Phong Thuỷ

Thôi miên là gì? Thôi miên có liên quan tới tâm linh hay không?

Thôi miên là gì? Thôi miên có liên quan tới tâm linh hay không hay nó vẫn chỉ là một chủ đề bí ẩn và thiếu tính khoa học? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

tâm linh bí ẩn, thôi miên là gì, thôi miên là gì? thôi miên có liên quan tới tâm linh hay không?

Thôi miên luôn mang một lớp áo thần bí khiến thuật thôi miên mang tiếng xấu. Người ta tin rằng, thôi miên ám chỉ khả năng điều khiển suy nghĩ của người khác, khiến họ làm mọi việc theo ý của mình. Người bị thôi miên dường như không còn khả năng kiểm soát bản thân, bộ não bị chi phối hoàn toàn bởi người khác.

Khi khoa học phát triển sâu rộng thì người ta cố gắng tìm hiểu bí mật của thuật thôi miên một cách khoa học, có hệ thống nên thuật thôi miên ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.

Thôi miên được các nhà khoa học trên thế giới sử dụng để chỉnh sửa những trục trặc trong đời sống tinh thần cũng như đời sống tâm lý của bệnh nhân, giúp bệnh nhân lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Đôi khi, thôi miên có giá trị thực tiễn như giảm đau và là một phương pháp tiềm năng để kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, rất hiếm người trên thế giới trở thành thầy thôi miên giỏi.

1. Thôi miên là gì?

Từ “thôi miên” bắt nguồn từ chữ “Hypnos” dịch từ nghĩa tiếng Hy Lạp sang tiếng Việt là “ngủ”. Tuy nhiên, trạng thái thôi miên không thật sự liên quan đến giấc ngủ. Thật ra thì thôi miên có thể giống như một trạng thái nằm ở giữa giấc ngủ và thức nhiều hơn.

Thôi miên theo tâm thần học được định nghĩa như một trạng thái tinh thần được đặc trưng bởi trí tưởng tượng, sự tập trung và sự thư giãn được đẩy lên cao độ. Đối tượng được thôi miên – họ không phải là nô lệ của kẻ thôi miên, trái lại, ý chí của họ hoàn toàn độc lập. Và họ thực sự không chìm vào trạng thái mơ màng – thôi miên chính là lúc sự tập trung của họ được đẩy lên cao nhất.

Có những người dễ bị thôi miên hơn người khác và tỉ lệ nữ giới bị thôi miên thường cao hơn nam giới. Theo nghiên cứu của một nhà tâm lí học tại Đại học Stanford (Mỹ) kết luận: 10-15% người lớn rất dễ bị thôi miên, tỉ lệ này là 80-85% với những trẻ dưới 12 tuổi (lứa tuổi mà chu trình xử lí của não chưa hoàn chỉnh). Trong khi đó, khoảng 20% người lớn rất khó bị thôi miên.

Thôi miên thường xuất hiện trong y học hay tâm lý học, nhằm giúp những đối tượng gặp vấn đề về tâm lý sẽ lấy lại được những suy nghĩ tích cực, xóa đi những ám ảnh trong tâm trí, những sợ hãi hay khủng bố về tinh thần hoặc là giúp đối tượng lấy lại được phần ký ức đã mất.

2. Sự thật về thuật thôi miên

Thôi miên có một lịch sử lâu đời, được biết đến từ những năm 1700 trở lại đây. Người đầu tiên phát hiện ra thôi miên là Franz Anton Mesmer, một bác sĩ người Áo sống ở thế kỉ 18 đã sử dụng công năng của thôi miên để chữa bệnh. Điều này đã mang lại cho ông nhiều tai tiếng nhưng sau đó người ta vẫn sử dụng cách thôi miên của ông.

Thuật ngữ thôi miên (hypnosis) được đặt tên bởi bác sĩ người Xcôt-len (Scottish), James Braid, ông đã nghĩ có thể sử dụng thôi miên trong phẫu thuật, và ông đã đúng đến tận ngày nay nó vẫn được sử dụng bởi nhiều bác sĩ, nha sĩ, nhà tâm lý học. Từ khi nó xuất hiện, thôi miên và những người sử dụng nó là đối tượng cho nhiều nghiên cứu, sự chỉ trích, sự tò mò và huyền bí có thật.

Bí ẩn lớn nhất về thuật này có lẽ là làm thế nào để người khác hoàn toàn nghe theo lời của mình. Thực chất người thôi miên tác động lên tâm lý của đối tượng, theo tuvingaynay.com họ sẽ tạo niềm tin bằng cách nói chuyện và sẽ không để lộ ra rằng thực chất họ không thể điều khiển theo bất kỳ ý muốn nào của mình lên đối tượng. Những hành động khi bị thôi miên hoàn toàn đều là tự nguyện.

Nhiều người cho rằng con người sẽ rơi vào trạng thái ngủ khi bị thôi miên, nhưng sự thật không phải vậy. Trong quá trình thôi miên, bạn không những kiểm soát được những hành động của mình mà còn đang rất tỉnh táo. Bởi lúc đó bạn hoàn toàn có thể nghe được toàn bộ những điều nhà thôi miên nói nếu bạn thực sự muốn và cố gắng lắng nghe.

Về bản chất thuật thôi miên làm thay đổi hoặc kiểm soát tinh thần của một người khiến người đó phải làm theo các chỉ thị của người thôi miên. Người ta đã áp dụng thuật thôi miên từ thời cổ xưa để thể hiện quyền lực bí hiểm và phép thần thông.

Thuật thôi miên có thể làm một người cảm thấy như thể mình bị mù, câm hoặc điếc. Nó có thể làm cho người ta run lẩy bẩy hay bị hoảng sợ. Một người bị thôi miên có thể làm những điều mà người đó sẽ không bao giờ làm ở lúc tỉnh và khi người đó tỉnh lại thì không thể nhớ được những gì mình đã làm khi bị thôi miên.

Thôi miên tuyệt đối không lừa được ai. Thôi miên thực chất là dẫn dụ người được thôi miên vào trạng thái thư giãn bằng các ám thị tích cực (lời nói tốt đẹp). Cơ chế của thôi miên bắt buộc phải có sự kết hợp và hợp tác chặt chẽ của nhà thôi miên với người được thôi miên. Không thể có chuyện đưa ai đó vào trạng thái thôi miên nếu người ta không hợp tác.

tâm linh bí ẩn, thôi miên là gì, thôi miên là gì? thôi miên có liên quan tới tâm linh hay không?

3. Thôi miên có liên quan tới tâm linh?

Mệt mỏi trong tâm linh là một vấn đề khó khăn và con người không thể chia sẻ, lâu dành tạo thành áp lực tích tụ. Qua biện pháp thôi miên, tâm trí bạn mở ra được thanh lọc và bạn có thể trò chuyện với nội tâm của mình. Sau khi tỉnh đậy bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng tràn ngập sức sống và tự tin hơn.

Tâm linh phát triển theo suốt cả cuộc đời chúng ta. Từ nhỏ đến lớn chúng ta sống trong môi trường bị thôi miên chẳng hạn như cha mẹ, thầy cô luôn cung cấp cho chúng ta những quan niệm về giá trị, niềm tin, quan niệm đạo đức…. ban đầu, chúng ta nửa tín nửa ngờ, rồi dần dần chúng ta tin họ.

Vậy thôi miên có liên quan tới tâm linh? Câu trả lời là có! Thôi miên tác động trực tiếp vào tâm linh cho nên nó có thể mau chóng giúp người ta đạt được những gì họ muốn. Thôi miên không chỉ để trị liệu hoặc không chỉ thích hợp với những người có vấn đề về tâm lý, sức khỏe.

Thông qua thôi miên, cơ thể được thả lỏng, tâm lý nhờ kỹ thuật đối thoại với tâm linh giải quyết xung đột và mâu thuẫn trong nội tâm kể cả những mặc cảm sâu trong lòng mà ta đã muốn trốn tránh từ bao lâu nay.

Khi thực hiện hướng dẫn tâm lý cho những người khiếm khuyết về sự phát triển tâm linh để mau chóng và dễ dàng giúp họ đi vào thế giới tiềm thức và hướng dẫn họ tự chữa lành tâm linh để xây dựng lại một thế giới nội tâm hài hòa, hoàn thiện, hạnh phúc, nâng cấp mô thức hành vi và tư duy kém hiệu quả trong quá khứ.

Vì thế không lâu sau khi đối diện với một vấn đề có một số người bắt đầu có khuôn mẫu tư duy mới nên phản ứng khi gặp chuyện cũng khác hẳn. Thanh lọc tâm linh là một vấn đề rất được quan tâm ngày nay.

4. Thôi miên tác động vào tiềm thức

Nguyên lý của thôi miên chính là trò chuyện với tiềm thức bằng cách mở cánh cửa ngăn trở giữa ý thức với tiềm thức, đi thẳng vào hộp đen của tiềm thức, dò tìm thông tin và bí mật có giá trị trong tiềm thức, đưa mệnh lệnh mới cho nó, từ đó tạo ra cảm giác, thay đổi tâm trạng, khiến tâm trạng tiêu cực chuyển thành tích cực.

Thôi miên giúp chúng ta dễ dàng đi vào lĩnh vực tiềm thức vốn không thể nào kiểm soát được. Trong cuộc sống thực tế, người ta bị thế giới muôn màu muôn vẻ lôi cuốn, rất ít khi có thể nhìn lại nội tâm, tìm ra căn nguyên của vấn đề nằm ở bên trong.

Rất nhiều lúc, chúng ta quên nguồn gốc của vấn đề, nhưng lại bị lôi vào vòng xoáy của bệnh tật, lúc này, có thể dùng thôi miên gợi lại những ý thức đã quên lãng, thì vấn đề sẽ được xoay chuyển.

Khi thôi miên, mắt nhắm lại, gạt bỏ thế giới bên ngoài, kết nối với nội tại, với sự dẫn dắt của nhà thôi miên, phòng tuyến tâm lý của người được thôi miên sẽ được tháo gỡ xuống.

Tất cả những lời nói mà lúc bình thường e ngại, sẽ dễ dàng được tiết lộ khi bị thôi miên, những tâm trạng bị kìm nén càng dễ dàng giải tỏa, người ta càng dễ dàng lắng nghe tiếng lòng hơn, dẽ dàng đối thoại với bản thân, cũng như một lữ khách đang lưu lạc bên ngoài trở vể quê hương tâm linh, thăm lại chính mình.

Niềm tin, giá trị quan và điều kiện của chúng ta không ngừng thay đổi, khi hằng ngày chúng ta gặp nhiều chuyện. Tiềm thức của mỗi người rất muốn chuyện trò với ý thức, nó không ngừng phát ra tín hiệu, có điều trước đây chúng ta ít chú ý, cũng không biết làm thế nào.

Bề mặt tiềm thức của con người chỉ là phần nổi của tảng băng, phần chìm của nó mới là chìa khóa thật sự, đó chính là tiềm thức. Mà thôi miên, theo như con người được biết, cho đến nay là vũ khí có hiệu quả nhất để khai thác tảng băng chìm đó.

Ngày càng có nhiều chứng cứ khoa học cho thấy, sức mạnh của tiềm thức rất đáng kế, ảnh hưởng rất lớn đến sự lành mạnh trong tâm lý và thể xác, chỉ cần bạn tin rằng mình có thế xuyên qua sức mạnh tiềm năng, cải thiện trạng thái sức khỏe và tâm lý của bản thân, là bạn cổ thể làm được.

5. Thôi miên – hiện tượng mơ hồ và tác dụng thiết thực

Kiểm soát đau

Dưới thôi miên, bệnh nhân đau mãn tính được ám thị rằng, cơn đau giảm hay biến mất. Sự phân ly nhân cách dưới thôi miên như thế là một phương thức “đánh lạc hướng” các trung khu cảm nhận và giải đoán đau trong não, nên có tác dụng giảm đau tốt. Thôi miên rất có ích trong giảm đau khi sinh nở và khi chữa răng.

Cai nghiện thuốc lá

Dù không thành công trong nghiện rượu và ma túy, thi thoảng thôi miên giúp cai nghiện thuốc lá. Người đang dưới thôi miên được ám thị rằng, mùi vị thuốc rất khó chịu.

Cách khác là người nghiện tự thôi miên để từ bỏ thèm muốn hay tự ám thị rằng họ có cách bảo vệ bản thân khỏi sự độc hại của khói thuốc.

Điều trị một số rối loạn tâm lý

Thôi miên thường dùng để tạo thư giãn, giảm lo âu hay sửa chữa các ý nghĩ tự hủy hoại ở một số rối loạn tâm thần.

Điều tra tội phạm

Thôi miên được dùng để nhớ lại các tình tiết vụ án mà nhân chứng đã quên. Tuy nhiên thông tin thu được thường chỉ có ý nghĩa tham khảo chứ không có tính pháp lý.

Cải thiện thành tích thể thao

Thỉnh thoảng giới vận động viên chuyên nghiệp dùng thôi miên để cải thiện thành tích. Chẳng hạn võ sĩ vô địch thế giới Ken Norton thường thôi miên trước lúc thượng đài, còn ngôi sao bóng rổ nhà nghề Mỹ Rod Carew dùng thôi miên để tăng sự tập trung trong thi đấu.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News