12 con giáp

Vợ chồng mệnh Thủy và mệnh Hỏa có hợp với nhau không?

Trong việc cưới xin chúng ta thường xem có hợp tuổi, hợp mệnh hay không để kết hôn. Vậy vợ chồng mệnh Thủy và Hỏa có hợp nhau trong tình yêu hôn nhân hay không?

mệnh hỏa là gì, mệnh thủy là gì, ngũ hành bản mệnh, vợ chồng mệnh thủy và mệnh hỏa có hợp với nhau không?

1. Ý nghĩa của việc hợp mệnh khi kết hôn

Việc cưới hỏi là việc rất quan trọng và theo truyền thống của người châu Á, chúng ta thường xuyên xem xét việc hợp tuổi hay không để kết hôn. Việc xem tuổi nam nữ có hợp nhau hay khắc nhau là dựa trên quan điểm ngũ hành: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc. Thông thường mọi người thích ngũ hành tương sinh, tương hợp.

Người ta cho là có như thế thì mọi sự mới hanh thông, thuận lợi, phát triển, vợ chồng bạn chắc chắn sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Gia đình con cái hòa hợp, công danh tiền tài tốt, sức khỏe dồi dào.

Và ngược lại những điều trên nếu mệnh hai vợ chồng tương xung nhau. Cho nên để tránh điều xấu xảy ra cần tìm cách hóa giải để cải thiện lá số tử vi này.

Chúng ta thường xem tuổi vợ chồng xét đến chủ yếu dựa vào Âm dương, ngũ hành sinh khắc, cung phi bát trạch, nói nôm na là chỉ xem tuổi của hai người dựa vào năm sinh… Nhưng phong thủy hiện đại có xét thêm nhiều yếu tố khác nữa, dựa vào cả ngày sinh, giờ sinh, tháng sinh và năm sinh của cả hai vợ chồng.

Bên cạnh đó, có những quan điểm khác về xem tuổi xung khắc hay ngày giờ tốt để dựng vợ gả chồng, họ cho rằng những thứ đó đều không quá quan trọng. Quan trọng là tâm con người. Những thói quen này đa phần là do tập tục để lại. Mọi người thực hiện vì thói quen, truyền thống, do sợ hãi (nếu không làm theo thì áy náy, sợ bị rủi ro, thất bại).

Do đó, khi thực hiện các công việc quan trọng như tang gia, cưới hỏi thì nên chiều theo ý kiến của mọi người cho vui vẻ đó là tôn trọng tập tục và giữ sự hòa hợp với mọi người.

Ngoài ra, khi kết hôn, không phải xem tuổi có hợp nhau hay không mà quan trọng là xem cả hai đã sẵn sàng cho việc lập gia đình và có đủ khả năng bao dung, chấp nhận điểm yếu, lỗi lầm của nhau hay chưa.

2. Người mệnh Thủy sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Thủy bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1936, 1996 Bính Tý Giản Hạ Thủy
1937, 1997 Đinh Sửu Giản Hạ Thủy
1944, 2004 Giáp Thân Tuyền Trung Thủy
1945, 2005 Ất Dậu Tuyền Trung Thủy
1952, 2012 Nhâm Thìn Trường Lưu Thủy
1953, 2013 Quý Tỵ Trường Lưu Thủy
1966, 2026 Bính Ngọ Thiên Hà Thủy
1967, 2027 Đinh Mùi Thiên Hà Thủy
1974, 2034 Giáp Dần Đại Khê Thủy
1975, 2035 Ất Mão Đại Khê Thủy
1982, 2042 Nhâm Tuất Đại Hải Thủy
1983, 2043 Quý Hợi Đại Hải Thủy

3. Người mệnh Hỏa sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Hỏa bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1934, 1994 Giáp Tuất Sơn Đầu Hỏa
1935, 1995 Ất Hợi Sơn Đầu Hỏa
1956, 2016 Bính Thân Sơn Hạ Hỏa
1957, 2017 Đinh Dậu Sơn Hạ Hỏa
1926, 1986 Bính Dần Lư Trung Hỏa
1927, 1987 Đinh Mão Lư Trung Hỏa
1964, 2024 Giáp Thìn Phúc Đăng Hỏa
1965, 2025 Ất Tỵ Phúc Đăng Hỏa
1948, 2008 Mậu Tý Tích Lịch Hỏa
1949, 2009 Kỷ Sửu Tích Lịch Hỏa
1978, 2038 Mậu Ngọ Thiên Thượng Hỏa
1979, 2039 Kỷ Mùi Thiên Thượng Hỏa

4. Ngũ hành tương sinh tương khắc

a. Theo ngũ hành tương sinh, chúng ta có:

– Thổ sinh Kim: Đất đá là nơi bao bọc, bảo vệ cho Kim.

– Kim sinh Thủy: Kim ở đây khi gặp nhiệt độ cao, hơi nóng sẽ nóng chảy thành kim loại lỏng, chính là Thủy.

– Thủy sinh Mộc: Mộc nhờ nước của Thủy để sinh trưởng và phát triển.

– Mộc sinh Hỏa: Mộc lụi tàn sẽ hình thành Hỏa.

– Hỏa sinh Thổ: Hỏa lụi tàn sẽ hóa thành tàn tro, chính là Thổ.

b. Theo ngũ hành tương khắc, chúng ta có:

Hỏa khắc Kim: Hỏa làm Kim bị biến đổi và tan chảy.

Kim khắc Mộc: Kim loại làm tổn hại đến cây cối.

Mộc khắc Thổ: Cây cối phát triển lấy đi dinh dưỡng của đất.

Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước hoặc thấm hút hết nước thành chất dinh dưỡng của đất.

Thủy khắc Hỏa: Nước làm lụi tàn ngọn lửa của hỏa.

Như vậy theo quan hệ tương sinh tương khắc trên, bạn đã có câu trả lời mệnh Thủy và mệnh Hỏa tương khắc nhau.

5. Vợ chồng mệnh Thủy và mệnh Hỏa có hợp nhau trong hôn nhân không?

Mệnh Thủy gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Thiên Hà Thủy, Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Đại Hải Thủy, Trường Lưu Thủy, Đại Khê Thủy.

Mệnh Hỏa gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Lư Trung Hỏa, Sơn Đầu Hỏa, Tích Lịch Hỏa, Sơn Hạ Hỏa, Phú Đăng Hỏa và Thiên Thượng Hỏa.

Vậy hai vợ chồng mệnh Thủy và mệnh Hỏa có hợp với nhau trong đời sống hôn nhân hay không theo từng ngũ hành nạp âm?

a. Mệnh Đại Khê Thủy với mệnh Hỏa:

Đại Khê Thủy và Lư Trung Hỏa: Lư Trung Hỏa bị khắc mạnh, nên mối quan hệ của hai nạp âm này không cát lợi.

Đại Khê Thủy và Sơn Đầu Hỏa: Nước luôn là thứ dập tắt sự cháy. Hai nạp âm này gặp gỡ thường là cuộc chiến còn, mất.

Đại Khê Thủy và Sơn Hạ Hỏa: Nước khe suối lớn dội vào ngọn lửa, nên tạo nên điều hung hại.

Đại Khê Thủy và Phúc Đăng Hỏa: Nước khe suối khắc lửa ngọn đèn mạnh mẽ. Hai mệnh này kết hợp thường xấu ngay từ bước đầu tiên.

Đại Khê Thủy và Thiên Thượng Hỏa: Nắng lớn khiến nước suối bay hơi, và thậm chí cạn khô vào những năm hạn hán. Sự kết hợp của hai mệnh này thường mâu thuẫn liên miên.

Đại Khê Thủy và Tích Lịch Hỏa: Hai nạp âm này không có sự tương tác. Sự kết hợp này có những hình khắc nhẹ, ở mức độ khắc khẩu thôi.

b. Mệnh Đại Hải Thủy với mệnh Hỏa:

Đại Hải Thủy và Lư Trung Hỏa: Khác hại mạnh mẽ, Lư Trung Hỏa không cơ hội gì lại gần nước giữ biển, hai nạp âm này gặp gỡ tất tắt lịm đám cháy ngay tức khắc.

Đại Hải Thủy và Sơn Đầu Hỏa: Dù trong thực tế hai nạp âm này không có cơ hội tương tác. Nhưng xét về thực tế, ngọn lửa luôn bị dập tắt bởi nước. Nước biển lại là dạng đại thủy do Long Vương quản lý nên càng nguy hại với ngọn lửa. Cuộc hội ngộ của hai người mệnh này chắc chắn tạo nên nhiều tổn thất, hư hao.

Đại Hải Thủy và Sơn Hạ Hỏa: Hung hại, vì nước luôn dập tắt đám cháy.

Đại Hải Thủy và Phúc Đăng Hỏa: Nước biển trào dâng, ngọn đèn tất không còn tồn tại, các chi Thìn, Tuất, Tị Hợi đều xung khắc nên bất lợi. Hai mệnh này gặp nhau khung cảnh thật tiêu điều.

Đại Hải Thủy và Thiên Thượng Hỏa: Ánh Mặt trời khiến bay hơi nước, nên mối quan hệ này không cát lợi.

Đại Hải Thủy và Tích Lịch Hỏa: Hai nạp âm này gặp gỡ thường đạt thành công lớn vì Đại Hải Thủy túc trí đa mưu, nhiều kiến thức, Tích Lịch Hỏa can đản, kiên quyết. Hai mệnh này hỗ trợ những mạnh yếu cho nhau rất tốt.

c. Mệnh Trường Lưu Thủy với mệnh Hỏa:

Trường Lưu Thủy và Lư Trung Hoả: Bất lợi, nước trong nguồn không bao giờ vơi cạn, nên hỏa khí gặp nó tiêu tan, mối quan hệ này hình khắc, Lư Trung Hỏa rất bất lợi.

Trường Lưu Thủy và Sơn Đầu Hỏa: Dòng nước mạnh mẽ, dập tắt đám cháy, bản thân Thủy – Hỏa tương khắc mạnh mẽ, nên sự gần gũi của hai nạp âm này khiến kết quả của nó không thể tưởng tượng nổi.

Trường Lưu Thủy và Sơn Hạ Hỏa: Nước dập tắt lửa, phần thua thiệt đã rõ, nên mối quan hệ này không cát lợi mà còn nguy hại cho Sơn Hạ Hỏa.

Trường Lưu Thủy và Phúc Đăng Hỏa: Nước dập đèn tắt. Chẳng những hai bên không có lợi mà hại vô cùng.

Trường Lưu Thủy và Thiên Thượng Hỏa: Vầng Thái dương chiếu sáng khiến dòng sông lấp lánh, hào quang như cả một dòng vàng, dòng ngọc. Người xem tứ trụ coi đây là sự kết hợp giữa Bính Hỏa và Nhâm Thủy trở nên cát lợi tươi đẹp. Thế nhưng bản chất Thủy – Hỏa có ít nhiều hình khắc, nước sẽ bay hơi, hao hụt trước ánh dương chói chang. Gặp năm hạn hán, hoặc khu vực bán hoang mạc các sông khô cạn khi ánh mặt trời cháy bỏng.

Trường Lưu Thủy và Tích Lịch Hỏa: Ít có mối liên hệ, vì bản thân Trường Lưu Thủy đã rất mạnh mẽ, không cần mưa gió sinh thêm, đối với sấm sét thì dòng nước lớn không gây ảnh hưởng, vì Thủy – Hỏa tương khắc nên sự kết hợp này chỉ hình khắc nhẹ.

d. Mệnh Thiên Hà Thủy với mệnh Hỏa:

Thiên Hà Thủy và Lư Trung Hỏa: Bất lợi, khắc hại, nước mưa rơi xuống lửa tắt, tro bụi hoang tàn. Lư Trung Hỏa gặp nguy.

Thiên Hà Thủy và Sơn Đầu Hỏa: Bản chất của nước là dập tắt sự cháy. Nên Thiên Hà Thủy rớt xuống, thì lửa đốt rẫy tàn lụi, những thứ còn lại là nham nhở cây cối cháy giở, tro bụi hoang tàn. Nhớ khi xưa, Gia Cát Lượng lừa Tư Mã Ý vào hang Thượng Phương rồi dùng hỏa công, Tư Mã Ý tưởng chết, may có trận mưa, dập tắt hết lửa nên ông này thoát nạn. Sự Hỏa hợp này không mang lại cát lợi và may mắn.

Thiên Hà Thủy và Sơn Hạ Hỏa: Thiên Hà Thủy dập tắt đám cháy trong chớp mắt. Nên đương nhiên sự kêt hợp này hung hại vô cùng.

Thiên Hà Thủy và Phúc Đăng Hỏa: Mưa lớn dập tắt ngọn lửa, nên chắc chắn mối quan hệ hợp tác này khó mà được bền lâu.

Thiên Hà Thủy và Thiên Thượng Hỏa: Hỏa – Thủy tương khắc, khi trời mưa gió Thái dương ảm đạm, che mờ. Nên hai mệnh này gặp nhau thường u buồn trong mối quan hệ.

Thiên Hà Thủy và Tích Lịch Hỏa: Thủy và Hỏa tương khắc, nhưng gió mưa, sấm sét luôn là bạn đồng hành, nên sự gặp gỡ này cát lợi vô cùng, giống như một bậc hiền tài đắc công danh, tài lợi, giống như rỗng đội mưa gió, sấm sét vút lên trời xanh

e. Mệnh Tuyền Trung Thủy với mệnh Hỏa:

Tuyền Trung Thủy và Lư Trung Hỏa: Sự phối hợp này tạo nên điều không tốt. Bạn hãy thử đổ nước vào đám cháy và lò than kết quả ra sao chắc bạn sẽ rõ.

Tuyền Trung Thủy và Sơn Đầu Hỏa: Nước luôn có khả năng dập tắt sự cháy. Những người đi đốt nương họ luôn phải chọn thời điểm khô ráo mới tiến hành công việc được. Khi mà cây cối còn ẩm ướt, gặp thời tiết mưa gió sẽ không ai đi đốt nương cả. Người ta sử dụng nước suối để dập lửa trong trường hợp cháy rừng. Tuy nhiên, theo tuvingaynay.com đây là trường hợp đặc biệt. Về bản chất thì Tuyền Trung Thủy khắc Sơn Đầu Hỏa, và hợp phối này không mang lại kết quả tốt đẹp.

Tuyền Trung Thủy và Sơn Hạ Hỏa: Thủy Hỏa tương khắc, nên mối quan hệ này không được như ý, phần thua thiệt thuộc về kẻ yếu, mà lửa gặp nước kết quả ra sao thì ai cũng hiểu rõ điều này.

Tuyền Trung Thủy và Phúc Đăng Hỏa: Có câu: Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng, Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn? Trước gió đèn tắt, gặp nước thì còn nguy hiểm hơn, thậm chí bạn muốn thắp lại cũng không thể được nữa. Trong sự kết hợp này Phúc Đăng Hỏa thua thiệt nặng nề.

Tuyền Trung Thủy và Thiên Thượng Hỏa: Ánh sáng mặt trời làm cho dòng suối lấp lánh như dát vàng, nhìn thì thơ mộng, tươi đẹp nhưng xét về thực tiễn thì sự hội hợp này không cát lợi, vì nó khiến nước suối bay hơi, hao hụt, có những năm hạn hán, mặt trời gay gắt, nước suối cạn khô, mọi sinh vật đều khổ sở, cuộc sống con người vất vả vì thiếu nước.

Tuyền Trung Thủy và Tích Lịch Hỏa: Lửa sấm sét gây mưa, mưa lớn khiến nước dâng, vẩn đục và thậm chí lũ quét, lũ ống và sạt lở. Nên Tích Lịch Hỏa không những không cát lợi mà còn gây hại cho nước suối, trong thực tế những người mềm mỏng, thông tuệ, tinh tế luôn không ưa những kẻ nóng nảy, thiên lôi, vũ phu.

g. Mệnh Giản Hạ Thủy với mệnh Hỏa:

Giản Hạ Thủy và Lư Trung Hỏa: Lửa trong lò hừng hực, khi bùng cháy, khi âm ỉ, nó kỵ bất cứ một loại Thủy nào. Nên sự kết hợp này khắc hại vô cùng, phần thua thiệt luôn thuộc về kẻ yếu, nước dội vào lò, nụ cười tắt ngấm.

Giản Hạ Thủy và Sơn Đầu Hỏa: Thủy khắc Hỏa, hai nạp âm này không gặp gỡ tương tác, nhưng hai người mang mệnh này kết hợp thường mâu thuẫn, xung khắc liên miên.

Giản Hạ Thủy và Sơn Hạ Hỏa: Ngọn lửa bị nước dập tắt, dù là nước ngầm thì hai nạp âm này cũng không nên gặp gỡ. Vì có yêu thương, trợ giúp nhưng càng giúp càng rối, kết quả cuối cùng là thất vọng buồn bã.

Giản Hạ Thủy và Phúc Đăng Hỏa: Nước ngầm và ngọn đèn ít có sự liên hệ, nhưng ngọn đèn rất kỵ Thủy, nếu gặp gỡ tất tắt lịm. Hai mệnh này phối hợp thường xung khắc mạnh.

Giản Hạ Thủy và Thiên Thượng Hỏa: Nắng lớn khiến trời khô hạn, mạch nước ngầm bị cạn kiệt, vạn vật điêu đứng. Sự phối hợp này không tạo ra thành quả lớn, mà gây nên u buồn, đau thương.

Giản Hạ Thủy và Tích Lịch Hỏa: Mỗi khi có mưa, các mạch nước ngầm thường rất đầy đủ. Hai nạp âm này gặp nhau sẽ tạo nên cục diện sung túc, dồi dào cả phú quý lẫn phúc thọ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News