12 con giáp

Tháng Giêng là tháng mấy? Tháng Giêng có bao nhiêu ngày?

Tháng Giêng là tháng mấy? Tháng Giêng có bao nhiêu ngày? Có những ngày, dịp lễ đặc biệt nào trong tháng Giêng? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

tử vi 12 con giáp, tháng giêng là tháng mấy? tháng giêng có bao nhiêu ngày?

1. Tháng Giêng là tháng mấy?

Tháng Giêng là một cách gọi khác của tháng 1 âm lịch, đây là cách gọi dân gian của ông bà ta từ xa xưa.

Ngày bắt đầu của tháng này có thể dao động trong khoảng giữa hai tiết Đại Hàn và tiết Vũ Thủy, nhưng nói chung nó chủ yếu dao động xung quanh tiết Lập Xuân trong phạm vi ±10 ngày.

Đôi khi người ta vẫn gọi là tháng Một, tuy nhiên đa phần hiểu tháng một âm lịch là tháng thứ 11 (tháng Tý) trong những năm âm lịch thường.

– Tháng Giêng là tháng mấy âm lịch?

Như vậy có thể khẳng định, tháng Giêng là tháng 1 âm lịch, tức tháng Dần. Trong âm lịch, tháng Giêng là tháng không được phép nhuận (rất thú vị là người ta không thể ăn hai Tết Nguyên Đán trong vòng chỉ có một tháng).

Mặc dù vậy nhưng theo một số phép tính lịch trước đây thì đến năm 2148 (Mậu Thân) sẽ nhuận tháng Giêng (Mùng 1 tháng Giêng âm lịch vào ngày Chủ nhật 21/1/2148, mùng 1 tháng Giêng nhuận vào thứ Ba ngày 20/2/2148). Trước đó, năm Quý Hợi 1803 lịch Việt Nam cũng nhuận tháng Giêng.

Các nhà lập lịch còn thêm Can vào trước tên gọi của tháng, nên trên lịch có các tên tháng như Giáp Dần, Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần tùy theo từng năm. Tuy nhiên, rất khó nhớ cách gọi này nếu không nhìn vào lịch.

– Tháng Giêng là tháng mấy dương lịch?

Tháng Giêng không rơi vào một tháng dương lịch cố định trong mỗi năm, mà sẽ tùy theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng. Thông thường, tháng Giêng sẽ rơi vào khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch.

2. Vì sao lại gọi là “tháng Giêng”?

“Người Trung Quốc gọi tháng 1 là Chính Nguyệt. Chữ Chính trong tiếng Hán khi chuyển sang chữ Nôm của ông cha ta thì có vần “iêng”. Chữ Nguyệt có nghĩa là trăng nhưng cũng mang nghĩa là “Tháng”. Vậy nên cách gọi “tháng Giêng” bắt nguồn từ đó” – GS nói.

GS Hoạch cũng chia sẻ thêm một ví dụ về chữ “Chính” trong tiếng Hán, đó là: “tứ chính chấn” trong tiếng Hán khi sang chữ Nôm đọc là “tứ chiếng”. Vậy nên mới có câu nói “trai tứ chiếng, gái giang hồ”.

Theo GS Kiều Thu Hoạch, ngày đầu tiên của tháng Giêng (mồng 1) được gọi là ngày Tết Nguyên đán. Từ “Nguyên” ở đây nghĩa là đứng đầu, là thứ nhất giống như Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên soái… Tháng Giêng (tháng 1 âm lịch) là tháng không được nhuận.

Tháng Giêng là tháng mà người ta luôn hướng tới những điều tốt lành, kiêng kỵ làm điều xấu, kiêng kỵ những điều không may vì quan niệm rằng những điều không tốt sẽ người ta bị dông cả năm. Một tục lệ rất tốt đẹp của dân tộc ta trong tháng Giêng đó là đi lễ chùa đầu năm cầu mong sức khỏe, bình an, vạn sự như ý, làm ăn phát đạt.

Tháng Giêng là tháng của những lễ hội, là thời gian có nhiều lễ hội nhất trong năm, chẳng thế mà có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Người ta đi thăm, đi chơi, đi thưởng thức hương vị những ngày đầu xuân với tâm trạng hân hoan, phấn khởi để mong những điều tốt đẹp, thuận lợi sẽ đến trong năm mới.

3. Tháng Giêng có bao nhiêu ngày?

Thông thường, các tháng âm lịch chỉ có từ 29 đến 30 ngày, tùy thuộc vào từng năm. Ví dụ tháng 1 âm lịch năm 2020 và 2021 có 29 ngày, nhưng tháng 1 âm năm 2022 lại có 30 ngày…

Việc xác định ngày bắt đầu của tháng cũng như số ngày trong tháng sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa hai trăng mới kế tiếp nhau, tuy nhiên tháng Giêng nói chung có 29 hoặc 30 ngày. Ngày đầu tiên của tháng chính là Tết Nguyên Đán (mùng 1 Tết).

4. Những ngày, dịp lễ đặc biệt trong tháng Giêng

Chính vì tháng Giêng là tháng của những lễ hội, là thời gian có nhiều lễ hội nhất trong năm nên sẽ có rất nhiều dịp lễ đặc biệt trong tháng này.

– Tết Nguyên Đán:

Tết Nguyên Đán diễn ra vào ngày 1, 2, 3… tháng Giêng hàng năm.

Đây là dịp Tết cổ truyền của dân tộc, có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tết Nguyên Đán cũng là cơ hội để gia đình đoàn tụ, sum vầy, là dịp để mọi người chúc tụng nhau những điều may mắn, tốt lành cho năm mới.

– Rằm tháng Giêng:

Ngày rằm tháng Giêng (tức là ngày 15/1 âm lịch) là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng của người dân đất Việt.

Người xưa vẫn có câu, “lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng” để thấy được rằng trong văn hóa của người Việt, ngày rằm đầu tiên của tháng Giêng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Vào ngày này, mỗi nhà sẽ chuẩn bị mâm cơm để cúng gia tiên, sau đó sẽ đi chùa, đi đền để làm lễ và cầu ước sức khỏe, may mắn cho cả gia đình.

Lễ rằm tháng Giêng xưa còn thường gọi là Tết muộn bởi, những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình có người chết vào dịp Tết Nguyên đán được ăn Tết bù.

– Ngày 4 tháng Giêng đến hết tháng Giêng – Lễ hội núi Bà Đen, Tây Ninh

Lễ hội núi Bà Đen là một trong những lễ hội lớn ở khu vực miền Nam và được diễn ra trong thời gian từ mùng 4 đến hết tháng Giêng. Theo truyền thuyết, một người con gái tên Đênh (sau này gọi chệch thành Đen) vốn là con một viên quan trấn thủ người Miên và rất sùng Phật đạo. Do từ chối ép duyên với con quan vùng Trảng Bàng mà nàng Đênh bỏ trốn nhà lên núi xuất gia cầu đạo và qua đời ở đó. Về sau này, triều đình nhà Nguyễn đã đúc tượng đồng đen và sắc phong bà là “Linh Sơn Thánh Mẫu”.

Người hành hương đến núi Bà Đen thường cầu xin sức khỏe và may mắn trong làm ăn. Mọi người thường xin những gói giấy đỏ, bên trong đựng một nhúm gạo hoặc tiền lẻ như nhận lộc của Bà và hy vọng một năm phát tài, phát lộc.

– Ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm Lịch – Lễ hội chùa Hương, Hà Nội

Lễ hội chùa Hương diễn ra tại địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội trong 3 tháng và bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng tới hết tháng 3 âm lịch. Theo tâm thức của người Việt xưa, Hương Sơn được coi là cõi Phật và chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Âm.

Lễ hội chùa Hương có phần lễ là lễ Phật, phần hội là sự có mặt của du khách hành hương về đất Phật. Theo quan niệm dân gian, chùa Hương cầu tự là nổi tiếng linh ứng nhất. Các cặp vợ chồng hiếm muộn con cái thường đến đây để cầu xin trời phật ban cho một mụn con.

– Ngày 6 tháng Giêng – Lễ hội đền Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội

Vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm lễ hội đền Gióng sẽ được khai hội. Theo truyền thuyết đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.

Lễ hội đền Gióng được diễn ra trong 3 ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thường, nơi thờ Thánh Gióng. Sau khi rước hoa tre và trầu cau lên đền Thượng, hai lễ vật sẽ được rước xuống đền Hạ và đền Mẫu. Năm nay, ban tổ chức lễ hội chuẩn bị đủ lộc hoa tre để phát đến tận tay người dân và du khách tham gia lễ hội có nhu cầu.

– Ngày 9 tháng Giêng đến 13 tháng 3 âm lịch – Lễ hội Đền Hùng, Phú Thọ

“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”, câu ca ấy bao đời nay vẫn in sâu trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương khai mạc từ ngày 9 đến 13 tháng 3 âm lịch, chính hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội lớn để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.

Lễ hội Đền Hùng gồm có hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm: Lễ Giỗ đức Quốc tổ Lạc Long Quân và lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ; lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng… Phần hội sẽ có các hoạt động như: lễ hội văn hóa dân gian đường phố; liên hoan văn nghệ…

– Ngày 10 tháng Giêng – Lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh

Chùa Trình – Yên Tử là nơi danh lam cổ tự, nơi trấn giữ cửa ngõ của danh sơn Yên Tử, kinh đô đạo phật Đại Việt. Trải qua nhiều năm, chùa vẫn là nơi lưu giữ tinh thần của đạo Phật Trúc Lâm – Thiền phái.

Lễ hội Yên Tử ở xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, Quảng Ninh được khai mạc vào ngày 10 tháng 1 âm lịch hàng năm. Tại đây diễn ra những nghi lễ truyền thống như dân hương, cầu quốc thái dân an cũng như các tiết mục nghệ thuật truyền thống… Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi vướng bận cuộc sống, thực hiện cuộc hành hương về đất Phật.

– Ngày 11 đến 16 tháng Giêng – Lễ hội đền Trần, Nam Định

Đền Trần là nơi thờ 14 vị vua nhà Trần và hàng năm tại đây sẽ diễn ra Lễ khai ấn đầu xuân. Lễ hội đền Trần năm nay được diễn ra từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng với nhiều hoạt động như Lễ rước kiệu Ngọc Lộ (ngày 11 tháng Giêng), Lễ rước Nước, tế Cá (ngày 12 tháng Giêng).

Lễ Khai ấn sẽ được tổ chức theo nghi thức truyền thống, diễn ra vào 23 giờ 15 phút đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng, trong đó có nghi thức rước kiệu Ấn từ Đền Cố Trạch thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo sang Đền Thiên Trường. Từ 5 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách thập phương tại 3 nhà Giải Vũ, nhà trưng bày, Đền Trùng Hoa.

Đây là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ, thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Nhiều người tới hành lễ tại đền Trần thường xin hoặc mua những tờ ấn với mong muốn được thăng tiến trong sự nghiệp.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News