Phong Thuỷ

Tướng mũi và những dự báo

1. Mũi là cơ quan thẩm định – thẩm biện quan về tướng mũi cho một ý khái quát là:
Mũi phải đầy đặn, không méo lệch, không ngắn quá, không quá to, quá nhỏ, mũi cao và có thịt, sắc hồng hào. Đó là tướng quý của mũi vì nó thể hiện thông minh, giàu sang.

Mũi mà không đủ đầy như trên, thiếu mặt này mặt kia thì hoặc kém cỏi hoặc nghèo hèn. Các tướng thuật cho rằng mũi còn là trung nhạc (gò trung) sao Thể (thổ tinh) hay Thể súc (thổ giác) và rằng tướng mũi thể hiện khí chất, tính tình và tài lộc.

tướng mũi và những dự báo

2. Tướng mũi – cơ quan thẩm định (thẩm biện quan) phải cần quan tâm đến các phần:
+ Kiểu mũi (dáng hình mũi)
+ Sắc khí (màu da mũi)
+ Biệt tướng mũi (mũi đặc biệt khác thường).
– Kiểu mũi.
+ Mũi dọc dừa (sống mũi khum, cao thẳng, dáng đẹp): Tướng thông minh, tính khoáng đại, đàng hoàng.
+ Mũi cao nhỏ phần sát ấn đường bé nhỏ, tối: Tướng hãm tài khó thành đạt, tính ích kỷ, nhỏ nhen, tán tài sản.
+ Mũi cao thường, khum đều đầu tròn cánh mũi dầy vừa: Tướng giàu có, tính nhân hậu, người hiền lương.
+ Mũi nhọn (cao đầu nhọn bé): Tướng nghèo, tính kiêu ngạo, hách trạc, hăng hái.
+ Mũi nhòm mồm (đầu mũi cong xuống nhìn nhân trung): Tướng kiêu kỳ, tự cao, tự đại, bản tính háu ăn, nghèo.
+ Mũi diều hâu (sông mũi cao cong gồ đầu mũi nhọn): Tướng nhỏ nhen, sâu mưu, quỷ quyệt, nhẫn nhục, nhưng tính bạo tàn, bất nghĩa (khi khổ cùng nhau, lúc sướng bạc tình phũ phàng).
+ Mũi tẹt (sông mũi thấp, đầu mũi bé): Tướng nghèo, trí tuệ kém.

3. Biệt tướng mũi.
Mũi có hình dạng khá đặc biệt như:
+ Mũi như một cái ống tròn, 2 cánh mũi không nổi rõ ràng. Tướng: Trí tuệ khá, nhưng không giàu có.
+ Mũi hếch (như mũi khỉ) trông thấy lỗ mũi thì yểu tướng và cơ hàn (nghèo khổ).
+ Mũi có ba ngấn thì cô độc và phá sản.
+ Mũi có ba chỗ lõm xuống ở sống mũi thì anh em bô” mẹ ly tán, mỗi kẻ một phương.
+ Mũi mà đầu mũi (chuẩn mũi) nổi hẳn cao sáng tươi thì giàu có, vinh hiển.
+ Mũi như củ tỏi để lên mặt (cuông mũi bé thấp tẹt). Nếu hai gò má thấp tức Gò Đông (Đông Nhạc) và Gò Tây (Tây Nhạc) mà cao đầy thì giàu có lắm. Đó gọi là tướng “hai lính gác canh kho của”. Nếu hai gò Đông, Tây thấp thì xấu.
+ Mũi to đùng, đầu mũi to dày quá khổ, quá đáng thì “tiền phú, hậu bần”. Trước có trung niên trở đi nghèo.
+ Đầu mũi mỏng nhỏ, hai cánh khép lại thì không may, khốn đốn; có phen cơ hàn; có lúc mất chức.
+ Mũi mà xương lộ ra hết (mũi xương sẩu) thì là kẻ nhát gan, hèn yếu.
+ Đầu mũi xa xuống thì hoang dâm vô độ (kẻ tham dâm dục).
+ Mũi cao thẳng ngang thiên đình (trán trên) thì oai vang dội khắp nơi, danh nổi như đình (người nổi danh thiên hạ).
+ Mũi trcíng lộ cao quá (lỗ mũi lộ to) hếch lên tướng chết đường, chết chợ.
+ Mũi đầu mũi (chuẩn) thấp tẹt thì tâm tư thường rốì loạn, vất vả, nghèo.
Tóm lại, về hình thể mũi đương nhiên quy nạp lại chỉ hai dạng:
+ Đẹp: Không quá cao mà cao bằng ấn đường, đầu mũi tròn đầy, cánh mũi không dầy quá, sắc tươi sáng thì “phú quý khả cầu” giàu, sang, quan, lộc được dễ dàng, sống thọ.
+ Xấu: Thì thiếu, khuyết, vênh, vẹo, không bình thường thì không nghèo cũng khổ cực; không lao tâm, hung bạo, quỷ quyệt, cũng bất nhân, bất nghĩa; không ngu hèn cũng chết yểu, bỏ xác ở đường chợ. Vì vậy khi xem qua nên xác định ngay mũi đẹp, xấu.

5. Các nhà tướng thuật xưa còn đem mũi của các loài thú và súc vật để đặt tên cho mũi của con người. Một để dễ nhận biết so sánh. Hai có ý tưởng suy tìm thông tin. Ví dụ:
+ To như mũi trâu thì giầu.
+ Hếch như mũi tinh tinh thì nghèo, chết yểu.
+ Thẳng như mũi chó thì thính, tính nhạy cảm.
+ Hai cánh mũi cá ngao: Hèn kém, nghèo.
+ Mũi sư tử thì hách trạc, giàu.
+ Mũi tê giác thì thọ.
+ Mũi vượn thì kém cỏi, tự ti.
+ Mũi hươu nai sang, thông minh.
+ Mũi lợn: Thì nghèo, yểu tướng, trí tuệ kém cỏi, tính bảo thủ.
Người Hoa còn lấy kiểu chữ (tượng hình) để đặt như: Mũi chữ “xuyên” cuộc sông luôn bình yên v.v…

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News