12 con giáp

Vợ chồng mệnh Kim và mệnh Mộc có hợp với nhau không?

Trong việc cưới xin chúng ta thường xem có hợp tuổi, hợp mệnh hay không để kết hôn. Vậy vợ chồng mệnh Kim và Mộc có hợp nhau trong tình yêu hôn nhân hay không?

mệnh kim hợp mệnh gì, mệnh kim là gì, mệnh kim sinh năm nào, mệnh mộc là gì, ngũ hành bản mệnh, vợ chồng mệnh kim và mệnh mộc có hợp với nhau không?

1. Ý nghĩa của việc hợp mệnh khi kết hôn

Việc cưới hỏi là việc rất quan trọng và theo truyền thống của người châu Á, chúng ta thường xuyên xem xét việc hợp tuổi hay không để kết hôn. Việc xem tuổi nam nữ có hợp nhau hay khắc nhau là dựa trên quan điểm ngũ hành: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc. Thông thường mọi người thích ngũ hành tương sinh, tương hợp.

Người ta cho là có như thế thì mọi sự mới hanh thông, thuận lợi, phát triển, vợ chồng bạn chắc chắn sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Gia đình con cái hòa hợp, công danh tiền tài tốt, sức khỏe dồi dào.

Và ngược lại những điều trên nếu mệnh hai vợ chồng tương xung nhau. Cho nên để tránh điều xấu xảy ra cần tìm cách hóa giải để cải thiện lá số tử vi này.

Chúng ta thường xem tuổi vợ chồng xét đến chủ yếu dựa vào Âm dương, ngũ hành sinh khắc, cung phi bát trạch, nói nôm na là chỉ xem tuổi của hai người dựa vào năm sinh… Nhưng phong thủy hiện đại có xét thêm nhiều yếu tố khác nữa, dựa vào cả ngày sinh, giờ sinh, tháng sinh và năm sinh của cả hai vợ chồng.

Bên cạnh đó, có những quan điểm khác về xem tuổi xung khắc hay ngày giờ tốt để dựng vợ gả chồng, họ cho rằng những thứ đó đều không quá quan trọng. Quan trọng là tâm con người. Những thói quen này đa phần là do tập tục để lại. Mọi người thực hiện vì thói quen, truyền thống, do sợ hãi (nếu không làm theo thì áy náy, sợ bị rủi ro, thất bại).

Do đó, khi thực hiện các công việc quan trọng như tang gia, cưới hỏi thì nên chiều theo ý kiến của mọi người cho vui vẻ đó là tôn trọng tập tục và giữ sự hòa hợp với mọi người.

Ngoài ra, khi kết hôn, không phải xem tuổi có hợp nhau hay không mà quan trọng là xem cả hai đã sẵn sàng cho việc lập gia đình và có đủ khả năng bao dung, chấp nhận điểm yếu, lỗi lầm của nhau hay chưa.

2. Người mệnh Kim sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Kim bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1932, 1992 Nhâm Thân Kiếm Phong Kim
1955, 2015 Ất Mùi Sa Trung Kim
1984, 1924 Giáp Tý Hải Trung Kim
1933, 1993 Quý Dậu Kiếm Phong Kim
1962, 2022 Nhâm Dần Kim Bạch Kim
1985, 1925 Ất Sửu Hải Trung Kim
1940, 2000 Canh Thìn Bạch Lạp Kim
1963, 2023 Quý Mão Kim Bạch Kim
1941, 2001 Tân Tỵ Bạch Lạp Kim
1970, 2030 Canh Tuất Thoa Xuyến Kim
1954, 2014 Giáp Ngọ Sa Trung Kim
1971, 2031 Tân Hợi Thoa Xuyến Kim

3. Người mệnh Mộc sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Mộc bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1928, 1988 Mậu Thìn Đại Lâm Mộc
1929, 1989 Kỷ Tỵ Đại Lâm Mộc
1942, 2002 Nhâm Ngọ Dương Liễu Mộc
1943, 2003 Quý Mùi Dương Liễu Mộc
1950, 2010 Canh Dần Tùng Bách Mộc
1951, 2011 Tân Mão Tùng Bách Mộc
1958, 2018 Mậu Tuất Bình Địa Mộc
1959, 2019 Kỷ Hợi Bình Địa Mộc
1972, 2032 Nhâm Tý Tang Đố Mộc
1973, 2033 Quý Sửu Tang Đố Mộc
1980, 2040 Canh Thân Thạch Lựu Mộc
1981, 2041 Tân Dậu Thạch Lựu Mộc

4. Ngũ hành tương sinh tương khắc

a. Theo ngũ hành tương sinh, chúng ta có:

– Thổ sinh Kim: Đất đá là nơi bao bọc, bảo vệ cho Kim.

– Kim sinh Thủy: Kim ở đây khi gặp nhiệt độ cao, hơi nóng sẽ nóng chảy thành kim loại lỏng, chính là Thủy.

– Thủy sinh Mộc: Mộc nhờ nước của Thủy để sinh trưởng và phát triển.

– Mộc sinh Hỏa: Mộc lụi tàn sẽ hình thành Hỏa.

– Hỏa sinh Thổ: Hỏa lụi tàn sẽ hóa thành tàn tro, chính là Thổ.

b. Theo ngũ hành tương khắc, chúng ta có:

Hỏa khắc Kim: Hỏa làm Kim bị biến đổi và tan chảy.

Kim khắc Mộc: Kim loại làm tổn hại đến cây cối.

Mộc khắc Thổ: Cây cối phát triển lấy đi dinh dưỡng của đất.

Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước hoặc thấm hút hết nước thành chất dinh dưỡng của đất.

Thủy khắc Hỏa: Nước làm lụi tàn ngọn lửa của hỏa.

Như vậy theo quan hệ tương sinh tương khắc trên, bạn đã có câu trả lời mệnh Kim và mệnh Mộc tương khắc nhau.

5. Vợ chồng mệnh Kim và mệnh Mộc có hợp nhau trong hôn nhân không?

Mệnh Kim gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Hải Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Bạch Lạp Kim, Sa Trung Kim, Kim Bạch Kim và Thoa Xuyến Kim.

Mệnh Mộc gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Đại Lâm Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, Tùng Bách Mộc và Dương Liễu Mộc.

Vậy hai vợ chồng mệnh Kim và mệnh Mộc có hợp với nhau trong đời sống hôn nhân hay không theo từng ngũ hành nạp âm?

a. Mệnh Kiếm Phong Kim với mệnh Mộc:

Kiếm Phong Kim và Đại Lâm Mộc: Kim khắc Mộc, Mộc tất chiết, xét về góc độ giá trị thì gốc lớn giữa rừng rất tốt, gặp Kim sẽ thành đồ đạc dụng cụ trong sinh hoạt. Trong thực tế, Nhâm Thân nhị hợp Kỷ Tị, tam hợp Mậu Thìn, Quý Dậu nhị hợp Mậu Thìn tam hợp Kỷ Tị. Nên hai nạp âm này gặp gỡ tất cát lợi.

Kiếm Phong Kim và Dương Liễu Mộc: Dương Liễu Mộc thua thiệt, vì lực khắc của Kiếm Phong Kim rất mạnh, thêm nữa cây dương liễu vốn là gỗ mềm.

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Tùng Bách Mộc: Về lý có sự tương khắc mạnh vì Kiếm Phong Kim phạt mộc với một uy lực rất mạnh, trong thực tế thì người thợ sử dụng dao cưa để gia công, chế tạo gỗ thành đồ đạc. Tùng Bách Mộc là dạng gỗ tốt, nhờ sự chế hóa này trở thành vật dụng hữu ích, tuy chắc chắn là thiệt tính mạng, nhưng đứng dưới góc độ nhân sinh thì hai nạp âm này kết hợp với nhau sẽ cát lợi.

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Bình Địa Mộc: Bình Địa Mộc tất bị khắc hại mạnh, bản thân là cây mềm, gặp kim khí bén thì tiêu vong. Thực tế, người Bình Địa Mộc ôn hòa, điềm tĩnh, đứng trước khí lạnh, cương cường, sát phạt của Kiếm Phong Kim tất không cảm thấy an toàn, giống như Ngô vương Phù Sai thấy sợ hãi trước dung mạo anh hùng của Ngũ Tử Tư, sợ rồi đâm ghét và loại trừ ông. Nên hai mệnh này không nên gặp gỡ.

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Tang Đố Mộc: Hình khắc mạnh mẽ, gỗ cây dâu tất lìa đời. Nên hai nạp âm này gặp nhau không tốt.

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Thạch Lựu Mộc: Hình khắc mạnh. Cây cối tất đứt lìa.

b. Mệnh Hải Trung Kim với mệnh Mộc:

Hải Trung Kim và Đại Lâm Mộc: Một vật là kim loại trong biển, một là cây lớn giữa rừng. Hai bên có ít sự liên hệ với nhau, thực tế rất hiếm khi gặp nhau, nên khó đánh giá mối quan hệ này. Về lý luận, thì Kim và Mộc hình khắc, đấy là thuộc tính cố hữu của hai hành, có thể thấy rằng hai nạp âm này hình khắc nhẹ.

Hải Trung Kim và Dương Liễu Mộc: Nước biển mặn chát, lại kèm kim loại nên cây không thể sinh trưởng, bản thân Hải Trung Kim mềm yếu, không thể khắc Mộc. Nên hai nạp âm này gặp gỡ đều bị tổn hại.

Hải Trung Kim và Tùng Bách Mộc: Kim loại, vàng bạc trong biển vốn dĩ không có qua lại liên hệ gì với cây tùng, cây bách trên núi nên về lý có sự hình khắc nhưng thực tiễn giữa hai loại vật chất này hoàn toàn không có sự liên hệ với nhau, khả năng tiếp cận là không có, giống như con trâu và đám mây hoàn toàn không có điểm chung nào nên mối quan hệ của chúng vô hại, hoặc có sự hình khắc nhẹ. Hơn nữa, Tùng Bách Mộc là cây cổ thụ, có bản lĩnh lớn nên sự hình khắc nhẹ không ảnh hưởng gì lớn đối với nó.

Hải Trung Kim và Bình Địa Mộc: Cây cối chốn đồng bằng kỵ nhất nước biển xâm nhập, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn cây sẽ không sinh trưởng được, khô héo, ủ rũ và chết. Hai nạp âm này không nên gặp gỡ.

Hải Trung Kim và Tang Đố Mộc: Kim khắc Mộc, cây dâu gặp nước biển tất không thể sinh sôi, nước biển mà có kèm kim loại nữa thì lực khắc chế càng lớn.

Hải Trung Kim và Thạch Lựu Mộc: Cây cối bị hình khắc mạnh.

c. Mệnh Bạch Lạp Kim với mệnh Mộc:

Bạch Lạp Kim và Đại Lâm Mộc: Đại Lâm Mộc là nguồn nhiên liệu vô tận, nên quá trình hội hợp này cát lợi, phúc đức.

Bạch Lạp Kim và Dương Liễu Mộc: Kim loại nóng chảy cần nhiệt độ, không cần các dạng tạp chất khác. Trong thực tế Kim khắc Mộc. Sự kết hợp của hai mệnh này khó mà thành đại sự.

Bạch Lạp Kim và Tùng Bách Mộc: Cây cổ thụ và kim loại nóng chảy không tương tác với nhau. Tuy nhiên, do đặc thù của nạp âm Bạch Lạp Kim nên hai nạp âm này gặp nhau không may mắn, cát lợi.

Bạch Lạp Kim và Bình Địa Mộc: Kim loại trong quá trình nhiệt luyện rất kỵ tạp chất. Nên hai nạp âm này không nên hội ngộ vì dang dở nhiều mặt, không được hanh thông, thuận lợi.

Bạch Lạp Kim và Tang Đố Mộc: Gốc cây dâu và kim loại nóng chảy không có sự tương tác. Hơn nữa quá trình luyện kim kỵ lẫn các tạp chất, sản phẩm không tinh khiết. Hai mệnh này gặp gỡ không cát lợi.

Bạch Lạp Kim và Thạch Lựu Mộc: Hai nạp âm này hình khắc mạnh, không nên kết hợp, nếu kết hợp thường không cát lợi.

d. Mệnh Sa Trung Kim với mệnh Mộc:

Sa Trung Kim và Đại Lâm Mộc: Không cát lợi vì cây trông gặp mỏ khoáng sản rất khó phát triển, bị ức chế. Hai mệnh này gặp gỡ kết hợp tất luôn có những điều muộn phiền, bực bội.

Sa Trung Kim và Dương Liễu Mộc: Hai mệnh này gặp nhau tất hình khắc còn mất, nên đại hung. Dương liễu mộc là dạng cây mềm, sức sống kém, sinh trưởng trên mỏ khoáng sản tất sẽ khô héo.

Sa Trung Kim và Tùng Bách Mộc: Tùng bách mộc là dạng cây đại thụ, sức sống cao, gặp kim loại tiềm ẩn, tất có nguồn cung cấp muối khoáng rất lớn. Cây có thể cứng cáp, phát triển mạnh.

Sa Trung Kim và Bình Địa Mộc: Các loại cây ở đồng bằng mềm yếu, sức sống kém nên tất không phát triển được. Những người có mệnh này kết hợp với nhau sớm muộn cũng sẽ thất bại.

Sa Trung Kim và Tang Đố Mộc: Cây dâu yếu ớt không thể sinh trưởng trong môi trường này, nó sẽ vàng úa, tàn lụi. Hai nạp âm này hội ngộ thường để lại rạn nứt lớn và nỗi buồn như sông dài, biển rộng.

Sa Trung Kim và Thạch Lựu Mộc: Cây cối héo úa và tàn lụi, nên chắc chắn cuộc hội ngộ này là sai lầm lớn.

e. Mệnh Kim Bạch Kim với mệnh Mộc:

Kim Bạch Kim và Đại Lâm Mộc: Hai nạp âm này gặp gỡ có sự hình khắc nhẹ vì thuộc tính Kim – Mộc ngoài ra hai dạng vật chất này không có sự tương tác với nhau.

Kim Bạch Kim và Dương Liễu Mộc: Kim khắc Mộc, dù hai vật chất này không có mối liên hệ, tương tác nhưng hình khắc nhau về thuộc tính ngũ hành.

Kim Bạch Kim với Tùng Bách Mộc: Gỗ cây tùng và vàng bạc, kim loại thành khối không tương tác với nhau. Hai nạp âm này gặp gỡ có sự hình khắc nhẹ do thuộc tính ngũ hành.

Kim Bạch Kim và Bình Địa Mộc: Cây nhỏ ở đồng bằng sức sống kém, mềm yếu, gặp khí kim tất bị ức chế. Sự phối hợp này đi đến một tương lai nhàu nhĩ, ảm đảm.

Kim Bạch Kim và Tang Đố Mộc: Kim khắc Mộc. Gỗ cây dâu là dạng thân mềm, gặp kim loại bị ức chế sinh trưởng. Dù hai vật chất này không tương tác nhưng khắc nhau về ngũ hành.

Kim Bạch Kim và Thạch Lựu Mộc: Các địa chi Thân, Dậu xung khắc với Dần, Mão. Nạp âm lại khắc về ngũ hành. Sự kết hợp này không cát lợi.

g. Mệnh Thoa Xuyến Kim với mệnh Mộc:

Thoa Xuyến Kim và Đại Lâm Mộc: Hai sự vật không có liên hệ gì nhiều nên có sự hình khắc nhẹ do thuộc tinh Kim – Mộc.

Thoa Xuyến Kim và Dương Liễu Mộc: Không có sự cát lợi, vì hai vật chất không gặp gỡ, liên hệ và có mối tác động qua lại, bản chất Kim lại khắc Mộc.

Thoa Xuyến Kim và Tùng Bách Mộc: Chỉ có giá trị khi Mộc khí trở thành chiếc hộp để đựng các đồ trang sức này. Hơn nữa, Dần – Mão hợp với Tuất – Hợi nên cuộc hội ngộ này đại cát.

Thoa Xuyến Kim và Bình Địa Mộc: Hai nạp âm có ít mối quan hệ, chúng khắc nhau vì bản chất Kim – Mộc, hơn nữa, Tuất – Hợi gặp tự hình nên không gặp gỡ sẽ tốt hơn.

Thoa Xuyến Kim và Tang Đố Mộc: Hai sự vật không có sự liên hệ, tương tác nên hình khắc nhẹ bởi bản chất Kim – Mộc.

Thoa Xuyến Kim và Thạch Lựu Mộc: Ít có mối quan hệ nên hình khắc nhẹ vì thuộc tính Kim – Mộc.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News