12 con giáp

Vợ chồng mệnh Thủy và mệnh Thổ có hợp với nhau không?

Trong việc cưới xin chúng ta thường xem có hợp tuổi, hợp mệnh hay không để kết hôn. Vậy vợ chồng mệnh Thủy và Thổ có hợp nhau trong tình yêu hôn nhân hay không?

mệnh thổ hợp mệnh gì, mệnh thổ là gì, mệnh thổ sinh năm nào, mệnh thủy là gì, ngũ hành bản mệnh, vợ chồng mệnh thủy và mệnh thổ có hợp với nhau không?

1. Ý nghĩa của việc hợp mệnh khi kết hôn

Việc cưới hỏi là việc rất quan trọng và theo truyền thống của người châu Á, chúng ta thường xuyên xem xét việc hợp tuổi hay không để kết hôn. Việc xem tuổi nam nữ có hợp nhau hay khắc nhau là dựa trên quan điểm ngũ hành: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc. Thông thường mọi người thích ngũ hành tương sinh, tương hợp.

Người ta cho là có như thế thì mọi sự mới hanh thông, thuận lợi, phát triển, vợ chồng bạn chắc chắn sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Gia đình con cái hòa hợp, công danh tiền tài tốt, sức khỏe dồi dào.

Và ngược lại những điều trên nếu mệnh hai vợ chồng tương xung nhau. Cho nên để tránh điều xấu xảy ra cần tìm cách hóa giải để cải thiện lá số tử vi này.

Chúng ta thường xem tuổi vợ chồng xét đến chủ yếu dựa vào Âm dương, ngũ hành sinh khắc, cung phi bát trạch, nói nôm na là chỉ xem tuổi của hai người dựa vào năm sinh… Nhưng phong thủy hiện đại có xét thêm nhiều yếu tố khác nữa, dựa vào cả ngày sinh, giờ sinh, tháng sinh và năm sinh của cả hai vợ chồng.

Bên cạnh đó, có những quan điểm khác về xem tuổi xung khắc hay ngày giờ tốt để dựng vợ gả chồng, họ cho rằng những thứ đó đều không quá quan trọng. Quan trọng là tâm con người. Những thói quen này đa phần là do tập tục để lại. Mọi người thực hiện vì thói quen, truyền thống, do sợ hãi (nếu không làm theo thì áy náy, sợ bị rủi ro, thất bại).

Do đó, khi thực hiện các công việc quan trọng như tang gia, cưới hỏi thì nên chiều theo ý kiến của mọi người cho vui vẻ đó là tôn trọng tập tục và giữ sự hòa hợp với mọi người.

Ngoài ra, khi kết hôn, không phải xem tuổi có hợp nhau hay không mà quan trọng là xem cả hai đã sẵn sàng cho việc lập gia đình và có đủ khả năng bao dung, chấp nhận điểm yếu, lỗi lầm của nhau hay chưa.

2. Người mệnh Thủy sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Thủy bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1936, 1996 Bính Tý Giản Hạ Thủy
1937, 1997 Đinh Sửu Giản Hạ Thủy
1944, 2004 Giáp Thân Tuyền Trung Thủy
1945, 2005 Ất Dậu Tuyền Trung Thủy
1952, 2012 Nhâm Thìn Trường Lưu Thủy
1953, 2013 Quý Tỵ Trường Lưu Thủy
1966, 2026 Bính Ngọ Thiên Hà Thủy
1967, 2027 Đinh Mùi Thiên Hà Thủy
1974, 2034 Giáp Dần Đại Khê Thủy
1975, 2035 Ất Mão Đại Khê Thủy
1982, 2042 Nhâm Tuất Đại Hải Thủy
1983, 2043 Quý Hợi Đại Hải Thủy

3. Người mệnh Thổ sinh năm nào?

Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Thổ bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinh Tuổi Ngũ hành nạp âm
1938, 1998 Mậu Dần Thành Đầu Thổ / Đất trên thành
1961, 2021 Tân Sửu Bích Thượng Thổ / Đất tò vò
1930, 1990 Canh Ngọ Lộ Bàng Thổ / Đất đường đi
1939, 1999 Kỷ Mão Thành Đầu Thổ / Đất trên thành
1968, 2028 Mậu Thân Đại Trạch Thổ / Đất nền nhà
1931, 1991 Tân Mùi Lộ Bàng Thổ / Đất đường đi
1946, 2006 Bính Tuất Ốc Thượng Thổ / Đất nóc nhà
1969, 2029 Kỷ Dậu Đại Trạch Thổ / Đất nền nhà
1947, 2007 Đinh Hợi Ốc Thượng Thổ / Đất nóc nhà
1976, 2036 Bính Thìn Sa Trung Thổ / Đất pha cát
1960, 2020 Canh Tý Bích Thượng Thổ / Đất tò vò
1977, 2037 Đinh Tỵ Sa Trung Thổ / Đất pha cát

4. Ngũ hành tương sinh tương khắc

a. Theo ngũ hành tương sinh, chúng ta có:

– Thổ sinh Kim: Đất đá là nơi bao bọc, bảo vệ cho Kim.

– Kim sinh Thủy: Kim ở đây khi gặp nhiệt độ cao, hơi nóng sẽ nóng chảy thành kim loại lỏng, chính là Thủy.

– Thủy sinh Mộc: Mộc nhờ nước của Thủy để sinh trưởng và phát triển.

– Mộc sinh Hỏa: Mộc lụi tàn sẽ hình thành Hỏa.

– Hỏa sinh Thổ: Hỏa lụi tàn sẽ hóa thành tàn tro, chính là Thổ.

b. Theo ngũ hành tương khắc, chúng ta có:

Hỏa khắc Kim: Hỏa làm Kim bị biến đổi và tan chảy.

Kim khắc Mộc: Kim loại làm tổn hại đến cây cối.

Mộc khắc Thổ: Cây cối phát triển lấy đi dinh dưỡng của đất.

Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước hoặc thấm hút hết nước thành chất dinh dưỡng của đất.

Thủy khắc Hỏa: Nước làm lụi tàn ngọn lửa của hỏa.

Như vậy theo quan hệ tương sinh tương khắc trên, bạn đã có câu trả lời mệnh Thủy và mệnh Thổ tương khắc nhau.

5. Vợ chồng mệnh Thủy và mệnh Thổ có hợp nhau trong hôn nhân không?

Mệnh Thủy gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Thiên Hà Thủy, Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Đại Hải Thủy, Trường Lưu Thủy, Đại Khê Thủy.

Mệnh Thổ gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Lộ Bàng Thổ, Thành Đầu Thổ, Ốc Thượng Thổ, Bích Thượng Thổ, Đại Trạch Thổ, Sa Trung Thổ.

Vậy hai vợ chồng mệnh Thủy và mệnh Thổ có hợp với nhau trong đời sống hôn nhân hay không theo từng ngũ hành nạp âm?

a. Mệnh Giản Hạ Thủy với mệnh Thổ:

Giản Hạ Thủy và Lộ Bàng Thổ: Đất ven đường và nước ngầm không có mối liên hệ. Nhưng vì nước ngầm là nước trong, nó kỵ Thổ vấy bẩn. Hai mệnh này gặp gỡ sẽ tạo nên thời kỳ đen tối, u buồn.

Giản Hạ Thủy và Thành Đầu Thổ: Thổ khắc Thủy rất mạnh, nước trong gặp nó tất suy kém. Sự kết hợp này không mang lại điều mong đợi.

Giản Hạ Thủy và Bích Thượng Thổ: Đất ở tường nhà và mạch nước nhầm không có sự liên quan, vì mạch nước ngầm thường ở sâu trong lòng đất. Hai mệnh này gặp nhau bất lợi vì Thủy – Thổ hỗn tạp, trong đục không cùng khí chất.

Giản Hạ Thủy và Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm không có sự tương tác, nếu kết hợp chỉ hình khắc nhẹ do thuộc tính ngũ hành.

Giản Hạ Thủy và Đại Trạch Thổ: Thổ khắc Thủy. Nước ngầm lẫn đất cát tất bẩn thỉu, vẩn đục. Sự kết hợp này không được xem trọng và mong đợi.

Giản Hạ Thủy và Sa Trung Thổ: Thủy – Thổ tương khắc, đất pha khiến nước ngầm dơ trọc. Nước khiến loại đất pha này bị rửa trôi. Hai nện này gặp nhau u buồn, nước mắt.

b. Mệnh Thiên Hà Thủy với mệnh Thổ:

Thiên Hà Thủy và Lộ Bàng Thổ: Đất ven đường gặp mưa gió tất lầy lội, xói mòn, hư hại. Hai can Bính, Đinh của Thiên Hà Thủy khắc hai can Canh Tân của Lộ Bàng Thổ. Hai chi Ngọ Mùi lại tự hình nếu kết hợp đồng tuổi. Nên sự kết hợp này đưa lại kết quả không như mong đợi.

Thiên Hà Thủy và Thành Đầu Thổ: Hình khắc mạnh mẽ. Đất tường thành vững chắc, khô cứng, gặp nước mưa mỏng manh nên hút nhanh, khiến hạt mưa mỏng manh, tan biến. Trong thực tế, Thành Đầu Thổ nguyên tắc cố chấp, không hợp với sự tinh tế, mềm mỏng của Thiên Hà Thủy. Nên sự kết hợp này bất lợi vô cùng.

Thiên Hà Thủy và Bích Thượng Thổ: Nhà dột vách xiêu, mưa gió lung lay. Cảnh ngộ của một bậc hàn nho được nhà thơ Nguyễn Công Trứ miêu tả. Hai nạp âm này hình khắc, nên nếu kết hợp hung hại vô cùng.

Thiên Hà Thủy và Ốc Thượng Thổ: Không cát lợi, vì mái ngói dùng để che nắng, che mưa, bảo vệ con người, nếu mưa gió mạnh thì hại vô cùng.

Thiên Hà Thủy và Đại Trạch Thổ: Nước mưa khiến cây côi sinh trưởng tốt, cung cấp dưỡng chất cho đất, vì thế, xét về lý luận Thủy – Thổ tương khắc, nhưng xét về bản chất thì hai nạp âm này hòa hợp và may mắn cát lợi.

Thiên Hà Thủy và Sa Trung Thổ: Thủy mạnh Thổ trôi, đất đai bị xói mòn nghiêm trọng sau các trận mưa lớn, nên hai nạp âm này gặp nhau hung hại.

c. Mệnh Trường Lưu Thủy với mệnh Thổ:

Trường Lưu Thủy và Lộ Bàng Thổ: Thủy Thổ tương khắc, Dòng đại thủy làm hư hại đường sá, xói mòn, gây sạt lở. Bản thân Trường Lưu Thủy cũng có thể gặp trở ngại bế tắc tù đọng khi gặp dạng Thổ này.

Trường Lưu Thủy và Thành Đầu Thổ: Hình khắc mạnh mẽ, nước chảy thành vỡ, giống như Tào Tháo ngày xưa đắp sông khiến nước dâng ngập thành Hạ Bì hay khơi sông Chương khiến thành Ký Châu thành biển để bắt Lữ Bố và Thẩm Phối.

Trường Lưu Thủy và Bích Thượng Thổ: Thủy Thổ tương khắc, nước lớn tràn lên xóm làng nhà của khi lũ lụt, sức phá hoại của nó rất ghê gớm, khiến làng mạc trở nên tiêu điều. Mối quan hệ này hình khắc mạnh.

Trường Lưu Thủy và Ốc Thượng Thổ: Thủy – Thổ tương khắc, ngói lợp nhà không có quan hệ tương tác với Trường Lưu Thủy. Bản thân ngói lợp nhà không chặn nổi dòng đại thủy, tuy nhiên hai mệnh này gặp nhau sẽ không cát lợi vì cả hai đều không tương trợ cho nhau.

Trường Lưu Thủy và Đại Trạch Thổ(Đại Dịch Thổ): Dòng đại thủy mang phù sa, bồi đắp cho đồng bằng châu thổ thêm màu mỡ. Trong mối quan hệ này, tuy tương khắc về lý luận nhưng thực tế mang lại đại cát. Đất ở cồn lớn gặp đại thủy có nguồn nước ngầm, hơi ẩm và phù sa, để cây cối tươi tốt.

Trường Lưu Thủy và Sa Trung Thổ: Thủy Thổ tương khắc, nước lớn bào mòn, xói lở, tất cả, Sa Trung Thổ là dạng đất mềm, tới bở, tránh sao khỏi đại họa bị cuốn trôi. Cũng vì vậy điển tích “bãi bể, nương dâu” mà có.

d. Mệnh Tuyền Trung Thủy với mệnh Thổ:

Tuyền Trung Thủy và Lộ Bàng Thổ: Đường đi cần khô ráo vững chắc nếu có nước tất lầy lội, bùn đất trơn nhầy như mỡ, ổ gà , ổ voi gồ ghề. Bạn hãy theo dõi phóng sự về các trận lũ quét thì sẽ hình dung ra mối quan hệ giữa hai nạp âm này.

Tuyền Trung Thủy và Thành Đầu Thổ: Đất tường thành vững bền, kiên cố nếu phối hợp với nước suối thì bất lợi vô cùng, nhẹ thì nước suối vẩn đục, nặng thì tắt nghẽn, cạn khô, hoặc thành một vũng nước tù động. Bởi thế, nên hai nạp âm này kết hợp sẽ hình khắc rất mạnh.

Tuyền Trung Thủy và Bích Thượng Thổ: Đất tường nhà gặp nước suối thì mềm ỉu, bở mục, nước suối gặp đất vách nhà khô hạn đã lâu thì nước bị hút mạnh, rồi vẩn đục, bẩn thỉu.

Tuyền Trung Thủy và Ốc Thượng Thổ: Đất trên nóc nhà vốn là ngói lợp, hai nạp âm này không có sự tương tác, chỉ hình khắc nhau vì thuộc tính Thủy – Thổ. Bản thân nạp âm này cũng có nhiều tài liệu ghi chép không thống nhất.

Tuyền Trung Thủy và Đại Trạch Thổ: Đất đai ở cồn bão lớn, cần nguồn nước mới có cây cối tốt tươi, sơn thủy hữu tình, sinh lợi ích cho con người. Theo tuvingaynay.com trường hợp này khiến Đại Dịch Thổ cát lợi, con Truyền Trung Thủy thì không, thậm chí trong thực tế có nhiều bãi bồi lấp hẳn dòng chảy, khiến nước suối tắc nghẽn, tù đọng hoặc khô hạn.

Tuyền Trung Thủy và Sa Trung Thổ: Dòng nước cuốn trôi vật chất nhẹ, nên so với đất pha cát chắc chắn gây ra hậu quả cuốn trôi, sụp lở.

e. Mệnh Đại Khê Thủy với mệnh Thổ:

Đại Khê Thủy và Lộ Bàng Thổ: Đất ven đường cần sự ổn định bền vững, cuộc gặp gỡ giữa hai mệnh này không lấy gì làm bảo đảm.

Đại Khê Thủy và Thành Đầu Thổ: Đất thường thành cần vững, nước suối cần trong và chảy xuôi dòng. Sự kết hợp gặp gỡ của hai mệnh này tạo nên một bối cảnh tiêu điều, ảm đạm.

Đại Khê Thủy và Bích Thượng Thổ: Đất tường nhà và nước suối lớn rất kỵ nhau vì thuộc tính Thủy – Thổ, nước suối cần trong, tường nhà cần vững. Sự kết hợp này sẽ tạo nên cục diện mâu thuẫn, căng thăng không dứt.

Đại Khê Thủy và Ốc Thượng Thổ: Nước suối lớn có thể cuốn trôi, phá vỡ ngói lợp nhà, bản thân những viên ngói cũng không thể ngăn dòng nước lớn. Hai mệnh này gặp nhau tương lai sẽ là cơn bĩ cực triền miền.

Đại Khê Thủy và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Dòng nước mang theo phù sa, lại bào mòn núi đồi nơi thượng nguồn để bồi đắp thêm cho đất cồn bãi, hơn nữa, có nước mới có sự sống. Hai nạp âm này gặp nhau giống như cá chép hóa rồng, công danh đại phát.

Đại Khê Thủy và Sa Trung Thổ: Nước suối lớn tất khiến đất đai bị trôi nổi. Hai nạp âm này không gặp nhau sẽ tốt hơn.

g. Mệnh Đại Hải Thủy với mệnh Thổ:

Đại Hải Thủy và Lộ Bàng Thổ: Thủy Thổ tương khắc, Hai mệnh này không nên gặp gỡ.

Đại Hải Thủy và Thành Đầu Thổ: Thủy – Thổ hỗn chiến. Đất tường thành vốn và dạng vật chất cần bền bỉ, vững bền, gặp nước lớn tất tan hoang, đổ vỡ. Sự kết hợp này khiến sóng gió nổi lên, thị phi không ngớt, và kết cục thất bại, thảm thương.

Đại Hải Thủy và Bích Thượng Thổ: Thủy – Thổ hình khắc, nước biển đông mênh mông vô tận có thể nhấn chìm mọi thứ. Sự kết hợp này sẽ mang tới những đám mây đen u buồn tẻ nhạt.

Đại Hải Thủy và Ốc Thượng Thổ: Biển khơi nhấn chìm vạn vật, ngói chìm vào biển rơi vào cõi hư vô. Hai mệnh này gặp nhau không thể làm nên đại sự được.

Đại Hải Thủy và Đại Trạch Thổ: Thổ khắc Thủy, đất cồn bãi có thể lấn biển hoặc tan chìm trong biển do quá trình triều cường xâm hại. Sự kết hợp này như một cuộc đấu tranh mà không bao giờ có hồi kết.

Đại Hải Thủy và Sa Trung Thổ: Đất đai chìm lắng. Bởi vậy hai nạp âm này không nên hợp tác.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News