Phong Thuỷ

Vì sao đời cha ăn mặn đời con khát nước? Làm thế nào để chấm dứt?

Chúng ta không thể chọn nơi mình sinh ra vì thế nếu hiểu được cách chấm dứt đời cha ăn mặn đời con khát nước thì bạn sẽ có thể chọn cho mình cuộc sống hạnh phúc về sau.

bài học cuộc sống, lời phật dạy, luật nhân quả, vì sao đời cha ăn mặn đời con khát nước? làm thế nào để chấm dứt?

Vì sao đời cha ăn mặn đời con khát nước?

Chúng ta thường có câu: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước để nói về sức ảnh hưởng không tốt từ đời cha, ông đã ảnh hưởng tới đời con cháu như thế nào.

Thực tế, không chỉ có người dân châu Á mà ngay cả phương Tây họ cũng có niềm tin tương tự, đó là lý do họ rất quan tâm tới dòng dõi, gia tộc của một người, vì thế ta đã nghe qua không ít câu chuyện nhiều người muốn bước vào giới thượng lưu đã phải tự nói dối về nguồn gốc của mình.

Thảm kịch về ví dụ cụ thể cho việc “đời cha ăn mặn đời con khá nước” đó là gia đình Đại văn hào người Mỹ, Ernest Hemingway. Từ đời cha ông xa xưa tới các con cháu của họ đều mắc căn bệnh trầm cảm (depression), bệnh nghiện ngập rượu chè (alcoholic), bệnh tự vẫn (suicidal).

Bố Ernest Hemingway tự tử năm 1928, sao đó chính ông ta đã tự tử năm 1961, và 5 tháng sau đến em gái ông cũng vậy, 16 năm sau em trai ông cũng tự tử, rồi năm 1996 cháu gái ông cũng theo gót chân của những người đi trước.

Nhưng theo Nhân Quả thì việc ai làm người nấy chịu, sao lại ảnh hưởng được cả tới đời con cháu?

Chúng ta có biệt nghiệp và cả cộng nghiệp, nghiệp chung để chúng ta sinh ra trong một nhà, một đất nước, một châu lục và chịu sự ảnh hưởng tương đồng là cộng nghiệp.

Thực ra, việc đời cha ăn mặn đời con khát nước hay phúc đức tại mẫu không hề đi ngược với quy luật Nhân Quả, những nghiệp lực giúp hình thành nên con người hiện tại của chúng ta là do nghiệp chiêu cảm. Ta sinh ra trong nhà nào, làm con của ai là do cộng nghiệp mà ra, điều này có nghĩa là chúng ta có cùng hoàn cảnh sống với ai là do nghiệp của chúng ta tương đồng mà thôi.

Như vậy, sự hình thành của cộng nghiệp là do nghiệp chiêu cảm, đưa đẩy con người trở nên là người thân, bạn bè, kết bạn với nhau. Còn biệt nghiệp khiến chúng ta có dáng mạo, tánh tình, năng khiếu và trí tuệ khác nhau.

Như Đức Đạt Lai Lạt ma đã giải thích về cộng nghiệp trong một lần được phỏng vấn: “Cộng nghiệp của thế giới này không chỉ là nghiệp của loài người, mà là của vạn loại chúng sinh, chẳng hạn như côn trùng và mọi sinh vật khác trên thế giới.

Nếu có bốn người đặt tay lên cái bàn này, thì cái bàn trở thành một vật được dùng chung bởi bốn người. Như vậy, hành vi này khiến họ tạo ra một nghiệp chung, và trong tương lai họ sẽ cùng nhận lấy kết quả của việc ấy. Còn với những sự việc mà người ta sử dụng một cách riêng rẽ, chúng được dựa trên – cũng như tạo ra – biệt nghiệp của từng cá nhân.”

Vì thế, cộng nghiệp thường là kết quả nghiệp từ quá khứ nên ta được sinh ra trong nhà này, sống trong môi trường này, gặp những khó khăn tương tự cùng người khác… thì bản chất cũng là do biệt nghiệp mà chúng ta tạo ra có tính tương đồng với người xung quanh mình mà thôi.

Cách chấm dứt đời cha ăn mặn đời con khát nước

Thừa hưởng cái hay của thế hệ đi trước, đồng thời cũng phải gánh chịu những hậu quả xấu của thế hệ đó để lại là một điều tự nhiên. Chúng ta không thể trốn tránh mà thay vào đó là thái độ thấu hiểu: Rằng ta đang trả nghiệp trong quá khứ của mình.

Tưởng rằng việc đời cha ăn mặn, đời con khát nước là chúng ta cứ phải chịu những tác động do nghiệp tạo ra nhưng bên cạnh đó, chính ta có quyền thay đổi tương lai của mình ngay sau đó chứ không hoàn toàn là cứ chịu đựng mãi.

Hầu hết, đối với những nghiệp lực dù xấu tới đâu nhưng khi ta hướng tới điều thiện thì tất cả các nghiệp đều được chuyển hóa cho dù nghiệp lực đó có phát xuất từ góc độ nào hay đã xảy ra bao lâu đi chăng nữa.

Khi hiểu ra rằng ta đang chịu nghiệp thì ta phải tìm cách giải nghiệp phù hợp chứ không phải đi xin thần linh hay tổ chức làm lễ là xong, chính chúng ta phải thay đổi bằng việc làm điều thiện, hướng tâm vào những điều tốt lành, việc này sẽ giúp cho không chỉ ta mà cả thế hệ sau tránh được hậu quả của tổ tông truyền lại.

Ví dụ như có gia đình mẹ bị ung thư và các cô con gái cũng bị bệnh, thế nhưng trong số đó có một cô con gái không chấp nhận hoàn cảnh này như người khác và cô quyết tâm ăn kiêng chữa bệnh, thể dục thường xuyên, và thiền tập hằng ngày. Nhờ đó cô khỏi bệnh, không những thế hai đứa con gái của cô, cũng không có triệu chứng bị ung thư ngực nữa.

Có thể thấy, việc cộng nghiệp đôi khi đưa đẩy mình đến cái kết quả tiêu cực như người thân của mình đã làm trước đây nhưng ta vẫn có quyền lựa chọn là tiếp tục hoặc thay đổi. Nếu muốn thay đổi hãy chấp nhận rằng việc này không dễ và thậm chí phải chịu đau đớn, nhưng nếu quyết tâm tới cùng thì nhất định bạn có thể chấm dứt được tình trạng đời cha ăn mặn đời con khát nước.

Vì thế, muốn chấm dứt đời cha ăn mặn đời con khát nước chỉ có cách chính mình phải tu tập chuyển hóa bản thân để cộng nghiệp gia đình sẽ chấm dứt trong đời mình và không còn tiếp tục cho đến đời sau.

Góc nhìn Phật giáo lý giải vì sao “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”

Đời cha ăn mặn đời con khát nước, theo luật nhân quả thì ai làm người nấy chịu: cha làm tội, con không thể thay thế được; con làm tội, cha không thể thay thế được. Vậy tại sao thấy có những việc: cha làm con phải chịu liên can, con làm cha phải chịu ảnh hưởng? Đó là vì: Nhân quả nghiệp báo có hai thứ: Biệt nghiệp và Cộng nghiệp.

Bật nghiệp Là nghiệp báo riêng của mỗi chúng sinh, như mình học nhiều thì mình biết nhiều, mình ăn thì mình no, mình siêng năng thì mình dễ thành công, mình lười thì mình thất bại.

Cộng nghiệp Là nghiệp chung cho nhiều chúng sinh; cùng sống trong một hoàn cảnh. Đã sinh chung một gia đình, một xứ sở hay một dân tộc, thì cái nghiệp quả phải có liên quan với nhau. Đó là vì: ” Thông thường Thiêng Liêng hay sắp xếp cho những LINH HỒN cùng tầng bậc, cùng số vốn đức ở với nhau, giống như con người hễ giàu có tiền đức thì ở cùng tầng lớp giàu mà những người nghèo đức thì cũng phải ở cùng với những người nghèo đức”.

Phật đã từng dạy rằng:

“Điều mẹ cha bà con,

Không có thể làm được

Tâm hướng chánh làm được

Làm được tốt đẹp hơn.” – Kinh Pháp Cú, Phẩm Tâm (HT Minh Châu dịch).

Nói chung, khi tâm ta ‘hướng chánh’ thì tất cả các nghiệp đều được chuyển hóa cho dù nghiệp lực đó có phát xuất từ góc độ nào hay đã xảy ra bao lâu. Thừa hưởng cái hay của thế hệ đi trước, đồng thời cũng phải gánh chịu những hậu quả xấu của thế hệ đó để lại, là một điều tự nhiên.

Đức Phật không khuyên chúng ta né tránh cái quả. Khi những nghiệp quả xấu của thế hệ trước truyền thừa đến chúng ta, nếu chúng ta vẫn tiếp tục nhận chịu mà không làm gì cả để chuyển hóa thì thế hệ con cháu mình sẽ phải tiếp tục thừa hưởng!

Rõ ràng, nếu chúng ta muốn dứt tuyệt những hệ quả xấu của đời trước để lại, thì mình phải biết hướng tâm đến những cái chân chánh, thiện lành. Chính hành động này sẽ giúp cho thế hệ sau tránh được hậu quả của tổ tông truyền lại. Như câu chuyện về người mẹ bị ung thư ngực qua đời; và do di truyền nên ba cô con gái của bà cũng bị ung thư ngực.

Tuy nhiên, đứa con gái giữa dứt khoát không chấp nhận định mệnh đã được an bài cho cô ta. Thế là cô ta chăm chỉ học ăn kiêng, thể dục thường xuyên, và thiền tập hằng ngày. Cuối cùng, chứng ung thư ngực của cô hoàn toàn biến mất; và hơn thế nữa, hai đứa con gái của cô, giờ đã trưởng thành, cũng không có triệu chứng bị ung thư ngực như cô khi trước!

Như Phật dạy, chúng ta có biệt nghiệp và cộng nghiệp riêng của mình, nhưng nếu không biết hướng tâm đến chánh đạo, mình sẽ chọn theo cái cộng nghiệp sẽ đưa đẩy mình đến cái kết quả tiêu cực như cha ông mình đã làm. Như trường hợp người hay nhậu nhẹt thích làm bạn với người thích rượu chè; ngược lại, người muốn tìm hạnh phúc sẽ thích thân gần với người có hạnh phúc.

Cũng vậy, những kẻ tiêu cực, chán đời thường thích gần gũi với người thích phê phán, chỉ trích người khác! Muốn chấm dứt cái hậu quả ‘cha ăn mặn, con khát nước’ truyền xuống từ trong gia đình, chính mình phải tu tập chuyển hóa bản thân để cộng nghiệp gia đình sẽ chấm dứt trong đời mình và không còn tiếp tục cho đến đời sau.

Góc nhìn tâm lý con người

“Đời cha ăn mặn thì đời con khát nước”, tức là nếu cha ăn mặn, cha làm những việc thiếu phước tổn đức thì bản thân người cha đó là phải khát nước trước đã. Tiếp theo nữa là cuộc đời những người con phải cùng chịu cảnh thiếu thốn khát khao như cha vậy.

Chỉ vì một lẽ đơn giản là nếu người cha ăn mặn tức sống không thiện lành thì sẽ dẫn đến nghèo khó, mà nghèo khó thì lấy đâu ra nhiều tiền của để nuôi dưỡng cho con ăn uống dư dã đầy đủ được, nên phải bị đói khát là chuyện thường tình.

Góc nhìn từ giáo dục

Về mặt giáo dục, cha mẹ là một tấm gương để con của họ xác định những giá trị đúng đắn về đạo đức cho bản thân. Làm gương là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của những người làm cha làm mẹ.

Đây là một việc rất khó khăn vì đạo đức không phải là thứ mà các bậc phụ huynh có thể dạy cho con mình từ sách giáo khoa. Những kinh nghiệm và những lời khuyên của cha mẹ trước hành vi, ứng xử… của con mới sẽ tạo ra giá trị đạo đức, cốt cách ở con ngay từ khi còn bé. Vì thế mới nói “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”.

Có thể thấy sự ảnh hưởng của cha mẹ tới con cái qua các sự kiện sau:

1. Khi cha mẹ nói dối

Một trong những giá trị đạo đức quan trọng nhất của cha mẹ ảnh hưởng tới con của mình là nói dối. Nói ra sự thật có thể khó khăn hơn một chút, nó có thể khiến người khác buồn nhưng chỉ trong chốc lát. Hậu quả: Nếu không được giáo dục ngay từ bé, ban đầu con của họ có thể chỉ học cách nói những lời nói dối vô hại, nhưng về sau thói quen nói dối sẽ trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn nhằm che đậy lỗi của mình.

2. Khi cha mẹ không biết xin lỗi khi sai

Tạ lỗi trước người khác không chỉ là một giá trị đạo đức mà đó còn là nghi thức cơ bản. Khi cha mẹ không dạy con điều này, con của họ sẽ không có thói quen và phản xạ tự nhiên mỗi khi làm điều gì đó không đúng. Hậu quả: Con của họ không biết khiêm nhường.

3. Khi cha mẹ không phải là người hữu ích và hào phóng

Việc dạy con trở thành một người có ích và hào phóng sẽ tốt cho cuộc sống và hình thành nhân cách cũng như suy nghĩ đúng đắn cho con của họ đối với vai trò của mình.

Bởi vậy, để con trở thành một người hữu ích và hào phóng với mọi người thì bản thân bố mẹ phải là người trao cho con của họ những giá trị đó ngay từ khi còn nhỏ. Hậu quả của việc cha mẹ không phải là người hào phóng và hữu ích là: Con con của họ sẽ đơn độc trong đời.

4. Khi cha mẹ không thận trọng suy xét

Thận trọng xem xét trước khi đưa ra quyết định nào đó là việc quan trọng mà mỗi bậc cha mẹ cần phải dạy con qua lời và hành động. Cha mẹ không chỉ cho chúng những kinh nghiệm cuộc sống thì con của họ không biết cách cách đưa ra quyết định, phải lựa chọn giữa những gì được xem là đúng – sai về mặt xã hội.

Hậu quả: Con của họ sẽ không có thói quen đánh giá vấn đề chính xác và đúng đắn nhất, và sẽ phải hối hận vì xử lý hấp tấp, vội vàng.

5. Khi cha mẹ làm tổn thương người khác

Đây là một trong những giá trị đạo đức vô cùng quan trọng mà cha mẹ phải dạy cho con của mình. Cho dù là hành động vô ý thì việc khiến ai đó bị tổn thương về mặt thể chất hoặc tinh thần có thể dẫn đến những sự việc đáng tiếc.

Vì thế, hãy giải thích cho con hiểu việc làm người khác đau buồn không có gì là tốt đẹp. Hậu quả khi không được dạy bảo điều này là: Khi con của họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẽ không có người đồng cảm, chia sẻ. Khi con của họ không có lòng trắc ẩn với nỗi đau của người khác sẽ không biết tôn trọng cuộc sống của chính mình và của người khác và sẽ có những hành động sai lầm, ích kỉ, nông nổi.

TH!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News