Phong Thuỷ

Thần thông là gì, có thật không? Có nên đánh thức con mắt thứ 3 không?

Thần thông là gì? Việc khai mở thần thông hay đánh thức con mắt thứ 3 tuy rầm rộ ở một bộ phận những người tìm hiểu về tâm linh nhưng đã và đang gây ra không ít hệ lụy đáng tiếc.

con mắt thứ ba, tâm linh bí ẩn, thần thông là gì, thần thông là gì, có thật không? có nên đánh thức con mắt thứ 3 không?

1. Thần thông là gì?

Khi nói đến thần thông hay việc đánh thức con mắt thứ 3, chúng ta thường hiểu một cách chung chung có nghĩa là sự biến hóa kỳ lạ, là thăng thiên độn thổ, nhưng nếu hiểu cho đầy đủ hơn thì “thần” có nghĩa là không lường được, “thông” có nghĩa là không có gì ngăn lại được.

Vậy Thần thông là gì? Thần thông là một lực phi thường không thể lường được, không có gì ngăn trở được hay còn gọi là thông lực.

Thần thông có sáu loại: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần túc thông, túc mạng thông, tha tâm thông và lậu tận thông.

Riêng lậu tận thông thì chỉ có Đức Phật và các đệ tử chứng A-la-hán của Ngài mới có. Nếu ai tu hành mà đạt được lậu tận thông, sạch hết nghiệp sanh tử, hoàn toàn an lạc giải thoát thì đó là bậc đạt đến trí tuệ viên mãn.

2. Thần thông – mở luân xa

Vào thế kỷ thứ ba TCN, bác sĩ Hy Lạp cổ đại Herophilus đã phát hiện ra trong não người có một bộ phận nhỏ, hình dạng như quả thông và có kích thước bằng móng tay út. Ngày nay, các nhà khoa học gọi bộ phận đặc biệt đó là thể tùng.

Thể tùng chứa mô võng mạc được cấu tạo bởi các tế bào cảm quang hình que và hình nón, giống hệt như mắt người. Thậm chí, nó cũng có bó dây thần kinh thị giác nối đến vỏ não thị giác.

Các chuyên gia khoa học cho hay trong bộ não con người có một phần nhỏ gọi là tuyến quả thông (gọi tên theo hình dáng của nó) thường được xem như con mắt thứ ba ở giữa trán. Nó nằm ở gần chính giữa não, nằm giữa hai bán cầu não. Vì thế nhiều người không nhận được thông tin từ con mắt thứ ba.

Tuyến quả thông cũng chính là cánh cổng chính giữa thể xác và thế giới tâm linh của con người. Một khi tuyến quả thông được đánh thức, con mắt thứ ba sẽ được đồng nhất với trí tuệ con người.

Điều đó khiến cho con người sở hữu khả năng siêu nhiên, biết tất cả mọi thứ đang diễn ra ở nơi cách xa, không nghe không nhìn thấy được. Thậm chí, người sở hữu con mắt thứ ba còn có thể hiểu và điều khiển được ý nghĩ người khác. Khi đó, trí tuệ của con người vượt ra khỏi giới hạn thể xác.

Và nó được gọi là “mắt” bởi vì bộ phận này có thể phản ứng và cảm nhận được ánh sáng. Theo tín đồ của phái Thông Thiên Học, bò sát và các loài động vật lưỡng cư đã cảm nhận được ánh sáng thông qua bộ phận này.

Cho nên thực sự dù đó không phải là mắt nhưng chúng ta thường dùng từ “con mắt thứ 3” cho dễ hình dung. Tuy nhiên, điều này cũng thường dẫn đến những hiểu nhầm như người ta hay tưởng là nó giống như trong phim ảnh, có người nghĩ rằng ở đoạn trán có một con mắt THẬT, và bằng cách thần kì nào đó chúng ta có thể “unlock” con mắt này ra để đạt được siêu năng lực.

3. Làm cách nào để có được Thần thông?

Sau khi hiểu Thần thông là gì chắc chắn có nhiều người tò mò mong muốn bản thân sẽ có được nó và phần vân làm cách nào để có được Thần thông.

Đức Phật xưa kia nhờ Thiền định mới đạt quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chúng ta ngày nay không thể giỏi hơn Ngài được, vì thế để đạt Lục Thông, không có gì hơn là phải Thiền.

Ai cũng muốn biết bí quyết khai mở thiên nhãn của Phật giáo nhưng không dễ gì diệt được Tham (lam), Sân (hận), Si (ngu si) là đủ.

Trước tiên ta phải giảm thiểu cho đến từ bỏ 5 ham muốn phàm phu (Ngũ uẩn hay Năm ấm) là: tài (tiền), dục (tình yêu), danh (địa vị), thực (ăn uống), thuỳ (ngủ). Kết hợp với quán chiếu tính Không của vạn vật: tất cả là vô thường, hư ảo, được hôm nay, mai lại mất, không nên vương vấn, có thì tốt, không có thì thôi, chịu khó làm là có.

Nghĩ được như thế là ta đã dẹp được Tham lam, khi Tham diệt thì Sân và Si cũng vơi đi ít nhiều, vì khi lòng Tham không được toại nguyện thì nổi giận (Sân) rồi làm điều thiếu suy nghĩ (Si). Để dẹp bỏ Sân thì trong khi Thiền định phải Quán Từ Bi, trải lòng thương yêu mọi loài chúng sinh, kể cả hữu hình hay vô hình, thế giới này hay thế giới khác.

Trong cuộc sống phải biết nhẫn nhịn, bị người mắng chửi thì nghĩ rằng nhờ mắng mình mà họ bớt căn thẳng, đợi khi họ nguôi ngoai thì kiếm lời khuyên nhủ, đó là hành động của bậc quân tử. Khi gặp người khác phái thì phải xóa bỏ ý nghĩ dâm ô trước, rồi mới trải lòng Từ Bi sau.

Chỉ cần dẹp bỏ Tham và Sân là chúng ta đã sáng suốt lắm rồi, cái Si không còn cơ hội tồn tại nữa. Khi Tham, Sân, Si bị tiêu diệt thì Bản chất, hay Phật tính của ta hiển lộ, Bản chất của chúng ta là: Thần Thông, Từ Bi, Trí Tuệ.

Lục Thông là thanh tịnh 6 căn trong kinh Phật: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Khi tâm bị ô nhiễm thì 6 căn là lục tặc, là 6 tên giặc làm tâm xao động, vọng tưởng. Nên nhớ chỉ cần 1 trong 5 ấm (Ngũ uẩn) trỗi lên thôi là công phu của ta lui sụt tức khắc, vì thế phải biết làm chủ chính mình, đặc biệt là Dục.

4. Góc nhìn khoa học về Thần thông

1. Thiên Nhãn Thông: tăng khả năng nhìn của mắt, không bị trở ngại bởi khoảng cách, chướng ngại vật, thậm chí còn nhìn xuyên thời gian, nhìn thấy những sinh vật ở thế giới khác.

Cơ sở khoa học của Thiên Nhãn Thông là: bình thường con người chúng ta chỉ nhìn thấy những sắc chất có quang phổ từ màu đỏ đến màu tím. Nhờ luyện tập thiền định, hoặc một phép rèn luyện tinh thần nào đó, sóng não của chúng ta mạnh lên, có thể “bắt sóng” được những sắc chất ở tần số khác, ví dụ như sóng siêu ngắn (một loại sóng có thể xuyên qua vật cản, dùng trong thông tin vũ trụ), vì vậy người đạt Thiên Nhãn Thông có sức nhìn không hạn chế).

2. Thiên Nhĩ Thông: tăng khả năng nghe của tai, không bị trở ngại của ngôn ngữ, giống loài, có thể nghe được mọi âm thanh trên thế gian, hiểu được tiếng muôn loài. Cơ sở khoa học tương tự Thiên Nhãn thông.

3. Tha Tâm Thông: khả năng biết được suy nghĩ của kẻ khác.

Cơ sở khoa học của Tha tâm thông: bộ não con người ví như một đài thu và phát sóng, mọi tâm tư, ý nghĩ của chúng ta đều tỏa ra xung quanh dưới dạng sóng. Nhờ tu tập Thiền định, hoặc một phép luyện tinh thần nào đó, chúng ta cải thiện được sức thu của não bộ, thì khi đó ta có thể thu được sóng não của người khác và hiểu họ đang nghĩ gì.

4. Thần Túc Thông: khả năng nhìn thấy được trăm ngàn kiếp quá khứ của mình và người khác.

Cơ sở khoa học của Thần Túc thông: khoa học nhân điện ngày nay đã chụp được luồng điện trường xung quanh con người, mà trong tôn giáo gọi là “Hào quang”, gồm 7 tầng, phản ánh tính cách, tình trạng sức khoẻ, suy nghĩ của người đó. Theo tuvingaynay.com đặc biệt tầng thứ 7, nằm ở ngoài cùng, lưu giữ ký ức của người đó không chỉ từ thuở nhỏ mà từ vô lượng kiếp quá khứ. Người đạt thần túc thông có thể đọc hiểu tầng hào quang này.

5. Thần Cảnh Thông: khả năng di chuyển không hạn chế: phi thân, di chuyển tức thời. Thậm chí còn có thể tàng hình, hiện thân to, nhỏ tùy ý.

Cơ sở khoa học của Thần cảnh thông: con người vốn dĩ được tạo thành bởi vô số các tế bào. Khi luyện tập sức mạnh ý chí đến mức có thể làm chủ chính mình, làm chủ từng bộ phận trong cơ thể, thì việc làm cho cơ thể nhẹ nhàng, co nhỏ, phình lớn… là điều hoàn toàn có thể.

Nói thêm về khả năng di chuyển tức thời: khoa học ngày nay thừa nhận có sự tồn tại của chiều không gian thứ 4, người bước vào chiều không gian này có thể đi đến bất cứ đâu trong không gian 3 chiều (là nơi ta đang ở).

6. Lậu Tận Không: khả năng làm chủ bản thân tuyệt đối, ý nghĩ được kiểm soát, không còn vọng tưởng (suy nghĩ vẫn vơ), không còn nghi ngờ, không bị nhiễm ô dù trong hoàn cảnh nào, tâm thức tỉnh lặng, xóa bỏ mọi nghiệp chướng (tốt hoặc xấu). Người đạt Lậu Tận Thông sau khi chết (gọi là Viên Tịch hoặc Tịch Diệt) sẽ không còn luân hồi sinh tử, sẽ ở trong một trạng thái vô cùng trong sáng, thoải mái, mà Phật giáo gọi là Niết bàn.

Lậu tận thông là mục đích cuối cùng của bất cứ người xuất gia theo Đạo Phật nào. Năm thần thông kia (ngũ thông) thì quỷ (tà giáo), thần (người có phép mầu), tiên (người sống lâu), hoặc phàm phu (là người) chỉ cần luyện tập đều có thể đạt được. Còn bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật Như Lai mới có Lậu Tận Thông.

5. Chưa giác ngộ mà có được thần thông chỉ lợi bất cấp hại

Nếu bản thân chưa đạt được thiền định, chưa giác ngộ được tự tâm mà có thần thông thì chỉ có hại mà không có lợi. Những cái mầu biến mình thích đó chỉ có lợi nhất thời và nhỏ nhưng cái tai hại thì rất lớn.

Nếu chúng ta chưa giác ngộ được trọn vẹn như Phật Tổ hay mình chưa giác ngộ được phần nào hết mà nghe ai đó nói xấu gì về mình là chúng ta phiền giận liền. Bây giờ, tâm phiền giận còn nhiều như vậy mà có thiên nhĩ thông, ai nói gì ở xa mấy cũng nghe thấy hết thì tinh thần khi nào cũng bất an.

Hay chưa giác ngộ mà có tha tâm thông, thấy được tâm người khác nghĩ xấu về mình thì bản thân dễ sinh phiền não. Qua đó, có thể thấy, khi chúng ta chưa giác ngộ, lòng mình còn phiền giận mà có thiên nhĩ thông, tha tâm thông, ai nghĩ xấu, nói xấu mình dù xa mấy cũng nghe hết thì một ngày cộng lại, mình phiền não biết bao nhiêu mà kể!

Phiền não không bớt thì khổ vẫn hoàn khổ. Như vậy, chưa giác ngộ mà có thần thông thì thần thông đó khiến cho mình khổ hơn. Vì thế, tác hại muốn có thần thông trước đạo lý vô cùng ghê gớm, chưa nói đến cái tác hại khác là thích cái kỳ lạ, mê lầm chạy theo sự thần biến đó để rồi trở thành bệnh và sai lạc trên đường tu.

Khi chưa có đạo lý mà có thần thông thì đó chính là động cơ khiến mình dễ tạo nghiệp mạnh hơn. Tại sao? Khi mình giận ai hoặc bị ai chọc tức mà mình yếu hơn, không đủ sức để đánh lại thì dù không muốn nhịn cũng phải cố gắng nhịn.

Còn khi có thần thông, nếu bị chọc tức là mình đủ sức để hại họ, vậy là gây nghiệp với người ta, tự mình phải lãnh chịu quả báo xấu ác. Như vậy, nếu mình không xác định được cái nào là chính, cái nào là phụ mà theo cái phụ bỏ cái chính thì cái chính trở thành phụ và cái phụ lại khiến cho mình dễ dàng tạo ác hơn và phiền não thêm chứ không giúp giải quyết được cội gốc đau khổ cho mình.

Vì vậy, khi tu hành không đặt nặng ở Thần thông, nếu đặt nặng ở Thần thông, cầu cho được Thần thông thì đã sai lệch, không đúng với tinh thần Phật Tổ chỉ dạy.

Sử dụng thần thông không có gì sai. Tuy nhiên, những loại thần thông này, nếu có tác dụng và lợi ích, thì chỉ có một số ít người trực tiếp nhận được lợi ích ấy mà thôi. Tệ hơn nữa, nếu dùng thần thông chỉ để biểu diễn, thị uy, để nhận được sự ngưỡng mộ, tán thán của nhiều người để rồi thỏa hiệp với bản ngã là đi ngược lại lời Phật dạy.

Tôn chỉ của Đức Phật là nhân rộng mô hình sống đạo đức, thiện lành trong xã hội. Do vậy, điều cốt lõi của người hoằng dương Chánh pháp là dùng mọi phương tiện, kể cả thần thông, để hướng dẫn những người đủ duyên kỹ năng sống hạnh phúc, mới đúng là “thừa tự pháp” của Phật.

Những ai thực hành đúng theo Chánh pháp, càng lúc càng bớt tham, bớt ràng buộc, thêm bình an và hạnh phúc thì không để vướng mắc vào những phép lạ của thần thông biến hóa hay những lời tung hô khen ngợi tầm thường ấy.

Đức Phật khẳng định những thứ này chỉ là vỏ cây, cành lá không đáng cho ta hài lòng chỉ với bấy nhiêu. Chỉ khi nào thành tựu giải thoát phạm hạnh mới là rốt ráo, là lõi cây, bền vững, tối thượng, đáng cho ta trân quý giữ gìn (Trung bộ kinh, số 29: Đại kinh ví dụ lõi cây).

6. Bạn có thể đánh thức con mắt thứ 3?

Những câu chuyện về những người có khả năng quan sát một nơi từ cách xa hàng nghìn dặm hay nhìn được và giao tiếp được với những người đã chết và thậm chí tìm mộ, tìm ra chỗ xác của người chết khiến chúng ta tò mò.

Thực ra, mỗi người đều có con mắt thứ 3 nhưng chúng ta có biết để dùng hay phát huy nó được hay không hay thực hiện đúng cách hay không là chuyện khác. Thế nhưng đại đa số chúng ta chỉ dùng con mắt ấy hoạt động được ở ngưỡng dưới trung bình trong vô thức.

Có một người nhờ vô tình hoặc luyện tập mà qua quá trình thực hành năng lượng mà sử dụng được nó ở một mức độ vừa phải trong thực tại thể chất, người đã sử dụng được con mắt thứ ba này 100% chính là Đức Phật.

Y học đã phát hiện rằng thể tùng của hầu hết mọi người đều bị vôi hóa. Thể tùng của người trưởng thành bị vôi hóa giống như một cục canxi nằm ở giữa não bộ. Nhiều nhà khoa học tin rằng sự vôi hoá thể tùng làm mù con mắt thứ ba, ngăn cản chúng ta có được các năng lực đặc biệt.

Những người theo thực hành tu luyện còn cho rằng con mắt thứ ba của trẻ em từ 6 tuổi trở xuống rất dễ được khai mở và nhìn rất rõ ràng do các bé rất ngây thơ và trong sáng. Người trưởng thành thì ngược hai, những ham muốn đã che mờ con mắt này của họ, điều đó có thể lý giải tại sao chỉ các nhà sư, các lạt ma Tây Tạng hay những người tu luyện tâm tính một cách chân chính mới có thể khai mở con mắt này.

Trong số đó, những trường hợp sở hữu con mắt thứ ba nhờ quá trình tu luyện và thiền tập có lẽ là những nhà Yoga và các Lạt ma Tây Tạng. Những người tập thiền hoặc yoga đều biết đến 7 vùng luân xa năng lực. Trong khi người Tây Tạng gọi đó là những điểm xoáy “Chakra” thì người Hindu (Ấn Độ) gọi là “luân xa”.

Trong 7 luân xa đó, luân xa 6 là điểm xoáy quan trọng nhất nằm ở gốc mũi, giữa hai mắt và lông mày. Chính vì vậy, luân xa 6 còn được gọi là “con mắt thứ ba” hay là “giác quan thứ 6”.

Nếu người nào trải qua xuất sắc quá trình luyện tập, mở được luân xa 6 thì sẽ đạt tới cảnh giới cao bởi khi đó, trí tuệ sẽ trở nên thông suốt, có khả năng thấy rõ mọi vật.

Đồng thời, họ cũng có khả năng dự đoán được nguy hiểm từ khi chúng chưa xảy ra (hay còn gọi là giác quan thứ 6), đọc được suy nghĩ của người khác, di chuyển các đồ vật trong không gian… Tuy nhiên, có rất ít trường hợp mở được luân xa 6.

7. Khai mở con mắt thứ 3 không hẳn là điều tốt

Không thể khai mở con mắt thứ 3 cũng là điều tốt, đó cũng là điều thuận theo tự nhiên và tốt cho con người hơn vì khi ta không đủ năng lục kiểm soát được lý trí, cảm xúc bản thân sau khi nhìn thấy những điều không nên thấy thì cuộc sống thực sự là bể khổ.

Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ diễn ra như thế nào nếu bạn có thể nhìn thấy quá khứ và tương lai, hay nhìn thấy ma, các thực thể vô hình, hay các thứ ko nhìn được bằng con mắt vật lý… Cuộc sống lúc đó sẽ thực sự bị đảo lộn phải không nào.

Con mắt thứ 3 được khai mở và có lợi cho vũ trụ này khi chính bạn biết trải tâm thương yêu, khi bạn theo đuổi những phẩm chất cao đẹp như tình yêu thương và lòng trắc ẩn, luôn đứng về lẽ phải. Khi ấy, con mắt thứ 3 sẽ là công cụ đắc lực để bạn có thể phát triển bản thân và hòa mình vào nhịp điệu của Vũ trụ.

Chính Đức Phật xác nhận có các loại thần thông nhưng Ngài hầu hết chỉ sử dụng giáo hóa thần thông, tức là năng lực cải hóa người khác bằng phương thức giáo dục, theo Đức Phật thì loại thần thông này mới là quý báu hơn, kỳ diệu tuyệt vời, là ưu việt hơn cả trong các loại thần thông.

Thế nhưng hiện nay, nhiều người thông qua Thiền hoặc Yoga để tự mở thần thông nhưng đáng lo ngại là việc đóng lại nó không hề dễ dàng. Sự tò mò đã dẫn họ tới mê lầm, ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại.

Thậm chí, lợi dụng sự tò mò và ngây thơ của những người mới tìm hiểu Thiền để chăm sóc sức khỏe, tà đạo đã thần thánh hóa mọi thứ lên để thu hút những người đi theo họ. Hình thức như “Đức chúa trời” là một ví dụ.

Không thể phủ nhận rằng các phép lạ siêu nhiên là công cụ đắc lực để thu hút hay tạo niềm tin cho người khác. Người bình thường cho rằng người có thần thông là người tu hành đắc đạo, có thể cứu rỗi linh hồn của người khác; do hiếu kỳ, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường; hoặc có thể trị bịnh, dự đoán kiết hung.

Do nghĩ rằng người có năng lực siêu nhiên là bậc thánh đã đắc đạo, nên tin rằng những gì họ nói đều đúng. Thậm chí để khẳng định mình là người được “Nhà Trời” đưa xuống hay tái thế của Phật, của Chúa bằng cách thể hiện cho mọi người chút pháp thuật mà mình học được.

Những kẻ tà ma ngoại đạo này cố tình tạo nên sự huyền bí cho bản thân, rằng mình chứng được cái này, đạt được cái nọ, xẹt hào quang, rồi giả Phật giả thần, phán cái này cái kia để lừa gạt những người thiếu hiểu biết. Cho dù họ phán trật nhưng quần chúng vẫn tin rầm rầm vì nghĩ họ đã “đắc đạo” rồi.

Thực tế là những người theo tà giáo, họ đã lợi dụng lòng tin của người khác khi thể hiện khả năng thần thông, thấy những điều người khác không thể thấy này để quy tụ những người đi theo và ca tụng mình.

Từ thời Đức Phật, nhiều người đã tự xưng là A-la-hán bằng cách khoe một số khả năng hơn người của mình thu hút người khác cung kính, cúng dường mình chứ không phải chỉ có thời nay mới có những tà đạo nhân danh Thánh thần hay Đức chúa trời.

Nhiều tổ chức tín ngưỡng trong xã hội hiện đại của chúng ta, dù mang danh xưng và hình thức khác nhau, nhưng đều có chung một đặc điểm là tạo ra sự huyền bí, tiếp xúc được với thánh thần, cõi âm, giúp tu hành mau chứng quả, mau đạt được những năng lực siêu nhiên như xuất hồn và cũng như có khả năng trị được những căn bịnh hiểm nghèo mà y học bó tay.

Vì thế, bạn dù tò mò muốn tìm hiểu về lĩnh vực tâm linh cũng phải tỉnh táo để hiểu rằng có nhiều giáo phái để tuân theo nhưng Đạo nào cũng phải lấy con người làm trọng, không hề có màu sắc thần kỳ trong đó, nếu sa đà thì tức là bản thân đã bị mê tín.

(Tổng hợp)!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News