12 con giáp

Vợ chồng mệnh Mộc và mệnh Hỏa có hợp với nhau không?

Trong việc cưới xin chúng ta thường xem có hợp tuổi, hợp mệnh hay không để kết hôn. Vậy vợ chồng mệnh Mộc và Hỏa có hợp nhau trong tình yêu hôn nhân hay không?

mệnh hỏa là gì, mệnh mộc là gì, ngũ hành bản mệnh, vợ chồng mệnh mộc và mệnh hỏa có hợp với nhau không?

1. Ý nghĩa của việc hợp mệnh khi kết hôn

Việc cưới hỏi là việc rất quan trọng và theo truyền thống của người châu Á, chúng ta thường xuyên xem xét việc hợp tuổi hay không để kết hôn. Việc xem tuổi nam nữ có hợp nhau hay khắc nhau là dựa trên quan điểm ngũ hành: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc. Thông thường mọi người thích ngũ hành tương sinh, tương hợp.

Người ta cho là có như thế thì mọi sự mới hanh thông, thuận lợi, phát triển, vợ chồng bạn chắc chắn sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Gia đình con cái hòa hợp, công danh tiền tài tốt, sức khỏe dồi dào.

Và ngược lại những điều trên nếu mệnh hai vợ chồng tương xung nhau. Cho nên để tránh điều xấu xảy ra cần tìm cách hóa giải để cải thiện lá số tử vi này.

Chúng ta thường xem tuổi vợ chồng xét đến chủ yếu dựa vào Âm dương, ngũ hành sinh khắc, cung phi bát trạch, nói nôm na là chỉ xem tuổi của hai người dựa vào năm sinh… Nhưng phong thủy hiện đại có xét thêm nhiều yếu tố khác nữa, dựa vào cả ngày sinh, giờ sinh, tháng sinh và năm sinh của cả hai vợ chồng.

Bên cạnh đó, có những quan điểm khác về xem tuổi xung khắc hay ngày giờ tốt để dựng vợ gả chồng, họ cho rằng những thứ đó đều không quá quan trọng. Quan trọng là tâm con người. Những thói quen này đa phần là do tập tục để lại. Mọi người thực hiện vì thói quen, truyền thống, do sợ hãi (nếu không làm theo thì áy náy, sợ bị rủi ro, thất bại).

Do đó, khi thực hiện các công việc quan trọng như tang gia, cưới hỏi thì nên chiều theo ý kiến của mọi người cho vui vẻ đó là tôn trọng tập tục và giữ sự hòa hợp với mọi người.

Ngoài ra, khi kết hôn, không phải xem tuổi có hợp nhau hay không mà quan trọng là xem cả hai đã sẵn sàng cho việc lập gia đình và có đủ khả năng bao dung, chấp nhận điểm yếu, lỗi lầm của nhau hay chưa.

2. Người mệnh Mộc sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Mộc bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1928, 1988 Mậu Thìn Đại Lâm Mộc
1929, 1989 Kỷ Tỵ Đại Lâm Mộc
1942, 2002 Nhâm Ngọ Dương Liễu Mộc
1943, 2003 Quý Mùi Dương Liễu Mộc
1950, 2010 Canh Dần Tùng Bách Mộc
1951, 2011 Tân Mão Tùng Bách Mộc
1958, 2018 Mậu Tuất Bình Địa Mộc
1959, 2019 Kỷ Hợi Bình Địa Mộc
1972, 2032 Nhâm Tý Tang Đố Mộc
1973, 2033 Quý Sửu Tang Đố Mộc
1980, 2040 Canh Thân Thạch Lựu Mộc
1981, 2041 Tân Dậu Thạch Lựu Mộc

3. Người mệnh Hỏa sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Hỏa bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1934, 1994 Giáp Tuất Sơn Đầu Hỏa
1935, 1995 Ất Hợi Sơn Đầu Hỏa
1956, 2016 Bính Thân Sơn Hạ Hỏa
1957, 2017 Đinh Dậu Sơn Hạ Hỏa
1926, 1986 Bính Dần Lư Trung Hỏa
1927, 1987 Đinh Mão Lư Trung Hỏa
1964, 2024 Giáp Thìn Phúc Đăng Hỏa
1965, 2025 Ất Tỵ Phúc Đăng Hỏa
1948, 2008 Mậu Tý Tích Lịch Hỏa
1949, 2009 Kỷ Sửu Tích Lịch Hỏa
1978, 2038 Mậu Ngọ Thiên Thượng Hỏa
1979, 2039 Kỷ Mùi Thiên Thượng Hỏa

4. Ngũ hành tương sinh tương khắc

a. Theo ngũ hành tương sinh, chúng ta có:

– Thổ sinh Kim: Đất đá là nơi bao bọc, bảo vệ cho Kim.

– Kim sinh Thủy: Kim ở đây khi gặp nhiệt độ cao, hơi nóng sẽ nóng chảy thành kim loại lỏng, chính là Thủy.

– Thủy sinh Mộc: Mộc nhờ nước của Thủy để sinh trưởng và phát triển.

– Mộc sinh Hỏa: Mộc lụi tàn sẽ hình thành Hỏa.

– Hỏa sinh Thổ: Hỏa lụi tàn sẽ hóa thành tàn tro, chính là Thổ.

b. Theo ngũ hành tương khắc, chúng ta có:

Hỏa khắc Kim: Hỏa làm Kim bị biến đổi và tan chảy.

Kim khắc Mộc: Kim loại làm tổn hại đến cây cối.

Mộc khắc Thổ: Cây cối phát triển lấy đi dinh dưỡng của đất.

Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước hoặc thấm hút hết nước thành chất dinh dưỡng của đất.

Thủy khắc Hỏa: Nước làm lụi tàn ngọn lửa của hỏa.

Như vậy theo quan hệ tương sinh tương khắc trên, bạn đã có câu trả lời mệnh Mộc và mệnh Hỏa tương sinh với nhau.

5. Vợ chồng mệnh Mộc và mệnh Hỏa có hợp nhau trong hôn nhân không?

Mệnh Mộc gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Đại Lâm Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, Tùng Bách Mộc và Dương Liễu Mộc.

Mệnh Hỏa gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Lư Trung Hỏa, Sơn Đầu Hỏa, Tích Lịch Hỏa, Sơn Hạ Hỏa, Phú Đăng Hỏa và Thiên Thượng Hỏa.

Vậy hai vợ chồng mệnh Mộc và mệnh Hỏa có hợp với nhau trong đời sống hôn nhân hay không theo từng ngũ hành nạp âm?

a. Mệnh Dương Liễu Mộc với mệnh Hỏa:

Dương Liễu Mộc và Lư Trung Hỏa: Mối quan hệ này cát lợi vì dương liễu là giống cây thân gỗ lớn, thuộc thể dương mộc nó trợ lực cho hỏa khí mạnh mẽ. Lư Trung Hỏa nhờ đó mà có nguồn sinh.

Dương Liễu Mộc và Sơn Đầu Hỏa: Mộc sinh Hỏa, đối với Sơn Đầu Hỏa sẽ cát lợi, còn với Dương Liễu Mộc thì không.

Dương Liễu Mộc và Sơn Hạ Hỏa: Mộc sinh Hỏa, cuộc hội ngộ này cát lợi, mở ra một thời đại rực rỡ, huy hoàng.

Dương Liễu Mộc và Phúc Đăng Hỏa: Mộc sinh Hỏa, tuy nhiên, gỗ cây dương liễu và ngọn đèn không thể tương sinh vì gỗ cây liễu không phải là nguồn năng lượng với ngọn đèn. Cuộc gặp gỡ này có chút ít may mắn do có sự thương sinh về ngũ hành.

Dương Liễu Mộc và Thiên Thượng Hỏa: Cây cối tươi tốt hơn, sự kết hợp này tạo ra một cuộc sống ấm no, phú quý.

Dương Liễu Mộc và Tích Lịch Hỏa: Sét đánh xuống cây cối tất gây hư hại, chết chóc, thiêu rụi, cuộc gặp gỡ này không ai mong đợi.

b. Mệnh Tùng Bách Mộc với mệnh Hỏa:

Tùng Bách Mộc và Lư Trung Hỏa: Mối quan hệ này cát lợi vì gỗ của cây tùng, cây bách là gỗ tốt, nó thuộc dương mộc, tàng chứa hỏa khí bên trong, nó chính là nguồn nhiên liệu vô tận để duy trì sức sống của Lư Trung Hỏa.

Tùng Bách Mộc và Sơn Đầu Hỏa: Ngọn lửa của người làm nương thiêu rụi nhiều thứ, cây cối hóa ra tro bụi, dù rằng có quan hệ Mộc – Hỏa tương sinh nhưng hai nạp âm này gặp nhau không hề tạo ra kết quả như mong đợi.

Tùng Bách Mộc và Sơn Hạ Hỏa: Cây cối bị thiêu rụi bởi ngọn lửa, tung bách là gỗ tốt, nó sẽ cháy rất mạnh. Nên sự kết hợp này một bên sẽ đại cát, một bên sẽ bị hủy hoại, diệt vong. Sơn Hạ Hỏa cát. Tùng Bách Mộc sẽ tiêu vong.

Tùng Bách Mộc và Phúc Đăng Hỏa: Lửa của ngọn đèn và cây cối vô lợi vô hại, về lý luận Mộc – Hỏa tương sinh nên có sự may mắn ít ỏi, sự kết hợp này không tạo ra sự việc có tính chất mạnh mẽ.

Tùng Bách Mộc và Thiên Thượng Hỏa: Mộc Hỏa tương sinh nhưng vầng dương cung cấp ánh sáng cho cây trồng quang hợp, nên Tùng Bách Mộc nhờ nó mà vươn cao, mối quan hệ này đại cát lợi.

Tùng Bách Mộc và Tích Lịch Hỏa: Sét đánh thì tất cả những cây lớn đều nguy hiểm. Quan hệ Mộc – Hỏa tương sinh nhưng trường hợp này rất xấu. Tùng, bách là những cây lá kim, lá của chúng tập trung điện tích lớn, lại là những cây cổ thụ nên dễ bị sấm sét oanh tạc trong cơn giông tố. Đương nhiên hậu quả của nó là sự hủy diệt.

c. Mệnh Thạch Lựu Mộc với mệnh Hỏa:

Thạch Lựu Mộc và Lư Trung Hỏa: Cây lựu gỗ tốt, nó là nguồn sinh cho Lư Trung Hỏa, sự kết hợp này cát lợi.

Thạch Lựu Mộc và Sơn Đầu Hỏa: Mộc sinh Hỏa, gỗ cây lựu rất tốt, gặp đám cháy sẽ giúp cho đám cháy quang huy rực rỡ. Tuy nhiên, rồi nó cũng thành tro bụi. Chưa kể Thân Hợi hình, Dậu Tuất hình, nên cuộc gặp gỡ này không cát lợi.

Thạch Lựu Mộc và Sơn Hạ Hỏa: Đám chát bùng lên mạnh, còn cây cối tan thành tro bụi, nên Thạch Lựu Mộc gặp nạp âm này không thể thành đại sự.

Thạch Lựu Mộc và Phúc Đăng Hỏa: Hai sự vật không tương tác, nhưng hợp nhau về thuộc tính Mộc sinh Hỏa, bản thân các địa chi Thìn, Tị, Thân, Dậu cũng tam hợp hoặc nhị hợp với nhau. Vì thế hai mệnh này gặp nhau tất nên đại sự.

Thạch Lựu Thổ và Thiên Thượng Hỏa: Trong khi cát lợi, tốt đẹp, cây cối phát triển, đơm hoa kết trái. Cây cối mừng rỡ có ánh dương để quang hợp tạo ra dinh dưỡng và năng lượng.

Thạch Lựu Mộc và Tích Lịch Hỏa: Đại lợi, vì cây nhỏ, lại được thêm dưỡng chất sinh sôi, như trên đã nói, sét không đánh cây nhỏ. Sự kết hợp này tốt đẹp. Bản thân người hành mộc ôn hòa, điềm tích có thể bổ sung, dung hòa tính cách cho nhau.

d. Mệnh Bình Địa Mộc với mệnh Hỏa:

Bình Địa Mộc và Lư Trung Hỏa: Lư Trung Hỏa có nguồn sinh nên cát lợi, những cây ở đồng bằng thân mềm nhưng dễ cháy, trở thành nguồn nhiên liệu dồi dào.

Bình Địa Mộc và Sơn Đầu Hỏa: Mộc sinh Hỏa, tuy nhiên một dạng vật chất trên non cao, một ở vùng bình địa, ít có sự liên hệ, tương tác. Hai người mệnh này gặp nhau chỉ tạo ra may mắn nhỏ mà thôi.

Bình Địa Mộc và Sơn Hạ Hỏa: Có sự may mắn nhỏ bé, vì cây đồng bằng và lửa chân đồi không có sự tương tác. Sự may mắn có được do nguyên lý Mộc sinh Hỏa.

Bình Địa Mộc và Phúc Đăng Hỏa: Cây cối thân mềm ở đồng bằng không phải là nguồn năng lượng cho ngọn đèn, hơn nữa các chi Thìn – Tuất, Tỵ – Hợi của hai nạp âm này xung khắc. Và như vậy theo tuvingaynay.com chắc chắn sự phối hợp này nhìn ngoài thì tốt nhưng ở trong mới biết được sự u buồn, nhàm chán.

Bình Địa Mộc và Thiên Thượng Hỏa: Ánh Mặt trời cung cấp năng lượng cho cây xanh tươi, vương cao, vươn xa. Nên cuộc hội ngộ này mang lại tin mừng khắp cói nhân gian.

Bình Địa Mộc và Tích Lịch Hỏa: Những tia chớp, sấm sét tạo ra phản ứng hóa học trong không khí và nó là nguồn dinh dưỡng tốt cho cây cối. Bình Địa Mộc gặp hiện tượng này thường sinh trưởng mạnh mẽ, xanh tốt, đơm hoa kết trái. Cuộc hội ngộ này mang lại sự sung túc, sang giàu.

e. Mệnh Đại Lâm Mộc với mệnh Hỏa:

Đại Lâm Mộc và Lư Trung Hỏa: Lư Trung Hỏa rất cần Mộc khí tương trợ để có nguồn sinh, nếu không đám cháy bốc lên rồi không được tiếp nạp nhiên liệu tất sẽ bùng cháy rồi lịm tắt. Theo tuvingaynay.com Đại Lâm Mộc là gỗ cây rừng, nó trở thành nguồn nhiên liệu bạt ngàn, vô tận cho Lư Trung Hỏa. Bởi vậy sự kết hợp này cát lợi vô cùng.

Đại Lâm Mộc và Sơn Đầu Hỏa: Những đám cháy do người đốt nương rẫy, có cây cối lớn trong rừng tạo nguồn sinh tất cháy mạnh mẽ hơn. Về lý thuyết Mộc sinh Hỏa. Mối quan hệ này cát lợi, hành Hỏa đắc lợi, đám cháy càng to thì chất dinh dưỡng càng nhiều, quá trình khai hoang của họ càng thành công.

Đại Lâm Mộc và Sơn Hạ Hỏa: Sơn Hạ Hỏa đắc lợi, vì có cây gỗ tốt bổ trợ nguồn sinh nên đám cháy càng rực rỡ, huy hoàng.

Đại Lâm Mộc và Phúc Đăng Hỏa: Không có mối liên hệ, chỉ cát lợi nhỏ vì tính chất Mộc – Hỏa tương sinh.

Đại Lâm Mộc và Thiên Thượng Hỏa: Cây lớn cần nhiều ánh sáng, nên Thiên Thương Hỏa cung cấp lượng năng lượng vô tận cho cây, nên nhờ đó mà cây vươn cao không ngừng, mối quan hệ này đại cát lợi.

Đại Lâm Mộc và Tích Lịch Hỏa: Sét giáng xuống, cây cối nhất là những cây to rất nguy hiểm. Sau tiếng nổ kinh hoàng của Thiên Lôi thì cây lớn gãy đổ, cháy xém đen thui, cháy thành than. Tuy là quan hệ Mộc sinh Hỏa nhưng hai nạp âm này gặp nhay đại hung.

g. Mệnh Tang Đố Mộc với mệnh Hỏa:

Tang Đố Mộc và Lư Trung Hỏa: Cát lợi, lửa trong lo gặp nguồn sinh. Người Thái nước ta trồng dâu nuôi tằm, cành dâu dung làm củi đun. Có bài ca dao: “Chặt củi chặt cành dâu/ Lấy củi lấy cho bõ gánh/ Một bó để mẹ yêu ninh xôi/ Một bó để mẹ yêu nấu rượu”. Và đối tượng đắc lợi là Lư Trung Hỏa.

Tang Đố Mộc và Sơn Đầu Hỏa: Mộc Hỏa tương sinh, trong thực tế, người ta trồng dâu ở đồng bằng, đốt nương ở miền núi, tuy hai dạng vật chất không gặp gỡ, tương tác nhưng Mộc sinh Hỏa nên có sự cát lợi nhỏ bé.

Tang Đố Mộc và Sơn Hạ Hỏa: Mộc Hỏa tương sinh, Sơn Hạ Hỏa gặp cát lợi, Tang Đố Mộc thì không.

Tang Đố Mộc và Phúc Đăng Hỏa: Về nguyên lý Mộc sinh Hỏa, nhưng trường hợp này không có sự tương tác nên có kết hợp thì mang lại may mắn nhỏ.

Tang Đố Mộc và Thiên Thượng Hỏa: Cung cấp nguồn năng lượng vô tận cho cây.

Tang Đố Mộc và Tích Lịch Hỏa: Những lần phát ra tia lửa rất tốt cho cây trồng. Sấm sét thực ra chỉ hại với cây to, một khối kim loại, đối với cây trồng thì tốt. Ca dao có câu:

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên

Vì thế cây dâu tằm được trồng hay các loại cây cối thấp đều tôt khi gặp điều này. Và sự kết hợp của hai nạp âm này cát lợi.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News