Phong Thuỷ

Văn khấn ngày rằm và mồng 1 cúng thổ công, các vị thần và gia tiên

Ngày rằm và mùng một hàng tháng theo phong tục truyền thống, mỗi nhà đều phải cúng lên thổ công, các vị thần và gia tiên để được phù hộ cho cuộc sống bình an, may mắn.

văn khấn gia tiên, văn khấn mồng một, văn khấn ngày rằm, văn khấn thổ công, văn khấn ngày rằm và mồng 1 cúng thổ công, các vị thần và gia tiên

Theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một (ngày Sóc) và ngày Rằm (ngày Vọng) hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên.

1. Ý nghĩa văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Theo phong tục của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc.

Ngày Rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người xưa cho rằng, ngày này mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch, đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.

Nhờ sự thông suốt của mặt trăng mặt trời, nên thần thánh và Tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con cháu. Lòng thành cầu nguyện, sẽ đạt tới sự cảm ứng giữa quỷ thần và con người trong tiểu vũ trụ “thiên địa nhân” nên luôn được an lành.

Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường”, là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.

2. Lễ vật, đồ cúng ngày rằm và mồng 1 gồm những gì

Lễ vật, đồ cúng ngày rằm và mồng 1 gồm:

* Cúng lễ chay:

+ Hương

+ Hoa

+ Trầu cau

+ Rượu trắng

+ Nước trắng

+ Quả, bánh kẹo: Tùy lễ vật, có thể là chuối, táo, dưa hấu, hộp bánh.

+ Vàng mã

* Cúng lễ mặn:

+ Hương

+ Hoa

+ Trầu cau

+ Rượu trắng

+ Nước trắng

+ Thịt luộc: Thịt gà, thịt lợn, …

+ Các món mặn khác.

+ Vàng mã

3. Văn khấn Thổ công và các vị thần mùng 1 và ngày rằm hàng tháng chuẩn văn khấn cổ truyền

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Thần quân

– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

4. Văn khấn Gia Tiên mùng 1 và ngày rằm hàng tháng chuẩn văn khấn cổ truyền

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..

Tín chủ con là ………………………………………….. ….

Ngụ tại ………………………………………….. ……. cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Sau đó chờ hết hương, khi nào hạ quả thì hạ nước, hạ hoa, nước thì uống đi, hoa thì không để héo trên bàn thờ. Khi bỏ hoa phải cho vào túi ni lông sạch riêng biệt rồi bỏ vào thùng rác. Nước muốn uống thì phải đổ sang cốc khác mới được uống. Không uống trực tiếp cốc để trên ban. Sai sẽ không có lộc.

5. Những điều kiêng kỵ vào ngày rằm, mùng 1 đầu tháng:

Kiêng vay mượn tiền, xuất tiền của

Vào ngày đầu tháng, mọi người thường kiêng xuất tiền của vì sợ bị “dông” cả tháng. Tương tự như vậy, dân gian kiêng đi vay mượn, đi trả nợ.

Kiêng một số món ăn

Theo quan niệm dân gian, nếu ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt, mực, xôi trắng, trứng vịt vào ngày đầu tháng (từ mồng 1 – mồng 10) thì sẽ bị hãm tài, xúi quẩy, bệnh tật lâu khỏi, mất của, không may…

Kiêng không được cắt tóc

Trong thực tế, một số người vẫn ngại cắt tóc vào sáng ngày mùng 1 âm lịch đầu tháng vì họ sợ nếu cắt tóc thì tài lộc sẽ tiêu hao suốt cả tháng đó. Theo quan điểm tâm linh của người Việt, tóc là bộ phận của con người, không muốn cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong ngày đầu tháng, bởi cắt là mất, nó có thể cho ta gặp những chuyện không suôn sẻ hoặc hay ốm đau.

Kiêng đi thăm phụ nữ đẻ

Đầu tháng mà đi thăm gái đẻ là rông “Sinh dữ tử lành”, các cụ vẫn kiêng thế.

Đối với người làm ăn lớn, buôn bán: Mọi người cho rằng họ đi thăm bà đẻ thì vận may trong công việc làm ăn của họ sẽ nhanh chóng đến nên thường họ chờ cho đứa bé đầy tháng mới đến thăm.

Đối với người bình thường: Cũng cho rằng đi thăm bà đẻ khi họ sinh con được đầy tháng thì mới ko bị Xui.

Đối với những người có bầu: Các cụ cho rằng, nếu bà bầu đi thăm bà đẻ thì con sẽ ganh nhau (em bé của bà đẻ và em bé trong bụng của bà bầu), rồi đến lúc bà bầu đẻ con ra nó sẽ bị Đẹn.

Đối với các tài xế lái xe: Rất kiêng kỵ đi thăm gái đẻ, bởi họ quan niệm sẽ gặp nhiều vận hạn, xui rủi, làm ăn thất bát, …

Thực ra, dân gian kiêng đi thăm gái đẻ trong vòng một tháng đầu không hoàn toàn là do mê tín. Trong vòng tháng đầu, cả mẹ lẫn bé đều đang rất bấy bớt, mệt mỏi, cần ngủ nhiều, cần được yên tĩnh và sạch sẽ. Nếu người đến thăm nhiều, ồn ã, bụi bậm sẽ nhiễm vào mẹ và bé, ngay cả nếu như khách bị cảm cúm, bệnh tật, sẽ càng nguy hiểm hơn.

Kiêng quan hệ nam nữ

Trong mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn. Hiện nay, quan niệm này tuy đã không còn nặng nề như trước nhưng trên thực tế, không ít cặp vợ chồng vẫn kiêng khem và đại kỵ chuyện ấy trong những thời khắc nhạy cảm.

Không làm đổ vỡ đồ dùng

Ông bà ta quan niệm đầu tháng mà đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương là điều không tốt. Từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong ngày đầu tháng không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

Kiêng câu cá ngày trăng tròn

Theo quan niệm tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi. Chính vì điều này, vào ngày rằm người ta thường không đi câu cá.

TH!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News