12 con giáp

Vợ chồng mệnh Mộc và mệnh Thổ có hợp với nhau không?

Trong việc cưới xin chúng ta thường xem có hợp tuổi, hợp mệnh hay không để kết hôn. Vậy vợ chồng mệnh Mộc và Thổ có hợp nhau trong tình yêu hôn nhân hay không?

mệnh mộc là gì, mệnh thổ hợp mệnh gì, mệnh thổ là gì, mệnh thổ sinh năm nào, ngũ hành bản mệnh, vợ chồng mệnh mộc và mệnh thổ có hợp với nhau không?

1. Ý nghĩa của việc hợp mệnh khi kết hôn

Việc cưới hỏi là việc rất quan trọng và theo truyền thống của người châu Á, chúng ta thường xuyên xem xét việc hợp tuổi hay không để kết hôn. Việc xem tuổi nam nữ có hợp nhau hay khắc nhau là dựa trên quan điểm ngũ hành: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc. Thông thường mọi người thích ngũ hành tương sinh, tương hợp.

Người ta cho là có như thế thì mọi sự mới hanh thông, thuận lợi, phát triển, vợ chồng bạn chắc chắn sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Gia đình con cái hòa hợp, công danh tiền tài tốt, sức khỏe dồi dào.

Và ngược lại những điều trên nếu mệnh hai vợ chồng tương xung nhau. Cho nên để tránh điều xấu xảy ra cần tìm cách hóa giải để cải thiện lá số tử vi này.

Chúng ta thường xem tuổi vợ chồng xét đến chủ yếu dựa vào Âm dương, ngũ hành sinh khắc, cung phi bát trạch, nói nôm na là chỉ xem tuổi của hai người dựa vào năm sinh… Nhưng phong thủy hiện đại có xét thêm nhiều yếu tố khác nữa, dựa vào cả ngày sinh, giờ sinh, tháng sinh và năm sinh của cả hai vợ chồng.

Bên cạnh đó, có những quan điểm khác về xem tuổi xung khắc hay ngày giờ tốt để dựng vợ gả chồng, họ cho rằng những thứ đó đều không quá quan trọng. Quan trọng là tâm con người. Những thói quen này đa phần là do tập tục để lại. Mọi người thực hiện vì thói quen, truyền thống, do sợ hãi (nếu không làm theo thì áy náy, sợ bị rủi ro, thất bại).

Do đó, khi thực hiện các công việc quan trọng như tang gia, cưới hỏi thì nên chiều theo ý kiến của mọi người cho vui vẻ đó là tôn trọng tập tục và giữ sự hòa hợp với mọi người.

Ngoài ra, khi kết hôn, không phải xem tuổi có hợp nhau hay không mà quan trọng là xem cả hai đã sẵn sàng cho việc lập gia đình và có đủ khả năng bao dung, chấp nhận điểm yếu, lỗi lầm của nhau hay chưa.

2. Người mệnh Mộc sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Mộc bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1928, 1988 Mậu Thìn Đại Lâm Mộc
1929, 1989 Kỷ Tỵ Đại Lâm Mộc
1942, 2002 Nhâm Ngọ Dương Liễu Mộc
1943, 2003 Quý Mùi Dương Liễu Mộc
1950, 2010 Canh Dần Tùng Bách Mộc
1951, 2011 Tân Mão Tùng Bách Mộc
1958, 2018 Mậu Tuất Bình Địa Mộc
1959, 2019 Kỷ Hợi Bình Địa Mộc
1972, 2032 Nhâm Tý Tang Đố Mộc
1973, 2033 Quý Sửu Tang Đố Mộc
1980, 2040 Canh Thân Thạch Lựu Mộc
1981, 2041 Tân Dậu Thạch Lựu Mộc

3. Người mệnh Thổ sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Thổ bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1938, 1998 Mậu Dần Thành Đầu Thổ / Đất trên thành
1961, 2021 Tân Sửu Bích Thượng Thổ / Đất tò vò
1930, 1990 Canh Ngọ Lộ Bàng Thổ / Đất đường đi
1939, 1999 Kỷ Mão Thành Đầu Thổ / Đất trên thành
1968, 2028 Mậu Thân Đại Trạch Thổ / Đất nền nhà
1931, 1991 Tân Mùi Lộ Bàng Thổ / Đất đường đi
1946, 2006 Bính Tuất Ốc Thượng Thổ / Đất nóc nhà
1969, 2029 Kỷ Dậu Đại Trạch Thổ / Đất nền nhà
1947, 2007 Đinh Hợi Ốc Thượng Thổ / Đất nóc nhà
1976, 2036 Bính Thìn Sa Trung Thổ / Đất pha cát
1960, 2020 Canh Tý Bích Thượng Thổ / Đất tò vò
1977, 2037 Đinh Tỵ Sa Trung Thổ / Đất pha cát

4. Ngũ hành tương sinh tương khắc

a. Theo ngũ hành tương sinh, chúng ta có:

– Thổ sinh Kim: Đất đá là nơi bao bọc, bảo vệ cho Kim.

– Kim sinh Thủy: Kim ở đây khi gặp nhiệt độ cao, hơi nóng sẽ nóng chảy thành kim loại lỏng, chính là Thủy.

– Thủy sinh Mộc: Mộc nhờ nước của Thủy để sinh trưởng và phát triển.

– Mộc sinh Hỏa: Mộc lụi tàn sẽ hình thành Hỏa.

– Hỏa sinh Thổ: Hỏa lụi tàn sẽ hóa thành tàn tro, chính là Thổ.

b. Theo ngũ hành tương khắc, chúng ta có:

Hỏa khắc Kim: Hỏa làm Kim bị biến đổi và tan chảy.

Kim khắc Mộc: Kim loại làm tổn hại đến cây cối.

Mộc khắc Thổ: Cây cối phát triển lấy đi dinh dưỡng của đất.

Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước hoặc thấm hút hết nước thành chất dinh dưỡng của đất.

Thủy khắc Hỏa: Nước làm lụi tàn ngọn lửa của hỏa.

Như vậy theo quan hệ tương sinh tương khắc trên, bạn đã có câu trả lời mệnh Mộc và mệnh Thổ tương khắc nhau.

5. Vợ chồng mệnh Mộc và mệnh Thổ có hợp nhau trong hôn nhân không?

Mệnh Mộc gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Đại Lâm Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, Tùng Bách Mộc và Dương Liễu Mộc.

Mệnh Thổ gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Lộ Bàng Thổ, Thành Đầu Thổ, Ốc Thượng Thổ, Bích Thượng Thổ, Đại Trạch Thổ, Sa Trung Thổ.

Vậy hai vợ chồng mệnh Mộc và mệnh Thổ có hợp với nhau trong đời sống hôn nhân hay không theo từng ngũ hành nạp âm?

a. Mệnh Tang Đố Mộc với mệnh Thổ:

Tang Đố Mộc và Lộ Bàng Thổ: Mộc khắc Thổ, cây dâu lan tràn thì đường đi chật hẹp, che khuất tầm nhìn, đất ven đường không thể bền vững, các chi Tý – Ngọ, Sửu – Mùi xung khắc nên hai nạp âm này hội ngộ bất cát.

Tang Đố Mộc và Thành Đầu Thổ: Mộc khắc Thổ, hai sự vật này không tạo ra giá trị, chúng hình khắc nhau.

Tang Đố Mộc và Bích Thượng Thổ: Hình khắc vì thuộc tính ngũ hành Mộc khắc Thổ, thực ra hai nạp âm này khó tương tác.

Tang Đố Mộc với Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm này hình khắc nhẹ vì thuộc tính ngũ hành, trong thực tế không có liên quan.

Tang Đố Mộc và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Về nguyên lý thì hình khắc, về thực tế thì mang lại cát lợi, tạo nên một bãi dâu tươi tốt.

Tang Đố Mộc và Sa Trung Thổ: Tốt cho cây trồng, có thể tạo nên bãi cây xanh tốt.

b. Mệnh Tùng Bách Mộc với mệnh Thổ:

Tùng Bách Mộc và Lộ Bàng Thổ: Đất ven đường cần bền vững, kiên cố, nó kỵ hành Mộc tương khắc, xâm hại. Trên thực tế, khi nào mà đường sá mà cây cối mọc tùm lum, cỏ gai ngợp ấy là khi con đường đó không có ai sử dụng bị hoang hóa và bỏ đi từ lâu. Nên hai nạp âm này tương khắc mạnh mẽ.

Tùng Bách Mộc và Thành Đầu Thổ: Đất đai ở tường thành khô cứng, không phải nguồn sinh, hơn nữa đất ở tường thành cần bền vững, nó kỵ Mộc khí xâm hại, phá vỡ. Nên mối quan hệ này không cát lợi.

Tùng Bách Mộc và Bích Thượng Thổ: Thổ – Mộc tương khắc, trong thực tế hai vật chất này chỉ gặp nhau khi người ta sử dụng gỗ tốt để gia cố tường nhà. Trường hợp này cát lợi, theo tuvingaynay.com một bên được tăng cường sự bền vững, một bên trở thành hữu dụng.

Tùng Bách Mộc và Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm hình khắc mạnh mẽ, các cây tùng bác là những cây gỗ lớn, nên nó khắc Thổ mạnh, ngói lợp nhà không hề an toàn khi gặp đối tượng này. Hai mệnh này gặp nhau thường đổ vỡ, chia ly.

Tùng Bách Mộc và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Cây cối sinh trưởng khiến đất đai giảm màu mỡ, nhưng bản chất của đất là nuôi dưỡng vạn vật. Tùng Bách Mộc gặp cồn bãi có nơi bám rễ sinh trưởng, nhờ đất có dinh dưỡng, nên Tùng Bách Mộc cát lợi, đất cồn bãi không có cây cối cũng tiêu điều như hoang mạc, nên cả hai đều tốt.

Tùng Bạch Mộc và Sa Trung Thổ: Tùng Bách Mộc là thân đại thụ, nên khắc Sa Trung Thổ rất mạnh mẽ.

c. Mệnh Bình Địa Mộc với mệnh Thổ:

Bình Địa Mộc và Lộ Bàng Thổ: Những cây thân mềm ở đồng bằng không phải là những cây có khả năng khắc Thổ mạnh, nhưng sự sinh trưởng của nó phá vỡ tính kiên cố của con đường. Sự kết hợp này thường dẫn đến thất bại nặng nề.

Bình Địa Mộc và Thành Đầu Thổ: Đất tường thành cần bền vững, kiên cố nó rất kỵ Mộc khí xâm hại. Bình Địa Mộc yếu ớt, gặp đất tường thành cũng rất mệt mỏi. Sự kết hợp của hai mệnh này thường u buồn, bế tắc, khổ não một kiếp nhân sinh.

Bình Địa Mộc và Bích Thượng Thổ: Các loại cây ở đồng bằng mức độ khắc Thổ yếu, nhưng tường nhà rất kỵ Mộc, bạn hãy thử hình dung một ngôi nhà có toàn rễ cây mọc lan thì sẽ ra sao. Hai mệnh này gặp nhau thường khó hòa hợp.

Bình Địa Mộc và Ốc Thượng Thổ: Cây thân mềm ở đồng bằng không gây hại với ngói, nhưng ngói kỵ mộc. Hai mệnh này gặp nhau không tạo ra thành quả tốt.

Bình Địa Mộc và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Cây cối ở đồng bằng là những loại cây thân mềm, sức sống và sự bền bỉ của chủng không cao, cần nhiều nước và nguồn dinh dương. Xét về ngũ hành thì Mộc khắc Thổ, trong thực tế gặp loại đất cồn bãi này các cây thân mềm sinh trưởng tốt. Sự kết hợp này mang lại mùa màng bội thu, tươi tốt.

Bình Địa Mộc kết hợp với Sa Trung Thổ: Mộc khắc Thổ. Cây cối hút chất dinh dưỡng khiến đất trở nên cằn cỗi. Hai nạp âm này kết hợp hình khắc hung hại.

d. Mệnh Đại Lâm Mộc với mệnh Thổ:

Đại Lâm Mộc và Lộ Bàng Thổ: Mộc luôn khắc Thổ. Lộ Bàng Thổ gặp cây lớn giữa rừng sẽ bị cây cối phá vỡ cấu trúc bền vững. Không những thế, con đường mà để cây đại thụ mọc lên ắt bị bỏ hoang, không ai qua lại. Nên hai nạp âm này gặp nhau tất hình khắc mạnh mẽ, đổ vỡ, chia ly.

Đại Lâm Mộc và Thành Đầu Thổ: Thổ – Mộc tương khắc. Đất tường thành cứng, bền vững, cây giữa rừng không thể tồn tại được trong môi trường này. Khi tường thành mà cây mọc um tùm tất thành này bỏ hoang, tiêu điều xơ xác.

Đại Lâm Mộc và Bích Thượng Thổ: Tất tường vách cần gỗ tốt để gia cố thì mới vững bền, giá trị sử dụng cao. Xưa dùng gỗ tốt làm cột nhà, giờ người ta dùng gỗ tốt ốp tường cho sang trọng. Nên dù Mộc khắc Thổ nhưng hai nạp âm này kết hợp sẽ rất tốt.

Đại Lâm Mộc và Ốc Thượng Thổ: Hai sự vật không có mối liên hệ. Vì lý luận Mộc khắc Thổ nên ít nhiều có sự hình khắc.

Đại Lâm Mộc và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Đất đai ở cồn bãi lớn vốn chỉ tốt cho nông nghiệp. Người ta không để cho cây đại thụ mọc ở đây. Thứ nữa, cây đại thụ khiến đất đai bị hư hỏng, bạc màu. Nên hai nạp âm này khắc nhau rất mạnh.

Đại Lâm Mộc và Sa Trung Thổ: Cây lớn khắc Thổ mạnh, nên đất đai đều không tốt, bản thân dạng đất cát lẫn trong đất vốn không nhiều dinh dưỡng, cũng không khiến cây bền rễ. Hai nạp âm này gặp gỡ u buồn, tang thương.

e. Mệnh Thạch Lựu Mộc với mệnh Thổ:

Thạch Lựu Mộc và Lộ Bàng Thổ: Thổ bị Mộc khắc, đất ven đường sẽ bị hư hại kém sự bền vững khi gặp nạp âm này. Nên hai mệnh này kết hợp tất dẫn tới kết cục thất bại, bi thường, sầu thảm.

Thạch Lựu Mộc và Thành Đầu Thổ: Không cát lợi vì tính chất hình khắc, hơn nữa, Dần – Thân xung nhau, Mão – Dậu xung nhau.

Thạch Lựu Mộc và Bích Thượng Thổ: Hai sự vật này tương khắc về lý luận, khi rễ, cành lá của cây thạch lựu xâm hại tường nhà thì tường nhà sẽ không còn bền vững, kiên cố nữa. Hai nạp âm này không nên kết hợp với nhau, vì hình khắc nhau mạnh.

Thạch Lựu Mộc và Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm không có mối liên quan. Có sự hình khắc nhẹ vì tính chất Mộc và Thổ.

Thạch Lựu Mộc và Đại Trạch Thổ(Đại Dịch Thổ): Về nguyên lý thì tương khắc, nhưng trên thực tế, đất cồn bãi là nơi trồng cây rất tốt, hơn nữa các can Mậu, Kỷ (Thổ) sinh Canh, Tân (kim) nên hai nạp âm này gặp nhau sẽ tạo nên đại cục sung túc, phát đạt.

Thạch Lựu Mộc và Sa Trung Thổ: Về lý thuyết Mộc khắc Thổ, trên thực tế thì cây lựu có thể sinh trưởng ở đất này, các chi Thìn, Tị nhị hợp hoặc tam hợp với Thân, Dậu.

g. Mệnh Dương Liễu Mộc với mệnh Thổ:

Dương Liễu Mộc và Lộ Bàng Thổ: Gỗ cây liễu phá vỡ sự kiên cố của đất đường đi, vì thế nên hai mệnh này gặp gỡ đưa mối quan hệ của họ vào gõ cụt.

Dương Liễu Mộc và Thành Đầu Thổ: Hai nạp âm này hình khắc, vì đất tường thành cần bền vững, nó rất kỵ Mộc khí phá hoại. Sự kết hợp này dẫn đến thiệt hại cho cả đôi bên.

Dương Liễu Mộc và Bích Thượng Thổ: Mộc khắc Thổ, tường nhà trọng nhất tính kiên cố, nên Mộc khí gây hại là điều rất nhức nhối. Sự kết hợp này mở đầu cho một bức tranh màu xám, ảm đạm, nhàu nhĩ.

Dương Liễu Mộc và Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm này hình khắc nhau, bản thân ngói cần tính bền vững, nó rất kỵ Mộc, gỗ cây dương lại là loại cây mềm yếu. Hai mệnh này kết hợp thường đưa lại viễn cảnh tăm tối.

Dương Liễu Mộc và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Cây liễu sinh trưởng trên đất, nó hút nhiều dinh dưỡng và nước. Tuy nhiên nhờ có nó mà đất cồn bãi tăng cường tính ổn định, bền vững. Sự kết hợp này khai mở một thời đại mới, vinh hoa, rạng ngời, quang tông diệu tổ.

Dương Liễu Mộc và Sa Trung Thổ: Mộc khắc Thổ, cây liễu không bền chặt ở nơi đất cát. Đất cát gặp cây này dinh dưỡng càng giảm, hai nạp âm này gặp nhau tất đổ vỡ, đau buồn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News