Phong Thuỷ

Phong long là gì? Có thật sự đáng sợ như dân gian vẫn truyền miệng?

Khái niệm phong long là gì và tại sao người ta lại kiêng kỵ phong long đến như vậy? Hãy cùng tuvingaynay.com theo dõi bài viết này để có câu trả lời bạn nhé.

phong long là gì, tâm linh bí ẩn, phong long là gì? có thật sự đáng sợ như dân gian vẫn truyền miệng?

1. Khái niệm phong long là gì?

Chắc hẳn nhiều người đã từng ít nhất một lần nghe thấy từ “phong long” hay bắt gặp trường hợp được gọi là đốt phong long, giải phong long, xông phong long… Vậy chính xác thì phong long là gì và tại sao người ta lại kiêng kỵ phong long đến như vậy?

Thực chất, phong long là một khái niệm rất mơ hồ để ám chỉ những điều xui xẻo, đen đủi, rủi ro, không may nói chung hiện diện trong từng tình huống, công việc, từng thời điểm của một vấn đề gì đó.

Theo quan niệm dân gian, phong long là âm Hán Việt của hai chữ “gió rồng”, đọc lái đi sẽ thành “rò giống” tức ám chỉ luồng tà khí sinh ra từ những người phụ nữ bị hư thai, hỏng thai, bỏ thai hoặc sản phụ mới sinh con và chưa hết thời gian ở cữ.

Phong long còn được biết đến với những cái tên khác như phong lông, phong lông tử, cung long, bong long… chỉ những gì ô uế, đen đủi xuất phát từ các sản phụ đang ở cữ hoặc người phụ nữ bị hỏng thai, nạo phá thai.

Có thể là do bắt nguồn từ câu “sinh dữ tử lành” nên nhiều người mới cho rằng những người phụ nữ trên sẽ mang lại vận xui, đen đủi, xúi quẩy, không may mắn cho người khác.

Và cứ thế, dần dà người ta cho rằng cứ gặp điều xui xẻo, đen đủi trong cuộc sống hàng ngày hoặc buôn bán ế ẩm, làm việc gì cũng không được như ý, đầu không xuôi, đuôi không lọt… người ta thường gán vào một câu “bị trúng phong long”, “mắc phong long”.

Còn người nào tới thăm sản phụ hay người phụ nữ bị hư thai, nạo phá thai về mà gặp chuyện không may mắn cũng bị coi là đã “chạm cung long” cần phải tiến hành giải phong long thì mới mong được yên ổn.

Người xưa quan niệm rằng, một khi đã bị dính phong long thì cần phải tiến hành đốt phong long thì mới giải được hết vận đen, tránh được rủi ro. Từ đó mà khái niệm “đổ phong long”, “đốt phong long giải xui” ra đời.

2. Phong long có thật sự đáng sợ không?

Rốt cuộc thì phong long có thật sự gây ra những điều xui xẻo, đen đủi cho người không may dính phải hay không vẫn là thắc mắc chưa được giải đáp chính xác của rất nhiều người.

Bởi thực tế, đây chỉ là một quan niệm dân gian được truyền miệng từ xa xưa cho tới nay. Phong long xuất hiện thực tế là do người ta luôn tin rằng ai cũng gặp xui xẻo về một vấn đề gì đó và đều muốn tống khứ nó đi, lấy về may mắn. Vậy những hậu quả của phong long là gì?

Dân gian cho rằng, phong long có thể gây ra những hậu quả như: làm cái gì cũng không thành, người ngợm khó chịu, hay nóng gắt, gây gổ, gia đình lục đục, bệnh tật, thi cử rớt lên rớt xuống, đi xe thì xe hư…

Đặc biệt, với những người làm kinh doanh vốn đã rất “tín”, họ lại càng tin vào những điều xui xẻo mà phong long gây ra như buôn bán ế ẩm, công việc làm ăn trì trệ, bị khách trả hàng, lỗ nhiều hơn lãi…

Chính vì thế mà người kinh doanh khi mở hàng đầu ngày hay đầu tháng rất kiêng kị bán hàng cho phụ nữ mang thai.

Hay cũng có thông tin cho rằng những người thường hay đi đến những chỗ không sạch sẽ (những nơi hành lạc, ăn chơi nam nữ) sẽ bị nhiễm phong long nặng (luồng uế khí).

Dòng khí đó sẽ bám víu theo những người này khi rời khỏi và khiến họ dần mất đi may mắn, tỉnh táo trong công việc, giao tiếp khiến cuộc sống không được suôn sẻ, thuận lợi.

Song những điều xui xẻo mà phong long gây ra có thật hay không thì vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ cho tới thời khoa học hiện đại như ngày nay.

Nhưng dân gian có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên dù có thật hay không, người ta vẫn coi phong long có tồn tại thật sự và áp dụng một số biện pháp hóa giải để đạt được sự bình yên trong tâm thức.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!


Đốt vía cho trẻ sơ sinh và những điều mà ai cũng cần phải biết

Tại sao phải đốt vía?

Quan niệm đốt vía cho trẻ sơ sinh bắt nguồn từ việc một em bé đang ăn khỏe ngủ ngoan bỗng thay đổi tâm tính, quấy khóc không rõ lý do, dù cha mẹ dỗ dành cách nào cũng không nín.

Lúc này, ông bà cha mẹ sẽ cho rằng đứa trẻ bị vía đè, gặp phải vía dữ vì tiếp xúc với những người có nhiều năng lượng xấu xung quanh mình. Thông qua việc ôm ấp, cưng nựng…, họ đã truyền năng lượng xấu đến những đứa trẻ khiến chúng khiến đang yên ổn thành ra bị rối loạn. Vì trẻ còn nhỏ, tiếng khóc là công cụ giao tiếp duy nhất nên khi trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi, trẻ sẽ biểu hiện bằng cách gào khóc.

Vía trong quan niệm dân gian và khoa học

Dân gian cho rằng:

Ngày nay, nhiều mẹ tin vào chuyện ma quỷ hay hồn vía nên rất sợ khi cho trẻ sơ sinh đi ra ngoài vào ban đêm, đặc biệt là khi trở về nhà trẻ quấy khóc. Đó là lý do các cụ thường kiêng kỵ cho em bé đi chơi sau khi mặt trời lặn.

Sau khi sinh mẹ và bé thường bị “úm” khá kỹ, ở cữ tới 3 tháng 10 ngày. Hầu hết bé đều tránh gặp những người lạ hoặc người được cho rằng có vía dữ. Nếu chẳng may cùng thời điểm ai đó đến chơi nhà mà đêm đó bé khóc thì gia đình thường tiến hành đốt vía cho trẻ. Rất ít trường hợp vì bé quá sợ hãi hay bị kinh động trẻ có thể bị mất vía, hóa ra ngớ ngẩn, lúc ngủ hay giật mình.

Khoa học lý giải:

Dưới góc nhìn hiện đại, các nhà khoa học cho rằng hiện tượng nặng vía ở trẻ sơ sinh là do sức đề kháng của bé còn yếu. Chính vì vậy, cơ thể bé dễ bị khí xấu xâm nhập, khiến bé cảm thấy bất an, khóc nhiều về đêm.

Không loại trừ trường hợp do nhiều người ôm ấp khiến trường năng lượng của bé bị xáo trộn liên tục, phá vỡ trạng thái cân bằng năng lượng và dẫn tới bé quấy khóc nhiều không chịu nín. Cũng có thể bé bị bị vi khuẩn, virus tấn công gây mệt mỏi.


8 hành động làm tổn hao phúc báo, tài lộc tiêu tán, dễ gặp xui xẻo

Hay sát sinh

Sát sinh được coi là hành vi làm tổn hại nghiêm trọng đến phúc báo, cũng khiến cho phúc báo bị tổn hao nhanh nhất. Trong giáo lý nhà Phật, không sát sinh cũng đứng đầu tiên trong ngũ giới mà Phật tử cần phải tuân theo.

Tuy nhiên, việc không sát sinh trong cuộc sống hàng ngày là việc vô cùng khó khăn, bởi dù tâm ta không cố ý thì vẫn khó tránh những lúc dẫm đạp phải con sâu, cái kiến, ấy cũng là sát sinh vậy. Thế nên, nếu không nhất định phải sát sinh, chúng ta hãy hạn chế sát sinh.

Sát sinh sẽ khiến cho phúc báo của bản thân bạn bị hao tổn dần dần. Khi mà phúc báo tích tụ được từ kiếp trước sang kiếp này thì con người ta có thể sẽ phải chịu nghiệp báo do sát sinh mà thành.

Tức giận, cáu kỉnh, oán thán

Đại sư Ấn Quang có răn rằng: “Người phụ nữ không hay tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Còn những phụ nữ hay tức giận cáu kỉnh thì sinh con sẽ khó nuôi.”

Giận dữ cũng như ngọn lửa thiêu rừng công đức. Chỉ một cơn giận dữ cũng có thể tạo thành ngọn lửa thiêu đốt hết phúc đức tích tụ từ trước đó.

Người xưa có câu: “Oán giận một lần với người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp”.

Hãy học cách kiềm chế cảm xúc của mình, giải tỏa cảm xúc bằng nhiều cách khác chứ đừng nên để bản thân cáu giận không kiểm soát, vừa hại người mà còn hại chính bản thân mình.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News