Kiêng Kỵ

Sao lại kiêng kỵ tháng cô hồn khi nó là tháng con người có lòng từ bi nhất?

sao lại kiêng kỵ tháng cô hồn khi nó là tháng con người có lòng từ bi nhất?

Theo tín ngưỡng dân gian, tháng 7 Âm lịch là tháng cô hồn, tháng xá tội vong nhân làm gì cũng xui xẻo nên kiêng làm trăm việc đại sự. Phong tục này được truyền từ đời này sang đời khác; nhưng không phải ai cũng biết tường tận nguồn gốc để hiểu ý nghĩa nhân văn sâu sắc ban đầu của chúng.

Mời bạn cùng Phong Thủy Nhà Xinh tìm hiểu xuất xứ của những nghi lễ này theo “100 điều nên biết về phong tục Việt Nam” để tường tận vấn đề.

Tháng 7 có nhiều nghi lễ phức tạp nhất năm

Với các ngày lễ tết trong năm, không ngày nào có nhiều ý nghĩa và lễ khấn phức tạp như tháng 7 Âm lịch. Người ta thường gọi nó với nhiều cái tên khác nhau như: Rằm tháng 7 (ngày 15 tháng 7 Âm lịch), tháng cô hồn, Tết Trung Nguyên, tháng xá tội vong nhân, tháng ngâu, tháng Vu Lan hay mùa Vu Lan… Chúng xuất phát từ sự ảnh hưởng của hai nền văn hóa lớn ở Á Đông gồm Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa.

Dân gian tin rằng tháng 7 Âm lịch là dịp Âm phủ mở cửa ngục để các “vong nhân” được xá tội. Trong đó có cả vong linh của gia đình, dòng tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục được dịp trở về dương gian.

Tùy theo điều kiện kinh tế mà các gia đình làm lễ cúng tại bàn thờ tổ tiên ở nhà đồ chay hay đồ mặn, hóa đồ hàng mã phỏng theo các vật dụng sinh hoạt ở dương thế gồm: Giầy, dép, áo, mũ, ô che, xe cộ, tiền, vàng… để vong linh ông bà tổ tiên ngự nhận. Bởi họ tin rằng “trần sao âm vậy”.

Đối với người Việt, tháng 7 có ý nghĩa tâm linh đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên với không ít người, nó còn là tháng xui xẻo nên kiêng làm hầu hết các việc đại sự.

sao lại kiêng kỵ tháng cô hồn khi nó là tháng con người có lòng từ bi nhất?

Minh họa mâm cỗ mặn cúng trên bàn thờ tổ tiên vào rằm tháng 7 (Ảnh: soha.vn)

Một số lưu ý khi cúng tổ tiên rằm tháng 7 tại nhà

  • Cúng tại bàn thờ tổ tiên trong nhà
  • Nếu viết văn khấn ra giấy để đọc thì sau khi đọc khấn xong phải hóa giấy.
  • Khi nén hương thứ nhất sắp tàn thì thắp thêm vài nén nữa rồi mới hóa vàng mã.
  • Các đồ vàng mã cần chia làm nhiều lễ tương ứng với từng hương linh trong gia đình.
  • Nếu để chung tất cả vật phẩm lại với nhau thì phải ghi rõ tên hương linh vào từng đồ lễ rồi mới hóa.
  • Từng lễ một hóa riêng, vừa hóa vừa khấn:

“Con xin thiêu hóa vàng, quần, áo, tiền… (hóa cái gì liệt kê cái ấy)

Thỉnh vong linh (tên hương linh ông bà tổ tiên) … nhận chút lễ bạc.

Tâm thành kính cáo tôn thần, xin rước hương linh lại về trời”.

Truyền thuyết lễ cúng cô hồn và lễ xá tội vong nhân

Để trả lời cho hàng loạt câu hỏi: Ngày xá tội vong nhân là ngày bao nhiêu? Lễ cúng cô hồn và lễ cúng chúng sinh có khác nhau không? Tai sao vừa có lễ cúng ở nhà, lại vừa có lễ cúng ở chùa? Chúng ta cùng tìm về nguồn gốc của chúng thông qua một vài sự tích dưới đây.

*Theo Phật giáo

Nguồn gốc của lễ cúng cô hồn và lễ cúng chúng sinh

Phật thuyết “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ đà la ni” kinh có nói, việc cúng cô hồn liên quan đến câu chuyện giữa ngài A-Nan-Đà (gọi tắt là A-Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hay còn gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên).

Một buổi tối nọ, ngài A-Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con qủy đói thân thể khô gầy, cổ nhỏ và dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Con quỷ cho rằng chỉ ba ngày sau ngài A-Nan sẽ chết và luân hồi vào cõi quỷ đói như nó. A-Nan sợ quá bèn nhờ quỷ chỉ cho cách tránh khỏi khổ đồ.

Con quỷ bảo A-Nan ngày mai phải thí cho nó và đồng bọn mỗi đứa mỗi hũ thức ăn. Và nếu vì nó mà còn cúng dường Tam Bảo thì A-Nan sẽ được tăng tuổi thọ, đồng thời nó cũng được sinh về cõi trên.

A-Nan đem câu chuyện kể lại với đức Phật. Phật đặt cho ngài bài chú tên là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ đà la ni” (Cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa) để đọc trong lễ cúng cho thêm phước.

sao lại kiêng kỵ tháng cô hồn khi nó là tháng con người có lòng từ bi nhất?

Ngài A-Nan bố thí cho những con quỷ miệng lửa

Nguồn gốc lễ xá tội vong nhân

Dựa vào tích trên của Phật giáo, dân gian mở rộng thành lễ cúng cô hồn, lễ cúng chúng sinh hay cúng thí thực (người Hoa gọi là “Phóng diệm khẩu”) cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa, không có thân nhân trên trần gian cúng bái vào tháng 7 Âm lịch.

“Phóng diệm khẩu” nghĩa là “thả quỷ miệng lửa” lại được hiểu rộng thành “tha tội cho tất cả những người đã chết”.

Từ đó tên gọi lễ cúng cô hồn, lễ cúng chúng sinh hay lễ xá tội vong nhân ra đời. Bởi nó diễn ra vào tháng 7 nên còn được gọi là tháng cô hồn hay tháng xá tội vong nhân.

Cúng chúng sinh ở chùa

Sau sự tích về ngài A-Nan, nhân dịp tổ chức ngày lễ Vu Lan cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp được siêu thoát vào rằm tháng 7 hàng năm, các nhà chùa còn tổ chức lễ dâng hương và cúng cho các vong linh không nơi nương tựa (cô hồn, chúng sinh) các vật phẩm rẻ tiền.

Vật phẩm cúng chúng sinh ở chùa thường gồm: Cháo hoa múc ra lá đa hoặc để cả nồi, khoai lang luộc, ngô rang, bánh đa, muối, gạo, tiền vàng, hoa quả, nước ngọt, quần áo, mũ, nón, giầy, dép, bỏng ngô, bỏng gạo, oản đường…

Ở Việt Nam, khi cúng chúng sinh xong, người ta thường gọi trẻ em trong làng đến rồi cùng nhau nhảy vào tranh các vật cúng để tượng trưng cho các cô hồn về thụ hưởng.

sao lại kiêng kỵ tháng cô hồn khi nó là tháng con người có lòng từ bi nhất?

Cảnh Diêm Vương đang phán xét để “xá tội vong nhân” (Ảnh: tinhtuy.org)

*Theo tín ngưỡng dân gian

Truyền thuyết dân gian cho rằng nguồn gốc của lễ cúng cô hồn xuất phát từ công việc đồng áng của nông dân Việt xưa. Hàng năm cứ đến tháng 6, tháng 7 Âm lịch là bắt đầu vào dịp thu hoạch mùa màng.

Để công việc được thuận lợi, người dân thường làm lễ cầu xin Thánh Thần, Thổ Địa bắt giam những con yêu ma hoặc oan hồn vất vưởng để không gây cản trở, phiền nhiễu tới công việc của nhà nông.

Vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch, khi mọi việc đã hoàn tất thì “ông Thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy” và “mở cửa ngục để xá tội vong nhân”. Theo đó, nhà nhà làm lễ cúng chúng sinh hay lễ cúng cô hồn để bố thí cho các vong hồn chưa được siêu thoát.

Từ đó, người ta tin rằng tháng 7 Âm lịch là tháng cô hồn mang đến nhiều xui xẻo, không dám làm việc lớn vì sợ bị chọc phá mà “xôi hỏng bỏng không”.

Mâm cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7 tại nhà gồm có:

  • Quần áo chúng sinh nhiều màu sắc gỡ ra từng món
  • Trải xuống mâm một ít tiền vàng
  • Vài chén cháo loãng
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo
  • 1 ít bỏng gạo
  • Chè lam
  • Và bánh kẹo các loại như: Kẹo vừng, kẹo lạc, kẹo dồi, bánh quế…
  • Nước lã
  • Rượu hay nước ngọt…

Ngoài ra, người ta còn gài lá đa vào những chiếc que nhỏ cắm ở bụi cây, góc vườn, ngoài sân, hàng rào xung quanh nhà mình hoặc ngoài đường… để các cô hồn vất vưởng, yếu ớt không có khả năng tranh cướp có cơ hội thụ hưởng.

sao lại kiêng kỵ tháng cô hồn khi nó là tháng con người có lòng từ bi nhất?

Mâm cúng cô hồn, chúng sinh đặt ngoài trời (Ảnh: Barcodemagine.vn)

Tháng cô hồn không nên làm gì?

Mặc cho các ý nghĩa nhân văn từ nguồn gốc, mỗi khi đến tháng cô hôn dân gian không ai bảo ai đều kiêng kỵ đủ thứ như:

  • Không khởi công, động thổ, khai trương, đổ mái, cất nóc … nhà.
  • Không đi chơi đêm, không nhổ lông chân, không cắt tóc…
  • Không tổ chức các nghi thức cưới hỏi.
  • Không mua xe cộ, chuyển về nhà mới hay ký kết hợp đồng…

Tóm lại, người ta dừng làm mọi việc lớn vào tháng cô hồn. Nhiều người còn kiêng cữ, ăn chay và đi làm việc thiện để tích đức.

Cúng chúng sinh rằm tháng 7 như thế nào?

Cúng chúng sinh thể hiện đạo đức từ bi và tình thương đồng loại của người trần với các linh hồn đã mất nhân dịp “xá tội vong nhân”.

Văn khấn cô hồn thường rất dài, có khi tới 184 câu như trong tác phẩm “Văn tế cô hồn thập loại chúng sinh” của đại thi hào Nguyễn Du. Bởi vì, hoàn cảnh tạo ra cô hồn, chúng sinh muôn hình, vạn trạng. Mỗi vong linh đều vì một lí do oan nghiệt nào đó mà phải chết tức tưởi, không chốn “đi về”.

Khi thực hiện cúng chúng sinh rằm tháng 7, cần lưu ý một số điều sau:

  • Cúng chúng sinh ngoài trời, ngoài cửa chứ không cúng trong nhà.
  • Thứ tự cúng dâng hương rằm tháng 7: Cúng lần lượt từ trong nhà ra ngoài trời: Cúng gia thần trước, rồi cùng gia tiên, sau cùng là cúng chúng sinh.
  • Khi hương cháy được khoảng 2/3 thì gia chủ khấn như sau:

“Tín chủ xin tiêu hóa tiền vàng, quần áo…(mua cái gì khấn cái ấy) thỉnh mời các vong linh hưởng lễ vật, xong rồi cùng nhau về lại nơi âm giới.

Tâm thành kính cáo Tôn Thần, xin rước vong linh các cô hồn về lại nơi âm giới.”

  • Khi hóa tiền vàng thì đồng thời rắc muối, gạo ra tứ hướng, từ trong ra ngoài.

VĂN KHẤN CÚNG CHÚNG SINH CÔ HỒN

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát

Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả

Kính lạy:

Ngài bản Cảnh Thành hoàng

Ngà bản xứ Thần linh Thổ địa

Ngài bản gia Táo Quân và tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm….

Tín chủ con là:…………………………..

Ngụ tại:…………………………………..

Thành tâm kính xin: Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, có chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn. Dù rằng chết vì lí do gì đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo, muối, quả thực hoa đăng, tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh. Cầu mong các vị phù hộ cho tín chủ và toàn gia người người khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.

Cẩn cáo.

sao lại kiêng kỵ tháng cô hồn khi nó là tháng con người có lòng từ bi nhất?

Tranh một vai gánh cha một vai gánh mẹ minh họa về đạo hiếu mùa Vu Lan (Ảnh: Pinterets)

Không nên quá kiêng kỵ mà quên tính nhân văn

Dù là lễ Vu Lan, lễ cúng cô hồn hay lễ xá tội vong nhân thì rằm tháng 7 đều thể hiện nét đẹp nhân văn cả về đạo lẫn đời. Đây là nét văn hóa tâm linh đặc sắc của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng.

Chưa bao giờ con người lại dũng cảm gạt bỏ mọi sự sợ hãi với thế giới tâm linh, ma quỷ để đến gần họ như tháng cô hồn. Các nghi lễ dâng hương thể hiện sự thiện chí của con người trong việc xây dựng mối quan hệ đồng cảm giữa hai thế giới.

Điều đó thể hiện: Đối với mọi sinh mệnh dù sống hay chết đều được thứ tha và tôn trọng, dù từng gây nghiệp hay không, có công hay có tội. Đây cũng là dịp để già, trẻ, gái, trai nhận thức về chữ hiếu và đạo lí uống nước nhớ nguồn đối với đấng sinh thành và ông bà tổ tiên bất kể họ đã khuất hay còn tại thế.

Khi chúng ta làm việc từ bi hỷ xả như vậy, tại sao lại sợ bị các vong hồn quấy phá để rồi kiêng kỵ đủ thứ?

Đây là đạo lí làm người tuyệt vời mà dù xã hội hiện đại tới đâu cũng không gì có thể thay thế. Bởi vậy, chúng ta nên gìn giữ truyền thống cha ông để lại, phát huy nó theo hướng văn minh, tích cực.

Tránh để bị các đối tượng lợi dụng chuộc lợi mà sa đà vào mê tín dị đoan hoặc gây hỗn loạn như: Đè đầu cưỡi cổ nhau để xả vào tranh cướp lộc; bỏ tiền của, thời gian cúng bái khắp nơi; mua sắm, cúng lễ nhiều vật phẩm đắt tiền; hóa nhiều vàng mã gây tốn kém, lãng phí, ô nhiễm môi trường, thậm chí gây hỏa hoạn…

Nên xem: Không phạm Kim lâu Hoàng ốc Tam tai mà phạm sao Thái Bạch thì có xây nhà mới được không?

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News