12 con giáp

Vợ chồng mệnh Mộc và mệnh Thủy có hợp với nhau không?

Trong việc cưới xin chúng ta thường xem có hợp tuổi, hợp mệnh hay không để kết hôn. Vậy vợ chồng mệnh Mộc và Thủy có hợp nhau trong tình yêu hôn nhân hay không?

mệnh mộc là gì, mệnh thủy là gì, ngũ hành bản mệnh, vợ chồng mệnh mộc và mệnh thủy có hợp với nhau không?

1. Ý nghĩa của việc hợp mệnh khi kết hôn

Việc cưới hỏi là việc rất quan trọng và theo truyền thống của người châu Á, chúng ta thường xuyên xem xét việc hợp tuổi hay không để kết hôn. Việc xem tuổi nam nữ có hợp nhau hay khắc nhau là dựa trên quan điểm ngũ hành: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc. Thông thường mọi người thích ngũ hành tương sinh, tương hợp.

Người ta cho là có như thế thì mọi sự mới hanh thông, thuận lợi, phát triển, vợ chồng bạn chắc chắn sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Gia đình con cái hòa hợp, công danh tiền tài tốt, sức khỏe dồi dào.

Và ngược lại những điều trên nếu mệnh hai vợ chồng tương xung nhau. Cho nên để tránh điều xấu xảy ra cần tìm cách hóa giải để cải thiện lá số tử vi này.

Chúng ta thường xem tuổi vợ chồng xét đến chủ yếu dựa vào Âm dương, ngũ hành sinh khắc, cung phi bát trạch, nói nôm na là chỉ xem tuổi của hai người dựa vào năm sinh… Nhưng phong thủy hiện đại có xét thêm nhiều yếu tố khác nữa, dựa vào cả ngày sinh, giờ sinh, tháng sinh và năm sinh của cả hai vợ chồng.

Bên cạnh đó, có những quan điểm khác về xem tuổi xung khắc hay ngày giờ tốt để dựng vợ gả chồng, họ cho rằng những thứ đó đều không quá quan trọng. Quan trọng là tâm con người. Những thói quen này đa phần là do tập tục để lại. Mọi người thực hiện vì thói quen, truyền thống, do sợ hãi (nếu không làm theo thì áy náy, sợ bị rủi ro, thất bại).

Do đó, khi thực hiện các công việc quan trọng như tang gia, cưới hỏi thì nên chiều theo ý kiến của mọi người cho vui vẻ đó là tôn trọng tập tục và giữ sự hòa hợp với mọi người.

Ngoài ra, khi kết hôn, không phải xem tuổi có hợp nhau hay không mà quan trọng là xem cả hai đã sẵn sàng cho việc lập gia đình và có đủ khả năng bao dung, chấp nhận điểm yếu, lỗi lầm của nhau hay chưa.

2. Người mệnh Mộc sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Mộc bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1928, 1988 Mậu Thìn Đại Lâm Mộc
1929, 1989 Kỷ Tỵ Đại Lâm Mộc
1942, 2002 Nhâm Ngọ Dương Liễu Mộc
1943, 2003 Quý Mùi Dương Liễu Mộc
1950, 2010 Canh Dần Tùng Bách Mộc
1951, 2011 Tân Mão Tùng Bách Mộc
1958, 2018 Mậu Tuất Bình Địa Mộc
1959, 2019 Kỷ Hợi Bình Địa Mộc
1972, 2032 Nhâm Tý Tang Đố Mộc
1973, 2033 Quý Sửu Tang Đố Mộc
1980, 2040 Canh Thân Thạch Lựu Mộc
1981, 2041 Tân Dậu Thạch Lựu Mộc

3. Người mệnh Thủy sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Thủy bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1936, 1996 Bính Tý Giản Hạ Thủy
1937, 1997 Đinh Sửu Giản Hạ Thủy
1944, 2004 Giáp Thân Tuyền Trung Thủy
1945, 2005 Ất Dậu Tuyền Trung Thủy
1952, 2012 Nhâm Thìn Trường Lưu Thủy
1953, 2013 Quý Tỵ Trường Lưu Thủy
1966, 2026 Bính Ngọ Thiên Hà Thủy
1967, 2027 Đinh Mùi Thiên Hà Thủy
1974, 2034 Giáp Dần Đại Khê Thủy
1975, 2035 Ất Mão Đại Khê Thủy
1982, 2042 Nhâm Tuất Đại Hải Thủy
1983, 2043 Quý Hợi Đại Hải Thủy

4. Ngũ hành tương sinh tương khắc

a. Theo ngũ hành tương sinh, chúng ta có:

– Thổ sinh Kim: Đất đá là nơi bao bọc, bảo vệ cho Kim.

– Kim sinh Thủy: Kim ở đây khi gặp nhiệt độ cao, hơi nóng sẽ nóng chảy thành kim loại lỏng, chính là Thủy.

– Thủy sinh Mộc: Mộc nhờ nước của Thủy để sinh trưởng và phát triển.

– Mộc sinh Hỏa: Mộc lụi tàn sẽ hình thành Hỏa.

– Hỏa sinh Thổ: Hỏa lụi tàn sẽ hóa thành tàn tro, chính là Thổ.

b. Theo ngũ hành tương khắc, chúng ta có:

Hỏa khắc Kim: Hỏa làm Kim bị biến đổi và tan chảy.

Kim khắc Mộc: Kim loại làm tổn hại đến cây cối.

Mộc khắc Thổ: Cây cối phát triển lấy đi dinh dưỡng của đất.

Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước hoặc thấm hút hết nước thành chất dinh dưỡng của đất.

Thủy khắc Hỏa: Nước làm lụi tàn ngọn lửa của hỏa.

Như vậy theo quan hệ tương sinh tương khắc trên, bạn đã có câu trả lời mệnh Mộc và mệnh Thủy tương sinh với nhau.

5. Vợ chồng mệnh Mộc và mệnh Thủy có hợp nhau trong hôn nhân không?

Mệnh Mộc gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Đại Lâm Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, Tùng Bách Mộc và Dương Liễu Mộc.

Mệnh Thủy gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Trường Lưu Thủy, Thiên Hà Thủy, Đại Khê Thủy, Đại Hải Thủy.

Vậy hai vợ chồng mệnh Mộc và mệnh Thủy có hợp với nhau trong đời sống hôn nhân hay không theo từng ngũ hành nạp âm?

a. Mệnh Đại Lâm Mộc với mệnh Thủy:

Đại Lâm Mộc và Giản Hạ Thủy: Mạch nước ngầm luôn quý giá đối với cây cối. Nhất là ở những đồi cao, nó là nguồn sinh quan trong đối với cây rừng. Cuộc hội ngộ này sẽ đem lại may mắn và thành công.

Đại Lâm Mộc và Tuyền Trung Thủy: Nước suối cung cấp cho cây trong rừng nguồn sinh trưởng. Thủy – Mộc tương sinh nên tốt đẹp vô cùng.

Đại Lâm Mộc và Trường Lưu Thủy: Nước lớn chảy mạnh, đất lở cây trôi. Tuy là Thủy – Mộc tương sinh nhưng trong trường hợp này không cái lợi, có thể khiến Đại Lâm Mộc trôi nổi, vô định, khô héo, mục ruỗng.

Đại Lâm Mộc và Thiên Hà Thủy: Sau mỗi trận mưa cây cối phát triển mạnh, nên Thiên Hà Thủy và Đại Lâm Mộc kết hợi cát lợi vô cùng, hỷ tín tràn đầy.

Đại Lâm Mộc và Đại Khê Thủy: Nguồn nước của suối lớn đối với cây cổ thụ rất tốt. Đã là cây to thì nguồn dinh dưỡng và nước cần nhiều. Thực tế trong khu rừng, dễ cây lớn hướng về suối, bờ suối, một phần hút nước ngầm. Thủy sinh Mộc, hai nạp âm này hội ngộ tất cát lợi.

Đại Lâm Mộc và Đại Hải Thủy: Hai nạp âm này ít có mối liên hệ. Nên chỉ phán đoán là người đứng đầu dòng Mộc và người đứng đầu dòng Thủy gặp gỡ, quý nhau như hai hào kiệt, khách quý, tương đắc.

b. Mệnh Tùng Bách Mộc với mệnh Thủy:

Tùng Bách Mộc và Giản Hạ Thủy: Mạch nước ngầm là nguồn nước vô tận cho cây cối, tại những vùng ôn đới, xứ lạnh, núi cao thì giá trị của mạch nước ngầm càng quý giá. Vì lẽ đó Giản Hạ Thủy tương sinh cho Tùng Bách Mộc, mối quan hệ này hoàn hảo, cát lợi, đối tượng gặp lợi lích nhiều là Tung Bách Mộc.

Tùng Bách Mộc và Tuyền Trung Thủy: Tùng Bách Mộc là những cây cổ thụ, nên nguồn nước và chất dinh dưỡng nó cần rất là nhiều vì thế Tuyền Trung Thủy cung cấp một nguồn nước dồi dào khiến cây ngày một tươi tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, trong mối quan hệ này Tùng Bách Mộc gặp lợi to.

Tùng Bách Mộc và Trường Lưu Thủy: Nước lớn khiến sụp lở đất đai, cuốn trôi cây cối, Tùng Bách Mộc không cần lượng nước quá lớn như vậy, sẽ gây ngập úng, xói lở đất đai, thân tùng bách trôi nổi cũng như những dạng rong rêu rơm rác trên dòng nước. Vậy nên hai nạp âm này hội hợp bất cát.

Tùng Bách Mộc và Thiên Hà Thủy: Nước mưa có axit, nó vào lòng dất tạo nên hợp chất chứa Ni tơ rất tốt cho cây cối. Hơn nữa Thủy – Mộc tương sinh nên cát lợi vô cùng.

Tùng Bách Mộc và Đại Khê Thủy: Cung cấp nguồn nước cho cây cối, nên Tùng Bách Mộc đại cát.

Tùng Bách Mộc và Đại Hải Thủy: Xấu, nước đại dương mặn chát, cây cối sẽ khô héo. Tung Bách Mộc trôi nổi vô định khi gặp nạp âm này.

c. Mệnh Bình Địa Mộc với mệnh Thủy:

Bình Địa Mộc và Giản Hạ Thủy: Cây cối ở đồng bằng rất cần nguồn nước ngầm để nuôi dưỡng. Sự kết này mở ra một thời kỳ bội thu trong sản xuất, giàu có, đầy đủ, niềm vui và tiếng cười tràn đầy.

Bình Địa Mộc và Tuyền Trung Thủy: Nước suối là nguồn cung cấp nước vô cùng quan trọng cho cây cối. Hai mệnh này gặp gỡ mở ra thời kỳ phong thịnh, giàu sang.

Bình Địa Mộc và Trường Lưu Thủy: Nước của những con sông lớn là nguồn sinh vô tận cho các loại cây cối ở đồng bằng. Sự phối hợp này đem lại cục diện sơ kỳ, thủy tú, phú quý vinh hoa.

Bình Địa Mộc và Thiên Hà Thủy: Nước mưa cung cấp dưỡng chất cho cây cối. Cây gỗ mềm, cây thân thảo ở đồng bằng gặp mưa như con đỏ trông cha mẹ. Cuộc hội ngộ này mang lại mùa màng bộ thu, hoa trái tươi tốt.

Bình Địa Mộc và Đại Khê Thủy: Cây cối ở vùng đồng bằng nhờ có nước suối chảy về sông, rồi cây cối hút lấy mà sinh trưởng. Nước suối như một nguồn sinh vô tận. Sự kết hợp này khiến màu xanh còn mãi, hoa lá, cây trái tươi tốt.

Bình Địa Mộc và Đại Hải Thủy: Cây ở đồng bằng là dạng thân mềm, sức sống của nó yếu ớt, gặp nước biển sẽ chết. Ta thử để ý khi vùng ven điểm bị phèn và độ mặn xâm hại tất hoa màu, cây cối đều úa vàng rồi chết, canh tác, sản xuất thiệt hại nặng. Sự gặp gỡ này dẫn đến tương lai thiếu hụt, đói kém, mất mùa, kinh tế khó khăn.

d. Mệnh Tang Đố Mộc với mệnh Thủy:

Tang Đố Mộc và Giản Hạ Thủy: Nước ngầm với cây cối như một bà mẹ tốt bụng nuôi dưỡng cây sinh trưởng tốt. Hai mệnh này gặp nhau tất nên đại nghiệp.

Tang Đố Mộc và Tuyền Trung Thủy: Cát lợi vì cây dâu có nguồn sinh. Hai nạp âm này hội ngộ sẽ tạo nên thành công lớn.

Tang Đố Mộc và Trường Lưu Thủy: Cây dâu được trồng nhiều ở các bãi bồi ven sông, nên dòng nước cả bồi đắp phù sa, tưới tắm cho cây xanh tốt. Theo tuvingaynay.com xét về lý luận thì Thủy – Mộc tương sinh. Trong trường hợp này Tang Đố Mộc gặp cát lợi. Người xưa dùng hình ảnh “bãi bể, nương dâu” để nói về thế sự thay đổi vô thường.

Tang Đố Mộc và Thiên Hà Thủy: Nước mưa giúp cây cối tươi tốt. Hai mệnh này gặp nhau tất thành đại nghiệp.

Tang Đố Mộc và Đại Khê Thủy: Nước chảy mạnh, cây côi trôi dạt, phiêu tán.

Tang Đố Mộc và Đại Hải Thủy: Cây cối trôi dạt, phiêu tán.

e. Mệnh Thạch Lựu Mộc với mệnh Thủy:

Thạch Lựu Mộc và Giản Hạ Thủy: Mạch nước ngầm rất tốt cho cây cối, cây Thạch lựu ở chỗ khô cằn, gặp nguồn nước mạch này quý giá vô cùng, cây sẽ sinh trưởng tốt, đơm hoa, kết trái. Hai nạp âm này gặp gỡ thật tuyệt với.

Thạch Lựu Mộc và Tuyền Trung Thủy: Nguồn nước mát ngọt giúp cây sinh trưởng tốt. Hai nạp âm này kết hợp sẽ tạo nên sự sống, màu xanh, hoa thơm, trái ngọt.

Thạch Lựu Mộc và Trường Lưu Thủy: Bản thân Thạch Lưu là giống cây thân rắn, nó không cần nhiều nước, gặp dòng đại thủy trôi nổi tới phương nào? Sự kết hợp này không cát lợi với cả hai.

Thạch Lựu Mộc và Thiên Hà Thủy: Nước mưa rất tốt cho cây cối, nên khi hội hợp cây cối tất xanh tươi, đơm hoa, kết quả. Hai mệnh này gặp nhau sẽ tạo nên thành quả vẻ vang, ngọt ngào.

Thạch Lựu Mộc và Đại Khê Thủy: Nước chảy mạnh, cây trôi nổi, các chi Dần, Mão xung với Thân, Dậu. Hai nạp âm này gặp nhau thì hình khắc như nước lửa.

Thạch Lựu Mộc và Đại Hải Thủy: Khiến cây trôi nổi, phiêu diêu và tàn lụi.

g. Mệnh Dương Liễu Mộc với mệnh Thủy:

Dương Liễu Mộc và Giản Hạ Thủy: Cây dương liễu là loại thân mềm nên cần nhiều nước để sinh trưởng. Hai mệnh này gặp nhau cát lợi vô cùng.

Dương Liễu Mộc và Tuyền Trung Thủy: Nước suối cung cấp nguồn sinh cho cây cối. Cây dương liễu thân mềm nên cần nhiều nước. Cuộc hội ngộ này sẽ thành màu xanh tươi tốt, hứa hẹn một thời đại thành công rực rỡ.

Dương Liễu Mộc và Trường Lưu Thủy: Cây cối trên mặt nước trôi dạt bốn phương và chết. Hai mệnh này gặp nhau e là không ổn cho mối quan hệ.

Dương Liễu Mộc kết hợp Thiên Hà Thủy: Cây cuối phát triển rất mạnh, sự kết hợp này khiến sơn kỳ, thủy tú, linh khí ngút ngàn.

Dương Liễu Mộc và Đại Khê Thủy: Cây dương liễu cần nước để sinh trưởng. Thứ nó cần thì con suối luôn cung cấp đấp đủ. Sự kết hợp này tạo nên một thời đại phát triển, vinh quang.

Dương Liễu Mộc và Đại Hải Thủy: Cây dương liễu gặp nước biển mặn chát tất vàng úa, khô héo, hết sự sống, thậm chí nó trôi dạt vô định, lênh đênh trên biển, không định tương lai, sự kết hợp này mở ra cảnh tiêu điều, bi thương.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News