Phong Thuỷ

Thắp mấy nén hương trên bàn thờ là tốt nhất? Ý nghĩa số lượng cây hương

Thắp bao nhiêu hương trên bàn thờ là tốt nhất? Số lượng nén nhang khác nhau mang ý nghĩa cầu khấn khác nhau, gia chủ cần nắm vững để việc thờ cúng được tiến hành đúng cách.

phong tục việt nam, tâm linh bí ẩn, thắp hương số lẻ, thờ cúng tổ tiên, thắp mấy nén hương trên bàn thờ là tốt nhất? ý nghĩa số lượng cây hương

Theo quan điểm dân gian, việc dâng hương thờ cúng thường được chia thành hai loại, một là cúng bái âm giới (dành cho người đã khuất), hai là cầu khấn Thần Phật (Thần tiên, Bồ tát, Phật tổ…).

Dù là loại nào đi nữa, thông thường khi thắp hương người ta thắp những số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9. Những số lẻ này được coi là số dương, khi thắp lên bày tỏ sự tôn trọng và tấm lòng thành khẩn của con người.

1. Thắp 1 nén hương

Thắp 1 nén hương là cách thường dùng để thờ cúng thần linh trong nhà và được gọi là Bình An hương. Theo đó, nếu muốn cầu người nhà bình an, mọi việc thuận lợi thì gia chủ có thể thắp 1 nén hương mỗi buổi sáng tối trong 1 ngày là đủ.

2. Thắp 3 nén hương

Theo Đạo Phật, cách thắp hương này gọi là Tam Bảo Hương. Tam Bảo chính là Phật, Pháp và Tăng, trong đó Pháp chính là kinh Phật, còn Tăng là người xuất gia.

Theo Đạo giáo, 3 nén hương này gọi là Tam Thanh Hương, trong đó Tam Thanh là Ngọc Thanh: Thiên tôn nguyên thủy; Thượng Thanh: Thiên tôn Linh Bảo và Thái Thanh: Thiên tôn Đạo Đức.

Trong 3 nén hương này, nén ở giữa là hương chủ, gọi là hương Giáo chủ; nén bên trái là hương Thanh Long; còn nén bên tay phải là hương Bạch Hổ. Mục đích của việc thắp 3 nén hương này là linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và xua đuổi mọi tai ương.

3. Thắp 5 nén hương

Những nén hương này gọi là Thiên Địa Ngũ Hành hương, gọi tắt Âm Dương Ngũ Hành hương. Thông thường có 2 cách để cắm 5 nén hương vào bát hương trên bàn thờ.

Cách 1: Sắp xếp theo 5 phương, ở giữa là hương Giáo chủ, trái là hương Thanh Long, phải là hương Bạch Hổ, phía trước là hương Chu Tước, phía sau là hương Huyền Vũ.

Cách 2: Sắp xếp theo hình chữ “Nhất” theo chiều ngang với nén hương thứ nhất là hương Thanh Long, thứ 2 là Bạch Hổ, thứ 3 là Quan Khẩu, thứ 4 là Hộ Pháp và thứ 5 là Báo Mã.

Thông thường cách thắp 5 nén hương này do các thầy pháp tiến hành để dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh.

4. Thắp 7 nén hương

7 nén hương này được gọi là Bắc Đẩu Thất Tinh hương với tên gọi lần lượt là Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành và Dao Quang.

Cách thắp 7 nén hương cùng lúc để mời gọi thần linh, thiên tướng, nếu không đến mức độ bất đắc dĩ thì không nên dùng cách thắp hương này.

5. Thắp 9 nén hương

Những nén hương này được gọi là Cửu cửu liên hoàn hương, được bày theo 3 hàng và 3 cột, trên mời Ngọc Hoàng Đại Đế, dưới mời Thập điện Diêm Vương. Cách thắp hương với 9 nén này là tín hiệu dùng để cầu cứu, trong trường hợp bất đắc dĩ và hầu như không có sự trợ giúp nào của con người thì mới sử dụng, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn.


Vì sao thắp hương cần số lẻ: Nhang lẻ, đồ lễ cũng số lượng lẻ?

Thế nào là “thờ cúng”?

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu nghĩa của hai từ “Thờ cúng”. “Thờ” là dựng lên cái gì đó về mặt hình thức, về tín ngưỡng như lư hương, hình ảnh. “Cúng” là dâng lên những thực phẩm, nước, trái cây, nhang, đèn,… mà cảm nhận được bằng các giác quan, để ngửi, để thưởng thức. Theo tâm linh, thông tường từ “thờ cúng” thường dành cho người đã khuất.

Sẽ xảy ra một số trường hợp, có người chỉ thờ mà không có cúng, có một số người họ cúng nhưng không thờ như chúng ta cúng mâm cơm để cầu bình an. Còn thờ cúng cụ thể như thắp nhang lên bàn thờ Phật, mỗi tháng có ngày rằm, mùng 1 thay nước cúng, trái cây, trưng hoa hay cúng ông bà tổ tiên loại trái cây mà sinh thời họ thích ăn…

Người Việt có xu hướng nhìn lại quá khứ và nuối tiếc dĩ vãng nhiều hơn là hướng đến tương lai như người phương Tây. Vì thế, họ thường lưu giữ những tình cảm, niềm thương tiếc đối với ông bà, cha mẹ quá cố. Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời trên căn bản này và được đa số người Việt xem gần như một tôn giáo, gọi là đạo Thờ cúng Ông Bà.

Việc thờ cúng người đã khuất bắt đầu từ lúc có đám tang, sau đám tang là tuần thất, tiếp đến là đám giỗ. Trong đó đám giỗ là kéo dài nhất, thường là 5 đời đống giỗ: kể từ người đang là thời cúng kéo theo 4 đời sau nữa gọi là “Cao tằng tổ phụ”, phụ là ông nội của người đang cúng. Sau 5 đời tống giỗ trở thành tổ yên và chúng ta chỉ cúng vào dịp tết Nguyên Đán.

Thắp hương thờ cúng với người Việt

Việc thắp hương bắt nguồn từ rất lâu đời và duy trì tới tận ngày nay. Nén hương, đồ lễ dâng lên ban thờ Thần, Phật, gia tiên… chính là nhịp cầu kết nối giữa thế giới hữu hình và vô hình, giữa âm và dương, giữa người sống và người đã khuất.

Bởi thế, vào các ngày rằm, mùng 1 đầu tháng, ngày giỗ, lễ, tết… người dân Việt Nam đều có thói quen thắp hương để tưởng nhớ gia tiên, cầu bình an cho gia đạo.

Đây là một nét đẹp văn hóa, góp phần bảo tồn giá trị và bản sắc dân tộc chứ không hề mang tính mê tín dị đoan.

Việc dâng hương, dâng đồ lễ thờ cúng được chia làm 2 mục đích chính:

– Một là cúng bái âm giới (cõi âm), tức là dành cho người đã khuất

– Hai là cầu khấn Thần Phật (Thần tiên, Bồ tát, Phật tổ…).

Và dù là mục đích gì đi nữa, khi thắp hương hay chuẩn bị các đồ cúng, người ta cũng chọn các số lẻ như 1, 3, 5, 7 hay 9. Tại sao cần thắp hương số lẻ như vậy?

Vì sao thắp hương số lẻ?

Như đã nói phía trên, việc thắp hương, dâng đồ thờ cúng thể hiện sự kết nối tâm linh giữa thế giới vô hình và hữu hình, giữa âm và dương.

Theo quan điểm về mặt phong thủy và tâm linh, những số lẻ như 1, 3, 5, 7 và 9 này được coi là số dương, tượng trưng cho may mắn. Còn số chẵn như 2, 4, 6 và 8 là số âm, tượng trưng cho điềm xui, không may mắn.

Vì thế, ngoại trừ thắp 2 nén hương cho người khuất trong thời gian còn để tang thì hầu như mọi người đều thắp số lẻ cho các việc thờ cúng… khi thắp lên bày tỏ sự tôn trọng và tấm lòng thành khẩn của con người.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News