều kiêng kị khi đi lễ chùa là mâm cao cỗ đầy, cầu cúng rình rang nhưng những lý thuyết cơ bản nhất của Phật thì không nắm được, lòng không thanh tịnh, vẫn màng thế sự bên ngoài.

TH!


Đi lễ chùa nên cầu gì? Đi lễ chùa vái như thế nào cho đúng?

Mỗi dịp đầu Xuân năm mới, du khách bốn phương về lễ Phật ở các chùa. Tốt nhất mọi người nên cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu cho người sống có sức khỏe, an lạc, tâm hồn luôn sáng và thiện lành, khởi tâm cầu đạo, giác ngộ và kính tin phật pháp.

Sau đó nguyện hồi hướng công đức cho các oan gia trái chủ, cho người thân, người đã khuất và các chúng sinh siêu thoát.

Người dân đi lễ chùa nên cầu Phật gia hộ được bình an, công việc hanh thông, cầu phúc thiện, sức khỏe cho mình và người thân. Tùy sở nguyện mà cầu, nhưng đừng cầu quá tham lam.

Còn bình thường các ngày rằm, mồng 1 (ngày sóc, vọng) và các dịp lễ tết, những ngày có việc hệ trọng người dân đến chùa lễ Phật với tâm thành kính cầu khấn xin chư phật, chư bồ tát và các hiền thánh hộ độ cho được thiện duyên, may mắn, mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hòa thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hòa bình, văn minh xã hội, chúng sinh an lạc…

Đồng thời hồi hướng công đức cho người thân đã khuất, cho các chúng sinh ở “thế giới bên kia” được siêu sinh tịnh độ…

Đó là những ước vọng chính đáng thể hiện qua các bài văn khấn khi lễ Phật.

Lưu ý: Đi lễ chùa có những bài khấn theo truyền thống, hoặc có thể diễn nôm theo ý hiểu của mỗi người, miễn là thành tâm, nhưng phải lễ khấn ở ban Tam bảo, ban Đức Ông, ban Đức Thánh Hiền, Quan Thế Âm Bồ tát.

– Đi lễ chùa không nên cầu tiền bạc, công danh

Đi chùa không nên cầu tiền bạc, công danh, vật chất (như cầu trúng số, cầu thăng quan tiến chức…), vì Phật không ban tiền bạc, vật chất… Phật, thánh thần không ban phúc cho ai, cũng không gieo họa cho ai.

Tất cả là tâm thành và theo luật nhân quả, người nào có quả phúc chín thì gặt về.

Tới chùa không nên cầu xin năm nay được thế này, thế nọ. Đạo Phật là nhân sinh, không như đạo khác. Con người nếu không có tự lực (khả năng của mình) thì tha lực (trợ độ của tâm linh) cũng không giúp được.

Ví như cầu cho con thi đỗ đại học, thì phải nhắm xem khả năng của con có thể học trường nào, theo hướng nào (tự lực) để đạt kết quả. Nếu cứ cầu xin tha lực giúp, mà con cái không có năng lực thì sao có thể đỗ?

Đi lễ chùa tâm nghĩ sao thì khấn nôm na cầu vậy. Cầu gì cũng không nên lễ dài dòng. Cách lễ dài dòng không phải là lễ của đạo Phật, mà là theo cách lễ dân gian.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News