Phong Thuỷ

Những thông tin cần biết về bài cúng rằm tháng 8

những thông tin cần biết về bài cúng rằm tháng 8

Cúng rằm tháng 8 là gì?

Rằm tháng 8 hay Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Ngày này cũng được xem là dịp lễ truyền thống của người dân Việt Nam. Vào ngày này, mọi người thường sẽ chuẩn bị một mâm lễ (lớn hay nhỏ là tùy mỗi gia đình) cúng gia tiên, thần linh để cầu cho mọi sự suôn sẽ, may mắn sẽ đến. Đây cũng là một dịp để các thành viên có cơ hội quây quần bên nhau cùng ăn cổ, ngắm trăng.

những thông tin cần biết về bài cúng rằm tháng 8

Bài cúng rằm tháng 8

Tại sao nên cúng rằm tháng 8?

Cúng rằm tháng 8 có ý nghĩa rất tốt, cụ thể như:

  • Cúng rằm tháng 8 thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính đến với các vị tổ tiên và thần linh.
  • Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình có cơ hội tụ họp, quây quần bên nhau. Để con cháu có thể bày tỏ lòng biết ơn đến ông bà, cha mẹ của mình.
  • Rằm tháng 8 thì cũng là Tết Trung thu, các em nhỏ được đi rước đèn, phá cổ, xem mua lân.
  • Cúng rằm tháng 8 được xem là truyền thống của người dân Việt Nam. Chúng ta nên gìn giữ nét truyền thống tốt đẹp này.

những thông tin cần biết về bài cúng rằm tháng 8

Cúng rằm tháng 8 có ý nghĩa rất quan trọng

Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu

Đến ngày nay thì nguồn gốc chính xác của Tết Trung thu vẫn chưa được xác thực. Không rõ là được bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay là được tiếp nhận của văn hóa Trung Hoa. Theo dân gian thì có 3 truyền thuyết được lưu truyền nhiều nhất cho đến ngày nay đó là:

  • Hằng Nga và Hậu Nghệ
  • Vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng
  • Sự tích chú Cuội ở Việt Nam

Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu được bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam. Đây là ngày mà mọi người ăn mừng sau khi thu hoạch được mùa. Và cũng là lúc những người nông dân nghỉ ngơi, vui chơi sau một vụ mùa vất vả.

những thông tin cần biết về bài cúng rằm tháng 8

Có rất nhiều nguồn gốc ý nghĩa Tết Trung Thu khác nhau

Hay theo sách “Việt Nam Phong tục” của tác giả Phan Kế Bính, phong tục treo đèn, bày cổ được bắt đầu vào ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Người dân phải treo đèn và tổ chức tiệc ăn mừng. Cũng từ đó mà phong tục được lưu truyền trong dân gian.

những thông tin cần biết về bài cúng rằm tháng 8

Sự tích Chị Hằng – chú Cuội về đêm trăng rằm nổi tiếng nhất ở Việt Nam

Và còn rất nhiều truyền thuyết khác về nguồn gốc của ngày Tết Trung thu. Và ngày lễ tết này ở Việt Nam cũng ảnh hưởng rất nhiều từ các nước khác. Nhưng Tết Trung thu hằng năm vẫn là một ngày lễ lớn và được rất nhiều người mong đợi.

Thời gian cúng rằm tháng 8 chính xác

Rằm tháng 8 (rằm Trung thu) vào ngày 15/8 âm lịch hằng năm, ngày này trăng thường tròn và sáng nhất trong năm. Tra lịch vạn niên ta biết được rằm Trung thu năm 2022 rơi vào thứ bảy ngày 10/9 dương lịch. Như vậy đã biết được lịch cụ thể thì hãy cùng bắt tay vào chuẩn bị mâm cúng nào.

những thông tin cần biết về bài cúng rằm tháng 8

Tết Trung thu vào thứ bảy ngày 10/9/2022

Theo dân gian, bên cạnh mâm cúng gia tiên bạn cũng nên chuẩn bị mâm cúng Thần Tài. Thần Tài sẽ đem lại may mắn trong kinh doanh, giúp cho bạn có nhiều cơ hội làm ăn. Cùng thuận lợi trong công việc, đem lại cho gia chủ nhiều tiền bạc, của cải.

Về thời gian cúng, các vị thần thường dùng bữa sớm nên bạn nên xác định trước là nên cúng vào bữa sáng hay chiều. Các bạn có thể lựa chọn cúng vào chiều 14 hay 15 âm lịch. Nên cúng xong trước 6 – 7h tối. Hoặc cúng vào bữa sáng 15 âm lịch. Nên cúng xong trước 9 – 10h sáng.

Nhưng có một vài gia đình vướng công việc không thể cúng rằm đúng ngày 15 âm lịch. Thì có thể tổ chức cúng rằm từ ngày 14 âm lịch cũng được. Không quan trọng có đúng ngày hay không, mà chỉ cần có lòng thành là được.

Cúng rằm tháng 8 ở đâu?

Ở vùng miền khác nhau, mỗi gia đình sẽ có cách cùng rằm tháng 8 khác nhau. Gia đình bạn có thể quyết định đặt mâm cúng ở trong nhà hay ngoài trời. Cúng ngoài trời hay trong nhà thì cũng cần chuẩn bị lư hương để thắp nhang. Bên cạnh là các món ăn chay hoặc món mặn đã được chuẩn bị trước. Đọc bài cúng rằm tháng 8 và thành tâm cầu khấn những nguyện vọng, mong muốn của bản thân.

những thông tin cần biết về bài cúng rằm tháng 8

Có thể đặt mâm cúng ở trong hay ngoài nhà tùy theo gia chủ

Bày mâm cúng rằm tháng 8 đầy đủ nhất

Mâm cúng rằm tháng 8 rất được chú trọng đối với mỗi gia đình ở Việt Nam. Một mâm cổ được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất nhất để dâng lên cho các vị tổ tiên. Nhằm thể hiện thành ý của con cháu đến với các vị thần linh cùng ông bà tổ tiên của gia đình mình.

Tùy theo vào phong tục ở mỗi địa phương mà mầm cúng rằm sẽ có sự thay đổi. Nhưng nhìn chung, mâm cỗ Trung thu vào rằm tháng 8 sẽ có những lễ vật sau:

  • Hương nhang
  • Đèn dầu hoặc nến
  • Một nắm gạo và muối sạch
  • Một lọ hoa tươi
  • Một ấm trà nóng
  • Nếu gia đình bạn cúng mặn thì có thể chuẩn bị thêm các món như xôi, gà luộc, cháo, nấu chè…
  • Bánh trung thu: chuẩn bị cả bánh dẻo và bánh nướng (gia đình có thể chọn bất kỳ loại nhân nào theo sở thích của gia đình mình).

những thông tin cần biết về bài cúng rằm tháng 8

Mâm lễ cúng Rằm tháng 8 Trung thu

Mâm cỗ trông trăng

Bên cạnh mâm lễ cúng rằm thì cũng cần chuẩn bị một mâm cỗ trông trăng vào ngày Trung thu. Trong mâm cỗ sẽ có các loại trái cây xanh và chín xen kẽ nhau để thể hiện sự cân hài hòa trong âm dương, cân bằng giữa trời và đất. Mâm cỗ trông trăng gồm 5 loại trái cây với những ý nghĩa khác nhau.

  • 1 nải chuối chín
  • 1 quả bưởi (với ý nghĩa cầu mong điềm lành sẽ đến với gia đình)
  • 1 quả hồng (với ý nghĩa cho sự no đủ)
  • 1 quả na hay mãng cầu (với ý nghĩa cho sự sinh sôi, nhiều con nhiều cháu)
  • 1 quả lựu (với ý nghĩa cầu mong may mắn)

Ngoài ra bạn cũng có thể trang trí thêm một vài loại trái cây khác để tăng độ thẫm mỹ cho mâm trái cây. Bên cạnh đó cũng chuẩn bị một ít bánh kẹo và đèn lồng ông sao.

những thông tin cần biết về bài cúng rằm tháng 8

Mâm cỗ trông trăng ngày Trung thu

Cách sắp xếp mâm cúng rằm tháng 8

Ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ có cách sắp xếp, trang trí mâm cúng rằm Trung thu khác nhau.

  • Ở miền Bắc sẽ dùng các loại quả để trang trí như chuối, đào, hồng, cam,…
  • Còn ở miền Nam thường sử dụng các loại quả như đu đủ, xoài, dừa, mãng cầu,… để trang trí.

Mâm trái cây trang trí mỗi miền có thể khác nhau nhưng bạn cần trang trí sao cho có sự hài hòa màu sắc giữa các loại quả. Tăng độ sức hấp dẫn và thẩm mỹ cho mâm cúng rằm.

những thông tin cần biết về bài cúng rằm tháng 8

Cách bài trí, sắp xếp mâm cúng rằm Trung thu ở mỗi vùng miền khác nhau

Bài văn khấn rằm tháng 8

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là:……………………..

Ngụ tại:………………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Một số lưu ý khi cúng rằm tháng 8

Nếu bạn muốn một lễ cúng rằm tháng 8 diễn ra suôn sẽ, bình an thì bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tùy mỗi gia đình sẽ làm lễ thắp hương ở trong nhà hay ngoài trời.
  • Thời gian làm lễ cúng có thể vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch. Nếu cúng vào chiều ngày 14 hoặc 15 âm lịch thì nên hoàn thành trước 6 – 7h chiều. Còn vào sáng ngày 15 âm lịch thì nên xong trước 9 – 10h sáng.
  • Mâm lễ cúng rằm không chuẩn bị quá cầu kỳ nhưng cần có 4 thứ sau: mâm trái cây ngũ quả, bánh trung thu nướng, dẻo, đèn lồng.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News