Phong Thuỷ

Văn khấn cúng động thổ làm nhà đúng chuẩn theo Văn khấn cổ truyền

Theo quan niệm, khi xây dựng nhà cửa cần phải chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành cúng làm lễ Động thổ cúng Thần Đất cầu xin những người trong ngôi nhà được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn, tốt lành.

văn khấn cổ truyền, văn khấn cúng động thổ, văn khấn cúng động thổ làm nhà đúng chuẩn theo văn khấn cổ truyền

Xây dựng nhà là một trong những việc quan trọng nhất của đời người. Chính vì thế theo phong tục, muốn gia đình vui vẻ, hạnh phúc thì khi khởi công làm nhà, chủ nhà phải tiến hành một nghi thức gọi là lễ động Thổ.

Một số người xem nhẹ việc này, song thông thường, lễ động thổ luôn làm người ta an tâm hơn trước khi đặt những viên gạch móng đầu tiên để xây nhà mới. Để tiến hành thủ tục động thổ một cách tốt nhất, bạn hãy chuẩn bị thật chu đáo các bước sau đây:

1. Khi muốn động thổ xây nhà bạn nên tham khảo ý kiến của những người cao tuổi và uy tín trong dòng họ, làng, hoặc mời các thầy phong thuỷ đến xem cho bạn.

2. Xem tuổi gia chủ, người đứng đầu gánh vác mọi chuyện lớn nhỏ trong gia đình. Việc chủ nhà được tuổi xây dựng có thể giúp cho quá trình xây dựng được thuận lợi, tốt đẹp, ngôi nhà đưa vào sử dụng bền vững.

3. Ba yếu tố Kim lâu, Hoàng ốc và Tam tai sẽ tính toán tuổi của chủ nhà.

4. Nếu tuổi của chủ nhà không phù hợp để xây dựng vào năm hiện tại, nhưng nhu cầu ở là cấp thiết, thì có thể tiến hành thủ tục mượn tuổi. Ngoài ra, thời điểm khởi công còn phụ thuộc nhiều vào thời gian, ngày giờ có tốt hay không. Nếu chọn được ngày, giờ đẹp thì việc ảnh hưởng có thể giảm đi nhiều. Chủ nhà cũng có thể nhờ một người nào đó trong gia đình hay bạn bè (có tuổi không phạm vào kỵ năm này thay mặt trong lúc quan trọng như đổ móng, đổ trần…). Tốt nhất là nên mời một thầy phong thủy, những người có hiểu biết về xem xét và tiến hành làm lễ giải hạn.

Các bạn cũng nên hết sức lưu ý về việc mượn tuổi, bạn phải hỏi kĩ xem người ấy có đang cho ai mượn tuổi hay không? Trong cùng một thời điểm một người không được cho hai người mượn tuổi vì đây là điều cấm kị, người xưa quan niệm việc này sẽ dẫn đến tai hoạ cho người đó.

5. Cúng tam sinh, nhưng thủ tục ngày nay đơn giản hơn bao gồm: Con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã…

6. Trình với Thổ thần xin được động thổ, sau đó bắt đầu cho nhân công tiến hành xây dựng, chủ nhà là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên.

Ý nghĩa việc cúng Động Thổ

Theo ông bà ta xưa làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. …) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục…..) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó.

Sắm lễ cúng Động Thổ

Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã…

Sau khi làm lễ gia chủ (hoặc người được mượn tuổi nếu có) là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào.

Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

Văn khấn cúng Động Thổ đúng chuẩn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:……………. Ngụ tại:……………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng:

Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc).

Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kiêng chạm đến đất khi làm lễ động thổ

Tục truyền, lễ động thổ xuất hiện vào năm 113 trước CN. Vua Hán Vũ Đế (Trung Hoa) thấy triều đình làm lễ tế trời mà không tế đất, bèn bàn với quần thần làm lễ Hậu Thổ, tức là lễ tế thần đất, còn gọi là xã tế.

Để làm lễ động thổ người ta đào một cái ao ở giữa, có một nền đất tròn, trên nền có năm bệ, trên mỗi bệ đều có cỗ Tam Sinh (ba con vật bò, dê, lợn) các chủ tế vận lễ phục màu vàng. Đến năm 32 trước CN, Hán Thành Đế bãi bỏ lễ này, về sau lễ này lại được phục hồi.

Khi được du nhập vào nước ta, lễ động thổ, hay tế xã thuộc phạm vi triều đình phong kiến được nhập vào với lễ tế trời và được gọi là lễ tế xã tắc (lễ tế trời đất hay lễ tế giao hoặc nam giao).

Lễ động thổ không nhất định làm vào ngày nào, nhưng thường là sau ba ngày Tết Nguyên đán. Người xưa quan niệm, nếu chưa làm lễ động thổ, chủ đất không được cuốc xới đất vườn, đất ruộng, thậm chí trong ngày Tết có người chết cũng phải đợi đến lúc sau khi động thổ mới được chôn cất. Sở dĩ có điều kiêng kỵ này vì có quan niệm thần đất là vị thần cai quản đất đai. Nếu chưa xin phép mà đã chạm tới đất sẽ bị mang họa.

Khi làm lễ động thổ, chủ tế trong lễ phục cầm cuốc bổ mấy nhát xuống đất, rồi lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, tường trình với thổ thần xin cho được động thổ, sau đó mới làm những việc khác.

Theo Tử vi ngày nay!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News