Phong Thuỷ

Những điều mọi người chưa biết về hỏa táng nên cứ hay lo sợ vô cớ

Khi hiểu rõ về hỏa táng hay hỏa thiêu bạn sẽ có cái nhìn chân thực hơn về vấn đề này trong cuộc sống hiện đại và biết rằng đó là hình thức mai táng văn minh, giúp bảo vệ môi trường.

hỏa táng, tâm linh bí ẩn, những điều mọi người chưa biết về hỏa táng nên cứ hay lo sợ vô cớ

Hỏa táng hay còn được gọi là hỏa thiêu là hình thức an táng người chết bằng cách đốt cháy và thu lại tro của người chết, sau đó tro được đựng trong hũ, bình cốt. Thế nhưng không phải ai cũng chấp nhận hình thức này vì họ muốn được chôn cất theo truyền thống hoặc họ có những nỗi lo sợ như sợ mình bị nóng khi hỏa thiêu.

Những nỗi lo đó là vô căn cứ và hiện nay các cơ quan, đoàn thể đang tích cực vận động người dân chuyển sang hình thức hỏa táng như một hình thức mai táng văn minh, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm đất đai.

1. Hỏa táng có từ lâu đời

Ít ai biết rằng hỏa táng đã có ở nước ta từ thời Hùng Vương qua những kết quả khai quật khảo cổ học năm 1962 cho thấy những chiếc thạp đồng, trống đồng được chôn ở độ sâu khoảng 2-3m trong lòng đất có chứa tro than bên trong và một số đồ trang sức như viên hạt chuỗi đá, vòng đồng, vòng đá, xương và răng người cháy dở,…

Đối với dân tộc Việt (người Kinh) thì thời gian xuất hiện sớm nhất của hỏa táng không quá niên đại du nhập của đạo Phật, tức khoảng đầu Công nguyên.

Nhưng với người Việt cổ, mà cụ thể là người Thái, thì dấu vết của tục hỏa táng đã xuất hiện từ trước khi Phật giáo du nhập, với tàn dư của tục hỏa táng có thể tìm thấy trong dân tộc Thái ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An và Lai Châu; và tục hỏa táng còn khá thịnh hành ở người Thái đen.

2. Quá trình hỏa táng

Toàn bộ quá trình hỏa táng mất từ 1 đến 3 giờ bao gồm 90 phút tới 120 phút sau đó là quá trình sàng lọc để tạo ra tro cốt có màu trắng nhạt.

Hòm hỏa táng được đặt vào trong buồng hỏa táng, trước khi đưa vào, buồng thiêu đã được làm nóng đến một nhiệt độ nhất định, cánh cửa buồng khép kín hoàn toàn giúp cho nhiệt độ không lan ra bên ngoài. Nhiệt độ bên trong buồng thiêu từ 760℃ – 1000℃.

Thi thể người chết sẽ được đặt vào loại quan tài riêng biệt dùng để hỏa thiêu. Loại hòm này bao gồm những vật liệu dễ bắt lửa, dễ cháy, nhiều loại hòm không chứa bất kỳ vật dụng kim loại nào để quy trình thiêu diễn ra dễ dàng.

3. Sau khi đốt không chỉ có mỗi xương

Nhiều người có máy trợ tim hay kích thích tủy sống, các loại kim loại được cấy vào trong cơ thể và các thiết bị này phải được loại bỏ trước khi đưa vào phòng hỏa táng. Vì nếu không, chúng có thể sẽ phát nổ và làm hỏng lò hỏa táng.

Sau khi quá trình thiêu đốt kết thúc, các mảnh xương còn lại được gọi là tàn dư hỏa táng được thu gom từ buồng hỏa táng rồi được đặt vào lò đốt phụ, tiếp tục đốt để tàn dư tan rã hoàn toàn. Nếu như không có lò đốt phụ, tàn dư hỏa táng được đặt vào một bộ vi xử lý để nghiền nát, chúng thường được gọi là tro và được đặt vào trong bình đựng tro cốt.

Tàn dư ngoài xương còn có các thiết bị cấy ghép nha khoa chẳng hạn như răng mạ vàng, ốc vít trong chân răng, răng giả, các vật như miếng đệm hoặc vụn gỗ từ quan tài bị đốt cháy, kể cả đinh vít, ốc, bản lề…. Để loại bỏ phải dùng một thiết bị nam châm cực mạnh để hút hết chúng ra ngoài.

4. Hũ tro cốt

Những điều bạn chưa biết về hỏa táng bao gồm cả một số việc bạn có nên chuẩn bị trước hũ tro để đem đến lò thiêu hay không, nếu không có, nhân viên tại nhà hỏa táng sẽ đựng cốt vào trong một chiếc hộp để trả lại cho gia đình người chết.

Kích thước bình đựng tro chỉ nên vừa phải, bình là loại không vỡ khi bị rơi, được niêm phong một cách cẩn thận.

5. Người Nhật 99% hỏa táng

Những điều bạn chưa biết về hỏa táng khiến việc này trở thành rào cản của người Việt Nam trong việc tiến hành việc hỏa táng. Nhưng riêng tại Nhật Bản, việc hoả táng là bắt buộc đối với người dân nên 99% dân đánh sốu sử dụng hình thức này khi qua đời. Việc hoả táng ngày càng được đánh giá là vệ sinh, văn minh và phù hợp với tình hình tài nguyên đất đai ngày càng cạn kiệt.

Đáng chú ý, ở Nhật Bản do bị ảnh hưởng của phật giáo nên rất coi trọng “di cốt” nên thường hỏa thiêu ở nhiệt độ thấp để giữ nguyên được cốt, hoả táng xong sắp xếp lại nguyên bộ xương sau đó cho vào tiểu, phần sọ của người đã chết được xếp ở trên cùng.

(Tổng hợp)!


Không chạm người mới chết: Sau bao lâu có thể chạm vào người chết?

Đừng nghĩ rằng chết sẽ là hết là được chuyển nghiệp ngay. Nhiều người vừa mới chết đã bị rút hết thiết bị y tế ra, cho đi tắm nước lạnh hoặc tiêm hoặc chất bảo quản, có gia đình còn ngay lập tức gửi đến nhà xác rồi hỏa táng sau 2-3 ngày mà không hề biết người mới chết vẫn còn có cảm giác. Vì sự thiếu hiểu biết mà chính chúng ta đang làm hại người thân của mình.

Phật nói con người có tám thức, tức là tri thức: Năm thức đầu là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân). Thức thứ sáu là Ý. Thức thứ bảy là Mạt Na, còn gọi là Truyền Tống Thức. Thức thứ tám là A Lại Da, còn gọi là Hàm Tàng Thức.

Khi con người sanh ra, chỉ có thức thứ tám này đến trước nhất, các thức kia đến sau. Ðến lúc chết, thức thứ tám này cũng ra đi sau cùng; các thức khác lần lượt đi trước.

Thức thứ tám chính là linh thức của con người, thế tục thường gọi là “linh hồn”. Thức thứ tám này thông linh nên khi con người mới nhập thai mẹ, sẽ đến trước đó là lý do đứa bé trong bụng mẹ đã biết hoạt động.

Ðến khi chết, sau khi dứt hơi, nó chẳng đi ngay, phải đợi đến khi toàn thân lạnh giá, không còn một điểm nào còn ấm nữa, thức ấy mới chịu đi. Khi thức đã đi, thân lúc đó mới không còn tri giác nào.

Bên cạnh đó, có nhiều người nhờ niệm Phật vãng sanh thì không có thân trung ấm. Việc này ở trong kinh, đức Phật có nói rõ, có ba hạng người không có thân trung ấm. Tắt thở là đi ngay:

– Thứ nhất là người niệm Phật, người vãng sanh vừa tắt thở thì liền sang thế giới Cực Lạc ngay.

– Thứ hai là được sanh thiên, phước trời rất lớn, họ không có trung ấm, tắt thở rồi họ sanh thiên ngay.

– Thứ ba là đọa địa ngục, đọa địa ngục không có trung ấm, khi vừa tắt thở thì lập tức đọa địa ngục ngay.

Ngoài ba hạng người này ra tất cả đều có trung ấm và thân này rất dễ đau đớn bị nghiệp cận tử dẫn đi vì sức mạnh của nghiệp lực quá lớn, không ai có thể phản kháng được nếu tâm không an, lòng không tĩnh.

Nếu chỗ nào còn ấm là thức ấy còn chưa rời đi, nếu chúng ta tác động đến họ vẫn biết đau, nên không chạm người mới chết dù là mặc áo, xếp chân, dời động…


Hỏa táng theo góc nhìn Đạo Phật để thấy đó là việc chẳng hề đáng sợ

Theo quan điểm của Phật giáo, mỗi người có hai phần là phần thân xác và phần tâm linh, hay còn gọi là hồn và xác. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là đất, nước, chết rồi chỉ về với cát bụi, nhà Phật gọi xác là thân tứ đại, trong Ngũ uẩn thì xác thuộc về Sắc uẩn.

Còn bốn uẩn còn lại là thuộc về tinh thần. Phần tinh thần khi bốn uẩn đó tan rã thì Sắc uẩn về với cát bụi, còn bốn uẩn còn lại sẽ di chuyển về kiếp sau, tái sinh một đời sống mới.

Khi con người chết đi, tức thần thức không còn trên thân xác này nữa. Thân xác đã đến thời hoại diệt, nên thân này dù chôn xuống đất hay hỏa thiêu cũng không ảnh hưởng đến thần thức, đó là linh hồn hay nghiệp thức.

Linh hồn tùy thuộc vào sự tạo lành ác khi thân xác còn sống mà chuyển nghiệp tái sinh và luân hồi hồi lục đạo, hay thành Bồ Tát, Phật. Nên theo quan niệm của Phật giáo, việc hỏa táng không ảnh hưởng gì đến linh hồn, cũng không hề gây khó khăn cho việc tái sinh, chuyển kiếp.

Vong linh được về Trời hay xuống địa ngục là do chính bản thân ta quyết định khi còn sống trên thế gian, tất cả đều do bản thân mình tự tạo ra chứ không có ai từ bên ngoài có quyền tác động.

Theo Phật Giáo Ấn Độ, việc hỏa táng là làm theo phong tục sẵn có của Ấn Độ thời cổ chứ không phải là một sự bắt buộc nhằm nhắc nhở rằng khi chết rồi thì đừng nên luyến tiếc gì nữa, vì họ tin rằng tro cốt cuối cùng sẽ hợp nhất với lực đã khai sáng ra nó.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi mất đã dặn các đệ tử hỏa táng, sau đó thu các xá lợi và chia cho các nước. Các đệ tử đã làm theo di huấn của Ngài. Các vị Thánh tăng trước đây cũng hỏa táng, hỏa táng rất sạch sẽ, văn minh, chúng ta không phải lấp xuống, đào lên.

Khi hỏa táng, vong linh sẽ không chấp trước vào thân xác, bản thân vong linh cũng rất lợi ích, người sống cũng rất nhàn hạ. Tuy nhiên, việc Đức Phật có khuyến khích việc hỏa táng hay không không hề được ghi lại.

Việc này theo các nhà nghiên cứu, nó không ảnh hưởng đến văn hóa tâm linh. Việc người quá cố có độ trì cho người sống hay không là tùy thuộc vào cách sống của chúng ta chứ không phải nhất nhất phải chôn cất mới được người mất phù hộ.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News