12 con giáp

Sao Vân Hớn tốt hay xấu? Cách cúng giải hạn sao Vân Hán chuẩn nhất

Sao Vân Hớn tốt hay xấu? Tuổi nào gặp sao Vân Hán chiếu mệnh? Hướng dẫn cách cúng giải hạn sao Vân Hớn đúng chuẩn nhất trong bài viết dưới đây.

sao vân hán, sao vân hớn, sao vân hớn tốt hay xấu? cách cúng giải hạn sao vân hán chuẩn nhất

Mỗi năm bạn sẽ đối diện với một sao chiếu mệnh hoàn toàn khác nhau. Sao chiếu mệnh này có thể là tốt hoặc xấu, tùy theo năm sinh của mỗi người. Nếu trong năm gặp được sao chiếu mệnh tốt thì bản mệnh cần tận dụng và phát huy. Ngược lại trong năm gặp phải sao chiếu mệnh xấu thì cúng sao giải hạn để cầu bình an và may mắn. Vậy sao chiếu mệnh là gì? Sao Vân Hớn tốt hay xấu? Cách cúng giải hạn sao Vân Hán như thế nào là đúng chuẩn nhất?

1. Sao chiếu mệnh là gì?

Theo quan niệm, mỗi năm bạn sẽ gặp một sao chiếu mệnh riêng biệt. Tùy vào năm sinh, tuổi mụ của bạn mà sao chiếu mệnh này tốt hay xấu. Trong Cửu Diệu Tinh Quân có 9 sao chiếu mệnh.

Nếu trong năm bạn gặp được sao tốt chiếu mệnh thì mọi việc diễn ra khá thuận lợi, hanh thông, thành công như ước muốn, vạn sự như ý, bình an, may mắn.

Tuy nhiên, nếu trong năm gặp phải sao xấu chiếu mệnh thì cần cúng sao giải hạn để cầu bình an và may mắn, nếu không bạn sẽ đối mặt với cục diện khó khăn, nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự nghiệp, tình cảm lẫn sức khỏe của bản thân.

Trong Cửu Diệu Tinh Quân, 9 sao chiếu mệnh này ứng với 9 năm và luân phiên xoay vòng. Hết sao này lại đến sao khác, cứ lặp đi lặp lại theo quy luật của tự nhiên.

Sao chiếu mệnh được xoay vòng lần lượt như sau: Thái Dương, Thái Âm, Thái Bạch, Vân Hớn (Vân Hán), Mộc Đức, Thổ Tú, Thủy Diệu, La Hầu, Kế Đô. 9 sao này ứng với 9 Tinh tú của trái đất là Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Kim, Sao Mộc, Sao Thủy, Sao Hỏa, Sao Thổ, Sao Nam Tào và Sao Bắc Đẩu. 9 sao chiếu mệnh này có nhiệm vụ theo dõi và quản lý số mệnh của con người.

Hàng năm mỗi người đều có một ngôi sao chiếu mệnh, đó có thể là cát tinh, có thể là hung tinh hoặc trung tinh. Mức độ ảnh hưởng tốt xấu của các sao chiếu mệnh:

– Cát Tinh: Thái Âm, Thái Dương, Mộc Đức

– Hung Tinh: Thái Bạch, La Hầu, Kế Đô

– Trung Tinh: Thổ Tú, Thủy Diệu, Vân Hán (Văn Hớn)

Dưới đây là bài thơ nói về ảnh hưởng của các vì sao:

“La Hầu tháng bảy, tháng giêng Coi chừng kẻo gặp tai khiên đến mình Thổ Tú, Thủy Diệu giữ gìn Tháng tư, tháng tám động tình bi ai Nhằm sao Thái Bạch ra chi Tháng năm trúng kỵ gắng chi đề phòng Thái Dương chúa tể nhựt cung Tháng mười, tháng sáu vận thông đắc tài Gặp sao Vân Hớn tháng hai Cùng là tháng tám xảy hoài thị phi Kế Đô sao ấy đến kỳ Tháng ba, tháng chín sầu bi khóc thầm Nguyệt Cung, Hoàng Hậu, Thái Âm Chín thì kiết, mười một lâm khổ nạn Tới sao Mộc Đức vui an
Nội trong tháng chạp được ban phước lành! ”

2. Sao Vân Hớn tốt hay xấu?

Sao Vân Hán hay Vân Hớn là một hung tinh chủ về bệnh tật, nữ nhân khó sinh họa huyết quang, nam nhân thì quan trường bất lợi. Gia đình bất an, điền sản bất vượng, tự phải cẩn trọng. Những mối họa sao Vân Hán có thể mang tới cho mệnh chủ như:

– Làm ăn mọi việc đều trung bình

– Nói lời khó nghe dễ bị thiệt thân

– Đề phòng thương tật, đâu ốm, mồm miệng.

– Nam gặp tai tinh, bị kiện, thưa bất lợi, nữ không tốt về thai sản nhất là vào tháng 4, tháng 8 âm lịch.

– Gia đình bất an, điền sản bất vượng, tự phải cẩn trọng.

– Trở nên thủ cực, bảo vệ nền nếp cũ, khá bảo thủ và không ưa đổi mới. Vì những lý do này mà người bị sao Vân Hớn chiếu dễ vướng vào các rắc rối về giấy tờ, kiện tụng, nóng nảy không giữ mồm miện nên mâu thuẫn, cãi vã.

Về cơ bản thì sao Vân Hớn cũng tương đối lành nên phần nhiều cũng không ảnh hưởng lớn trong công việc cũng như sức khỏe. Có điều theo tuvingaynay.com vào một vài thời điểm quan trọng trong năm cũng nên chú ý giữ gìn bổn mạng, nhường nhịn lời ăn tiếng nói để tránh những thị phi rắc rối không cần thiết có thể xảy ra nhất là tháng 4 và tháng 8 âm lịch.

Trong dân gian vẫn lưu truyền một bài thơ về tính chất của sao Vân Hớn như sau:

“Vân Hớn tọa mệnh nhẹ nhàng sơ qua Cả năm nhân khẩu lao đao sơ sài Đầu năm bài bạc phá tài Thua nhiều ăn ít hao tiền bất an Văn thơ đấu khẩu đa đoan Mang lời chịu tiếng bị quan quở hành Hỏa Đức chiếu mệnh chẳng lành Kiềm tính nóng nảy tụng tranh chẳng hiền Tháng Tư tháng Tám phải kiêng Kỵ trong hai tháng gia đình không yên Gặp ai gây gổ làm ngơ
Nhịn nhục qua khỏi thì mình không sao.”

Theo ý tứ của bài thơ, sao Vân Hớn vốn là trung tinh, thường gặp những rắc rối về thị phi, bị phê bình, chê trách, khẩu chiến, bút chiến, biện luận, tranh cãi mệt người.

Ngoài ra, vì là sao thuộc hành Hỏa nên khiến tâm lý của đương số nóng nảy, bất an, dễ bị kích động, sinh ra mâu thuẫn, cãi vã với người xung quanh. Một số người gặp tình trạng xấu hơn thì thua lỗ trong cờ bạc, gặp kiện cáo, rắc rối, hao tốn tiền của.

Đặc biệt vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch, những người gặp sao này nên giữ thái độ, hành vi bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, sẽ tránh được nhiều bất lợi trong cuộc sống.

3. Sao Vân Hớn thuộc hành gì, hợp kỵ màu gì, tháng mấy?

Sao Vân Hớn là một trung tinh trong Cửu Diệu tinh chủ về bệnh tật, nữ nhân khó sinh họa huyết quang, nam nhân thì quan trường bất lợi.

Sao Vân Hớn là một trung tinh thuộc hành Hỏa, nên chiếu theo ngũ hành có quan hệ tương sinh với Mộc, bình hòa với Hỏa, tương khắc với Thủy, Kim, sinh xuất với Thổ. Do đó, muốn giảm bớt được những nguồn năng lượng tiêu cực từ sao này thì cần phải dùng hành Thổ (Hỏa sinh Thổ), hành Thủy (Thủy khắc Hỏa) để tiết chế. Ngoài ra, nên tránh dùng hành Mộc, Hỏa. Do đó:

Người gặp sao Vân Hớn kỵ dùng các màu thuộc hành Hỏa là màu đỏ, hồng, tím, cam…, màu thuộc hành Mộc là màu xanh lá cây.

Người gặp sao Vân Hớn hợp với các màu thuộc hành Thủy là màu đen, xanh nước biển… và màu thuộc hành Thổ là màu nâu, vàng…

Sao Vân Hớn kỵ nhất là vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch, những người gặp sao này nên giữ thái độ, hành vi bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, sẽ tránh được nhiều bất lợi trong cuộc sống.

4. Sao Vân Hớn chiếu mạng nam nữ tuổi nào?

Để biết được sao Vân Hớn chiếu mạng đối với nam và nữ thì người ta xác định dựa vào tuổi âm lịch và giới tính, tức là tính theo tuổi bào thai hay trong dân gian vẫn gọi là “tuổi mụ”. Theo đó, sao Vân Hớn sẽ chiếu mạng vào các năm tuổi sau:

– Nam mạng gặp sao Vân Hớn vào những năm: 06, 15, 24, 33, 42, 51, 60, 69, 78, 87, 96 tuổi.

– Nữ mạng gặp sao Vân Hớn vào những năm: 11, 20, 29, 38, 47, 56, 65, 74, 83, 92 tuổi.

Cũng tương tự như các sao khác trong hệ thống Cửu diệu, cứ sau 9 năm sao Vân Hớn sẽ quay trở lại đối với một tuổi.

5. Cách cúng giải hạn sao Vân Hớn đúng chuẩn nhất

Để giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng dâng sao giải hạn vào đầu năm (là tốt nhất) hoặc hàng tháng tại chùa (là tốt nhất) hay tại nhà ở ngoài trời với mục đích cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khoẻ mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, may mắn, thành đạt và thịnh vượng. Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày như sau:

Sao Thái Dương: Ngày 27 hàng tháng

Sao Thái Âm: Ngày 26 hàng tháng

Sao Mộc Đức: Ngày 25 hàng tháng

Sao Vân Hán: Ngày 29 hàng tháng

Sao Thổ Tú: Ngày 19 hàng tháng

Sao Thái Bạch: Ngày 15 hàng tháng

Sao Thuỷ Diệu: Ngày 21 hàng tháng

Sao La Hầu: Ngày 8 hàng tháng

Sao Kế Đô: Ngày 18 hàng tháng

Sắm lễ cúng giải hạn sao Vân Hớn

Đầu năm và hàng tháng người xưa thường làm lễ dâng sao giải hạn tại chùa hoặc tại nhà, nghi lễ tiến hành như sau:

Lễ cúng sao giải hạn Vân Hớn gồm có:

15 ngọn đèn hoặc nến Bài vị màu đỏ Mũ đỏ Đinh tiền vàng Gạo, muối Trầu cau Hương hoa, trái cây, phẩm oản
Chai nước

Hướng về phương Nam để làm lễ giải sao

Lưu ý: Tất cả đều màu đỏ, nếu thứ gì khác màu dùng giấy màu đỏ gói vào hoặc lót giấy đỏ xuống dưới mâm rồi bày lễ lên trên.​

Gặp sao này vào ngày 29 dùng Thổ tiết như đeo trang sức đá quý màu vàng (thạch anh tóc vàng, lưu ly, hổ phách, thạch anh vàng…)

Mỗi tháng cúng ngày 29 âm lịch, viết trên bài vị màu đỏ: “Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh Quân”. Thắp 15 ngọn đèn về hướng Chính Nam mà cúng.

Dùng một cây rìu (nếu có) đặt phía trên. Lấy vải đỏ che kín bài vị và rìu. Nhớ đặt đồ này đằng sau 3 nén hương đã dâng. Sau đó, mặt hướng về phía chính Nam tĩnh tọa (thiền) trong khoảng thời gian từ 9h đến 11h, qua 11h đem đốt bài vị là được.

Bài văn khấn cúng giải hạn sao Vân Hớn chuẩn theo văn khấn cổ truyền

Nam Mô A Di Đà Phật ! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chự Phật mười phương.

– Nam mô Hiệu Thiên chư tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng Đế.

– Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại Đế.

– Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh Quân

– Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh Quân.

– Con kính lạy Đức Nam phương Bính đinh Hoả Đức Tinh Quân.

– Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân Quân.

Tín chủ con là: ……………………………………

Hôm nay là ngày ….. tháng …… năm …… tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ) ……………………..để làm lễ cúng sao giải hạn sao Vân Hớn chiếu mệnh

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn, ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Lễ xong chờ hết tuần hương thì hoá sớ, bài vị và tiền vàng rồi vẩy rượu lên. Sau đó lấy muối gạo rắc bốn phương tám hướng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật ! (3 lần)

Lễ xong chờ hết tuần hương thì hoá sớ, bài vị và tiền vàng rồi vẩy rượu lên. Sau đó lấy muối gạo rắc bốn phương tám hướng.

Ngoài ra, có thể áp dụng hóa giải Sao Vân Hán bằng phương pháp phong thủy.

Để giảm bớt những điều xui xẻo có thể gặp phải, người có sao Vân Hớn chiếu mệnh có thể áp dụng phong thủy để hóa giải vận hạn mà chẳng cần phải dâng sao giải hạn. Theo đó, vì sao này thuộc hành Hỏa nên cần dùng hành Thổ để tiết chế bớt.

Trong năm, mệnh chủ nên mặc trang phục, sử dụng đồ màu vàng, nâu, cũng nên dùng những trang sức phong thủy làm từ đá thạch anh vàng, thạch anh tóc vàng, hổ phách, thạch anh ưu linh nâu…

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News