12 con giáp

Vợ chồng mệnh Kim và mệnh Thổ có hợp với nhau không?

Trong việc cưới xin chúng ta thường xem có hợp tuổi, hợp mệnh hay không để kết hôn. Vậy vợ chồng mệnh Kim và Thổ có hợp nhau trong tình yêu hôn nhân hay không?

mệnh kim hợp mệnh gì, mệnh kim là gì, mệnh kim sinh năm nào, mệnh thổ hợp mệnh gì, mệnh thổ là gì, mệnh thổ sinh năm nào, ngũ hành bản mệnh, vợ chồng mệnh kim và mệnh thổ có hợp với nhau không?

1. Ý nghĩa của việc hợp mệnh khi kết hôn

Việc cưới hỏi là việc rất quan trọng và theo truyền thống của người châu Á, chúng ta thường xuyên xem xét việc hợp tuổi hay không để kết hôn. Việc xem tuổi nam nữ có hợp nhau hay khắc nhau là dựa trên quan điểm ngũ hành: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc. Thông thường mọi người thích ngũ hành tương sinh, tương hợp.

Người ta cho là có như thế thì mọi sự mới hanh thông, thuận lợi, phát triển, vợ chồng bạn chắc chắn sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Gia đình con cái hòa hợp, công danh tiền tài tốt, sức khỏe dồi dào.

Và ngược lại những điều trên nếu mệnh hai vợ chồng tương xung nhau. Cho nên để tránh điều xấu xảy ra cần tìm cách hóa giải để cải thiện lá số tử vi này.

Chúng ta thường xem tuổi vợ chồng xét đến chủ yếu dựa vào Âm dương, ngũ hành sinh khắc, cung phi bát trạch, nói nôm na là chỉ xem tuổi của hai người dựa vào năm sinh… Nhưng phong thủy hiện đại có xét thêm nhiều yếu tố khác nữa, dựa vào cả ngày sinh, giờ sinh, tháng sinh và năm sinh của cả hai vợ chồng.

Bên cạnh đó, có những quan điểm khác về xem tuổi xung khắc hay ngày giờ tốt để dựng vợ gả chồng, họ cho rằng những thứ đó đều không quá quan trọng. Quan trọng là tâm con người. Những thói quen này đa phần là do tập tục để lại. Mọi người thực hiện vì thói quen, truyền thống, do sợ hãi (nếu không làm theo thì áy náy, sợ bị rủi ro, thất bại).

Do đó, khi thực hiện các công việc quan trọng như tang gia, cưới hỏi thì nên chiều theo ý kiến của mọi người cho vui vẻ đó là tôn trọng tập tục và giữ sự hòa hợp với mọi người.

Ngoài ra, khi kết hôn, không phải xem tuổi có hợp nhau hay không mà quan trọng là xem cả hai đã sẵn sàng cho việc lập gia đình và có đủ khả năng bao dung, chấp nhận điểm yếu, lỗi lầm của nhau hay chưa.

2. Người mệnh Kim sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Kim bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1932, 1992 Nhâm Thân Kiếm Phong Kim
1955, 2015 Ất Mùi Sa Trung Kim
1984, 1924 Giáp Tý Hải Trung Kim
1933, 1993 Quý Dậu Kiếm Phong Kim
1962, 2022 Nhâm Dần Kim Bạch Kim
1985, 1925 Ất Sửu Hải Trung Kim
1940, 2000 Canh Thìn Bạch Lạp Kim
1963, 2023 Quý Mão Kim Bạch Kim
1941, 2001 Tân Tỵ Bạch Lạp Kim
1970, 2030 Canh Tuất Thoa Xuyến Kim
1954, 2014 Giáp Ngọ Sa Trung Kim
1971, 2031 Tân Hợi Thoa Xuyến Kim

3. Người mệnh Thổ sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Thổ bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1938, 1998 Mậu Dần Thành Đầu Thổ / Đất trên thành
1961, 2021 Tân Sửu Bích Thượng Thổ / Đất tò vò
1930, 1990 Canh Ngọ Lộ Bàng Thổ / Đất đường đi
1939, 1999 Kỷ Mão Thành Đầu Thổ / Đất trên thành
1968, 2028 Mậu Thân Đại Trạch Thổ / Đất nền nhà
1931, 1991 Tân Mùi Lộ Bàng Thổ / Đất đường đi
1946, 2006 Bính Tuất Ốc Thượng Thổ / Đất nóc nhà
1969, 2029 Kỷ Dậu Đại Trạch Thổ / Đất nền nhà
1947, 2007 Đinh Hợi Ốc Thượng Thổ / Đất nóc nhà
1976, 2036 Bính Thìn Sa Trung Thổ / Đất pha cát
1960, 2020 Canh Tý Bích Thượng Thổ / Đất tò vò
1977, 2037 Đinh Tỵ Sa Trung Thổ / Đất pha cát

4. Ngũ hành tương sinh tương khắc

a. Theo ngũ hành tương sinh, chúng ta có:

– Thổ sinh Kim: Đất đá là nơi bao bọc, bảo vệ cho Kim.

– Kim sinh Thủy: Kim ở đây khi gặp nhiệt độ cao, hơi nóng sẽ nóng chảy thành kim loại lỏng, chính là Thủy.

– Thủy sinh Mộc: Mộc nhờ nước của Thủy để sinh trưởng và phát triển.

– Mộc sinh Hỏa: Mộc lụi tàn sẽ hình thành Hỏa.

– Hỏa sinh Thổ: Hỏa lụi tàn sẽ hóa thành tàn tro, chính là Thổ.

b. Theo ngũ hành tương khắc, chúng ta có:

Hỏa khắc Kim: Hỏa làm Kim bị biến đổi và tan chảy.

Kim khắc Mộc: Kim loại làm tổn hại đến cây cối.

Mộc khắc Thổ: Cây cối phát triển lấy đi dinh dưỡng của đất.

Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước hoặc thấm hút hết nước thành chất dinh dưỡng của đất.

Thủy khắc Hỏa: Nước làm lụi tàn ngọn lửa của hỏa.

Như vậy theo quan hệ tương sinh tương khắc trên, bạn đã có câu trả lời mệnh Kim và mệnh Thổ tương sinh với nhau.

5. Vợ chồng mệnh Kim và mệnh Thổ có hợp nhau trong hôn nhân không?

Mệnh Kim gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Hải Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Bạch Lạp Kim, Sa Trung Kim, Kim Bạch Kim và Thoa Xuyến Kim.

Mệnh Thổ gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Lộ Bàng Thổ, Thành Đầu Thổ, Ốc Thượng Thổ, Bích Thượng Thổ, Đại Trạch Thổ, Sa Trung Thổ.

Vậy hai vợ chồng mệnh Kim và mệnh Thổ có hợp với nhau trong đời sống hôn nhân hay không theo từng ngũ hành nạp âm?

a. Mệnh Hải Trung Kim với mệnh Thổ:

Hải Trung Kim và Lộ Bàng Thổ: Thổ hợp Kim sinh, nhưng với Hải Trung Kim thì bất lợi, vì Kim cần minh, gặp Thổ tất lẫn tạp chất, bị vùi lấp. Theo tuvingaynay.com bản thân hai nạp âm này không tương tác nên có sự hình khắc vì hai chi Tý – Ngọ, Sửu – Mùi đều ở thế hình hại, hai chi Canh, Tân và Giáp, Ất khắc nhau về ngũ hành.

Hải Trung Kim và Thành Đầu Thổ: Hai mệnh này không có mối liên hệ, nhưng thuộc tính của Hải Trung Kim kỵ thổ, nên hai nạp âm này gặp gỡ không tốt.

Hải Trung Kim và Bích Thượng Thổ: Đất tường vách và kim loại trong biển không gặp gỡ. Hơn nữa, Tý, Sửu gặp nhau tự hình, hai can Canh, Tân của tuổi này khắc hai can Giáp, Ất của Hải Trung Kim nên cuộc hội ngộ này sẽ không có kết quả tốt.

Hải Trung Kim và Ốc Thượng Thổ: Có sự hòa hợp nhẹ, dù hai sự vật không liên hệ, tương tác nhưng hai can Giáp Ất thuộc Mộc sinh hai can Bính, Đinh thuộc Hỏa của tuổi này.

Hải Trung Kim và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Xấu, cồn bãi mà bồi tụ ra biển khơi, chiếm diện tích và vùi lấp luôn cả kim loại trong biển.

Hải Trung Kim và Sa Trung Thổ: Cát lợi vì có sự hòa hợp thiên can địa chi, Giáp Ất sinh Bính Đinh, Thìn, Tị hợp Tý Sửu.

b. Mệnh Kim Bạch Kim với mệnh Thổ:

Kim Bạch Kim và Lộ Bàng Thổ: Hai nạp âm không có sự tương tác nhưng do thuộc tính Thổ sinh Kim nên may mắn cát lợi nhỏ.

Kim Bạch Kim và Thành Đầu Thổ: Đất tường thành và kim loại dạng khối không tương tác với nhau nên nó tạo nên sự cát lợi may mắn nhỏ.

Kim Bạch Kim và Bích Thượng Thổ: Đất tường nhà và kim loại thành khối, hay bạc vàng thỏi không có tương tác. Sự kết hợp này đem lại may mắn nhỏ do thuộc tính ngũ hành tương sinh.

Kim Bạch Kim và Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm này không tương tác, nên chỉ có sự cát lợi nhỏ do thuộc tinh ngũ hành.

Kim Bạch Kim và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Đất cồn lớn, vùi lấp, làm vàng thỏi, bạc nén, kim loại thành khối bị vùi lấp, hoặc dính tạo chất giảm đi giá trị của nó. Sự kết hợp này dang dở và khó tạo thành đại sự.

Kim Bạch Kim và Sa Trung Thổ: Đất khiến thỏi vàng, khối kim loại bị ố tạp, mất giá trị. Cuộc hội ngộ này vốn không được mong đợi vì không có kết quả tốt.

c. Mệnh Kiếm Phong Kim với mệnh Thổ:

Kiếm Phong Kim và Lộ Bàng Thổ: Về nguyên lý Thổ sinh Kim thế nhưng trong thực tế, dụng cụ họ dùng để sửa chữa, cải tạo đường sá khiến nó rộng rãi, bằng phẳng và đẹp đẽ hơn. Người mệnh kiêm Phong Kim cương cường, gặp sự bao dung, đôn hậu, điềm tĩnh của Lộ Bàng Thổ tất cát lợi. Sự phối hợp này tạo ra giá trị về nhiều mặt.

Kiếm Phong Kim và Thành Đầu Thổ: Hai sự vật chỉ gặp nhau khi người ta cải tạo hay phá vỡ tòa thành, mặc dù về lý Thổ dưỡng Kim nhưng thực tế hai nạp âm này không nên gặp nhau.

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Bích Thượng Thổ: Hai sự vật quen thuộc, người ta dựng nông cụ ở góc tường, tường nhà khi hư hỏng cũng nhờ các vật dụng này sửa chữa, bồi đắp lại.

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Ốc Thượng Thổ: Kim loại đã qua rèn giũa không cần Thổ sinh, hơn nữa, nó là vật cứng, nên khi va chạm với vật cứng khác thường là một trong hai vật sẽ bị biến dạng, hư hỏng. Bởi thế nên hai mệnh này không nên gặp gỡ hội hợp.

Kiếm Phong Kim và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Đất đai không có công cụ cải tạo tất hoang hóa, công cụ sinh ra cũng không phải để trưng bày. Nên sự kết hợp này tất tạo nên mùa màng tươi tốt, ruộng đất phì nhiều, nhà cửa đàng hoàng.

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Sa Trung Thổ: Đất cát vấy bẩn, khiến giảm độ sắc bén, nên nó không lợi, dù Thổ sinh Kim.

d. Mệnh Sa Trung Kim với mệnh Thổ:

Sa Trung Kim và Lộ Bàng Thổ: Đất ven đường và kim loại trong mỏ không có sự tương tác, nên sự cát lợi này chỉ có chút ít vì thuộc tính Thổ sinh Kim theo lý luận.

Sa Trung Kim và Thành Đầu Thổ: Thành trí xây dựng trên mỏ khoáng sản sớm muộn cũng bị phá vỡ, đối với mỏ khoáng sản thì việc khai thác chúng vất vả hơn. Kim loại bị vùi lấp sâu hơn. Hai mệnh này gặp nhau tất vỡ như đồ gốm sứ bị đập hoặc đắm chìm trong tăm tối.

Sa Trung Kim và Bích Thượng Thổ: Thổ sinh Kim về nguyên lý. Nhưng hai nạp âm này không tương tác, thậm chí các địa chi và thiên can xung khắc, hình hại. Bởi vậy hai mệnh này gặp nhau thường u buồn, bầ không khí trong mối quan hệ là một màu xám không lối thoát.

Sa Trung Kim và Ốc Thượng Thổ: Hai sự vật không có sự tương tác. Có chút may mắn cát lợi nhỏ bé vì thuộc tính Thổ sinh Kim.

Sa Trung Kim và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Thổ sinh Kim, thế nhưng trong thực tế đất cồn bãi không thể sinh ra các mỏ khoáng sản kim loại, nên hai mệnh này gặp nhau có sự may mắn chút ít nhờ thuộc tính ngũ hành.

Sa Trung Kim và Sa Trung Thổ: So với kinh loại trong mỏ quặng thì đất pha cát không tương tác nhiều, hai nạp âm này gặp gỡ tạo nên may mắn nhỏ nhoi vì đặc tính Thổ sinh Kim.

e. Mệnh Bạch Lạp Kim với mệnh Thổ:

Bạch Lạp Kim và Lộ Bàng Thổ: Kim loại trong quá trình nhiệt luyện rất kỵ lẫn tạp chất. Thực tế hai nạp âm này không tương tác, vì thuộc tinh Thổ sinh Kim nên hai người có các mệnh này gặp nhau hòa hợp và mang mắn nhỏ bé.

Bạch Lạp Kim và Thành Đầu Thổ: Bạch Lạp Kim kỵ tạp chất, cuộc hội ngộ này khó mà thành đại sự.

Bạch Lạp Kim và Bích Thượng Thổ: Quá trình luyện kim mà lẫn tạp chất coi như hỏng, nên hai mệnh này không nên gặp gỡ sẽ tốt.

Bạch Lạp Kim và Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm không tương tác, nếu kết hợp mang lại cát lợi may mắn nhỏ.

Bạch Lạp Kim và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Kim loại trong quá trình tôi rèn rất kỵ bị tạp chất ố mờ. Đất cồn bãi cũng không gặp cát lợi khi gặp nạp âm này, hai nạp âm này gặp nhau thường không mang lại may mắn.

Bạch Lạp Kim và Sa Trung Thổ: Kim loại nóng chảy kỵ nhất tạp chất. Hai nạp âm này gặp nhau dang dở cho cả hai.

g. Mệnh Thoa Xuyến Kim với mệnh Thổ:

Thoa Xuyến Kim và Lộ Bàng Thổ: Hai sự vật có ít mối liên hệ. Giả sử trang sức quý rơi ngoài đường một sẽ bị mất vào tay kẻ khác, hai là bụi bặm đất cát vùi lấp làm mất giá trị của nó. Nên dù Ngọ, Tuất, Mùi, Hợi tam hợp và Thổ sinh Kim thì ta vẫn nhận định rằng trường hợp này không hề cát lợi.

Thoa Xuyến Kim và Thành Đầu Thổ: Về nguyên lý thì Thổ sinh Kim, hai chi Dần, Mão lại hợp với hai chi Tuất, Hợi nên cuộc gặp gỡ này sẽ tạo nên sự đoàn kết và thành công lớn.

Thoa Xuyến Kim và Bích Thượng Thổ: Hai nạp âm này ít có mối liên quan, nên sự may mắn, cát lợi của nó có được nhờ Thổ sinh Kim theo thuộc tính. Hơn nữa, những cát lợi này nhỏ bé mà thôi.

Thoa Xuyến Kim và Ốc Thượng Thổ: Không cát lợi vì đồ trang sức rất kỵ dính lẫn tạp chất khiến nó ố mờ.

Thoa Xuyến Kim và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Đại hung, đồ trang sức mà bị vùi lấp trong cồn bãi thì còn chi giá trị.

Thoa Xuyến Kim và Sa Trung Thổ: Đại hung, vì đất cát làm cho đồ trang sức bị bẩn thỉu ố mờ, hơn nữa hai chi Thìn -Tuất, Tị – Hợi xung nhau mạnh mẽ. Nên cuộc hội ngộ này dẫy đến ê chề, thất bại.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News